Chăm lo đời sống đồng bào vùng dân tộc thiểu số

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, huyện Mai Sơn đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống, từng bước xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Giọng nữ
Công trình nước sinh hoạt bản Mờn 2, xã Chiềng Lương, huyện Mai Sơn, đang được đầu tư xây dựng mới.

Năm 2024, huyện Mai Sơn, được giao tổng kế hoạch vốn trên 213 tỷ đồng để triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và giảm nghèo bền vững; trong đó, gần 76 tỷ đồng vốn đầu tư và hơn 137 tỷ đồng vốn sự nghiệp. Từ đầu năm, UBND huyện đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, chủ trì thực hiện các dự án thành phần của từng chương trình; đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, chính sách thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Đến nay, huyện đã triển khai xây dựng 40 công trình, dự án về giao thông nông thôn, nhà lớp học, nhà văn hóa, công trình thoát nước, kiên cố hóa kênh mương thủy lợi... Từ nguồn vốn sự nghiệp, đã phân bổ chi tiết cho 21 dự án, về hỗ trợ các chuỗi giá trị sản xuất hàng hóa; phát triển chăn nuôi ngựa và bò sinh sản theo cộng đồng tại 6 xã đặc biệt khó khăn; hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị cà phê tại các xã Chiềng Ban, Chiềng Chung; xây dựng 8 sản phẩm OCOP; tổ chức lớp xóa mù chữ cho 40 học viên tại bản Ta Lúc, xã Phiêng Pằn; hỗ trợ các câu lạc bộ văn hóa duy trình sinh hoạt thường xuyên, đầu tư cơ sở vật chất cho các nhà văn hóa. Triển khai 35 điểm tiêm chủng ngoài trạm y tế tại 10 xã vùng III; truyền thông về bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em...

Ông Nguyễn Thanh Hải, Trưởng phòng Dân tộc huyện Mai Sơn, cho biết: Đến nay, huyện đã giải ngân 46,9 tỷ đồng, đạt 61,9% kế hoạch vốn giao và 62,45% kế hoạch vốn phân bổ chi tiết. Các dự án đã giải quyết các vấn đề thiết yếu về thiếu đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt, phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện xuống còn 10,78%. Cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, 100% số xã của huyện có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; hơn 99% số hộ được dùng điện lưới quốc gia; 95% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% số xã được đầu tư xây dựng hệ thống trường học, trạm y tế kiên cố... Tình hình an ninh trật tự ổn định, bản sắc văn hóa truyền thống được giữ gìn, phát huy.

Tháng 2/2024, niềm vui đã đến với hơn 300 hộ dân bản Nà Mờn 1, xã Chiềng Lương, khi công trình nước sinh hoạt có tổng mức đầu tư 6 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã hoàn thành, đưa vào sử dụng, giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho hơn 1.500 người dân. Ông Quàng Văn Thanh, Bí thư chi bộ, Trưởng bản Nà Mờn 1, cho biết: Trước đây, cứ đến mùa khô là bản lại thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Bà con phải vất vả lấy nước xa hàng cây số, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và sản xuất. Giờ đây, nhờ có công trình, nước sinh hoạt về đến tận nhà, bà con ai nấy đều phấn khởi. Để công trình được sử dụng hiệu quả và lâu dài, bản đã thành lập tổ quản lý, vận hành; đưa việc bảo vệ rừng đầu nguồn vào quy ước, hương ước của bản.

Tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, huyện Mai Sơn chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chủ trì thực hiện các dự án đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát, đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ các công trình, phục vụ đời sống và sản xuất của đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

Phan Trang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng trong hệ thống ngân hàng

    Thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng trong hệ thống ngân hàng

    Kinh tế -
    Thực hiện mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 8% trở lên, hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Sơn La tập trung tăng trưởng tín dụng, thúc đẩy hoạt động đầu tư, mở rộng sản xuất, tiêu dùng, góp phần vào chỉ tiêu phấn đấu của tỉnh.
  • 'Sức sống mới bên dòng Đà Giang

    Sức sống mới bên dòng Đà Giang

    Xã hội -
    Nhường đất cho công trình thủy điện Sơn La, vùng quê tái định cư Chiềng Lao, huyện Mường La hôm nay đang chuyển mình, với cơ sở hạ tầng nông thôn khang trang, nông dân biết ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất gắn với thế mạnh địa phương, xây dựng thương hiệu và liên kết thành lập các HTX đa ngành nghề, đưa Chiềng Lao vươn lên.
  • 'Sông Mã chăm sóc xoài xuất khẩu

    Sông Mã chăm sóc xoài xuất khẩu

    Kinh tế -
    Cây xoài tượng da xanh đã bén rễ, gắn bó với người dân huyện Sông Mã từ nhiều năm nay. Sản phẩm được bán trên thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhân dân. Thời điểm này, các hộ đang tập trung chăm sóc để có mùa quả bội thu.
  • 'Vân Hồ phòng bệnh cho đàn gia súc

    Vân Hồ phòng bệnh cho đàn gia súc

    Kinh tế -
    Thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc ở Vân Hồ diễn biến phức tạp. Huyện đã chỉ đạo các phòng ban, đơn vị chuyên môn và các địa phương chủ động, làm tốt việc phòng, chống dịch bệnh, nhất là đẩy mạnh tiêm vắc xin cho đàn gia súc.
  • 'Nâng cao năng lực dự báo trong phòng, chống thiên tai

    Nâng cao năng lực dự báo trong phòng, chống thiên tai

    Xã hội -
    Công tác dự báo, cảnh báo thiên tai là cơ sở quan trọng, giúp chủ động các biện pháp ứng phó, giảm thiệt hại về tài sản, bảo đảm an toàn nhân dân. Những năm gần đây, dự báo thời tiết, cảnh báo thiên tai trên địa bàn tỉnh thực hiện hiệu quả, góp phần giảm thiểu hậu quả do thiên tai gây ra.
  • 'Giữ rừng dựa vào cộng đồng

    Giữ rừng dựa vào cộng đồng

    Xã hội -
    Bảo vệ “lá phổi xanh”, thị xã Mộc Châu đã thành lập 144 tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng ở các tổ, bản với 2.880 người tham gia. Phát huy sức mạnh của tập thể, cộng đồng, bảo vệ, phát triển rừng và tạo sinh kế, tăng thu nhập từ rừng.