Chủ động bảo vệ cây trồng

Vụ xuân năm nay, toàn tỉnh gieo cấy trên 12.000 ha lúa, trên 1.200 ha ngô và trên 12.600 ha rau các loại; chăm sóc trên 19.500 ha xoài, gần 13.500 ha mận, trên 23.300 ha cà phê, gần 19.800 ha nhãn, gần 5.700 ha chè...

Giọng nữ
Nhân dân xã Hát Lót, huyện Mai Sơn kiểm tra sâu bệnh trên cây trồng.

Thời tiết diễn biến phức tạp là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh gây hại trên nhiều loại cây trồng. Các cơ quan chuyên môn đang tăng cường điều tra, dự báo tình hình, tuyên truyền, hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng trừ bảo vệ cây trồng.

Theo kết quả điều tra, khảo sát của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, khoảng 80 ha lúa xuân tại một số địa phương đã xuất hiện bệnh rầy lưng trắng, rầy nâu, mật độ gây hại phổ biến 200 con/m² và một số sâu bệnh gây hại khác, như: Ốc bươu vàng, ruồi đục nõn, nghẹt rễ...

Bên cạnh đó, trên 70 ha cà phê tại các huyện Thuận Châu, Mai Sơn, Sốp Cộp và Thành phố đã xuất hiện rệp vẩy nâu, vẩy xanh, thán thư, sâu đục thân... mật độ phổ biến 0,5 con/m²; gần 10 ha chè tại Thuận Châu, Mộc Châu, Vân Hồ đang bước vào giai đoạn thu hái bị nhiễm nhẹ bệnh dán cao chè, rầy xanh, nhện đỏ, bọ trĩ; trên 80 ha cây ăn quả bị rệp, thán thư, bọ trĩ, sâu đục thân, phấn trắng, rệp vẩy, rệp sáp, chùn ngọn, bệnh thán thư...

Ông Hồ Trung Kiên, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, cho biết: Chi cục đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn nông dân cách phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng. Đơn vị xây dựng các mô hình canh tác và phổ biến kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp, hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng” (đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng, đúng cách); kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trồng, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất. Khi sâu bệnh đạt ngưỡng cần phòng trừ, nông dân được khuyến khích ưu tiên sử dụng thuốc sinh học, vi sinh và tuân thủ thời gian cách ly để đảm bảo an toàn.

Cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh hướng dẫn nông dân nhận biết sâu bệnh trên cây lúa.

Tại huyện Mai Sơn, qua điều tra, đã phát hiện gần 50 ha cây ăn quả, như xoài, nhãn, bưởi đã xuất hiện một số sâu bệnh thán thư, bọ xít nâu, phấn trắng, sâu đục thân, với mật độ trung bình 0,2-0,5%. Bà Lê Thị Thùy Linh, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Mai Sơn, cho biết: Trung tâm đã cử kỹ thuật viên thường xuyên kiểm tra, theo dõi và dự báo chính xác về thời gian phát sinh, quy mô, mức độ của từng đối tượng sinh vật gây hại. Khuyến cáo nông dân nên thu gom và tiêu hủy những bộ phận bị bệnh để tránh lây lan. Tỉa cành, tạo tán để tạo thông thoáng vườn cây, giảm độ ẩm trong vườn. Đồng thời, sử dụng các loại thuốc phòng trừ sâu, bệnh nằm trong danh mục cho phép để không làm ảnh hưởng đến chất lượng quả.

Cùng với giám sát phòng, trừ sâu bệnh, ngành Nông nghiệp đã phối hợp xây dựng các mô hình quản lý dịch hại (IPM) trên đồng ruộng. Từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh triển khai 11 mô hình ứng dụng IPM trên cây ăn quả, cây có múi và rau bắp cải tại tất cả các huyện, thành phố. Đồng thời, tổ chức các lớp tập huấn cho gần 400 lượt người nông dân.

Nông dân xã Chiềng Xôm, Thành phố, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh trên lúa xuân.

Chị Nguyễn Thị Tú, xã Bon Phặng, huyện Thuận Châu, một trong những hộ dân được hỗ trợ xây dựng mô hình IPM canh tác trên 2.000 m² cây nhãn, cho biết: Sau 3 năm tham gia mô hình IPM, được hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và được tập huấn kỹ thuật vệ sinh vườn, xử lý ra hoa sớm, muộn, chăm bón, tỉa cành, tạo tán... tôi thấy sâu, bệnh xuất hiện ít hơn nhiều, giảm chi phí thuốc và công chăm sóc; quả nhãn to đều, màu tươi sáng; năng suất quả tăng từ 20-30% so với canh tác theo pháp truyền thống. Năm nay, tôi đã nhân rộng mô hình IPM lên hơn 1 ha.

Dự báo thời tiết sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, nắng nóng xen kẽ với những đợt mưa rào, độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển trên cây ăn quả. Ngành Nông nghiệp khuyến cáo nông dân chú trọng bổ sung dinh dưỡng để cây nuôi quả tốt hơn. Các địa phương cần tăng cường kiểm tra, theo dõi chặt chẽ tình hình sâu bệnh và diễn biến thời tiết, kịp thời hướng dẫn cho bà con chủ động phòng trừ hiệu quả.

Nguyễn Yến
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Nông nghiệp -
    Toàn tỉnh đang có hơn 138.800 con chó, mèo cần được tiêm vắc xin phòng bệnh dại. Để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh dại bùng phát trong mùa nắng nóng, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh đã phối hợp với các địa phương triển khai tiêm vắc xin dại cho đàn chó, mèo.
  • 'Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Hằng năm, huấn luyện dân quân tự vệ ở huyện Thuận Châu luôn có sự đổi mới theo hướng thiết thực, chất lượng, bám sát chức năng, nhiệm vụ trên từng địa bàn; nội dung, hình thức phong phú. Qua đó, chất lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dân quân tự vệ được nâng lên, góp phần đảm bảo công tác quốc phòng - an ninh tại địa phương.
  • 'Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Kinh tế -
    Với lợi thế là trung tâm kinh tế - chính trị của huyện, xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp luôn tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư mở rộng dịch vụ, thương mại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
  • 'Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Kinh tế -
    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm 2025 luôn hối hả, với 3 dự án xây dựng nhà máy đang triển khai. Cùng với thu hút đầu tư, các cấp, ngành của tỉnh đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho các dự án đang triển khai tại Khu công nghiệp Mai Sơn nhằm sớm đưa các nhà máy vào hoạt động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Nông thôn mới -
    Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo và quyết tâm vươn lên thoát nghèo của nhân dân, diện mạo 10 bản biên giới của thị xã Mộc Châu có nhiều khởi sắc; cuộc sống của nhân dân ngày một ấm no.
  • 'Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Xây dựng Đảng -
    Kịp thời nắm bắt tư tưởng, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và đề xuất các giải pháp tuyên truyền phù hợp, tạo sự đồng thuận, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy đã tổ chức điều tra dư luận xã hội liên quan đến việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW.
  • 'Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Gương sáng bản làng -
    Những ngày cuối tháng 3, chúng tôi có dịp đến bản Pặt, xã Mường Chùm, huyện Mường La. Đây là bản nông thôn mới kiểu mẫu của xã, nơi có nhiều gương nông dân làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo. Tiêu biểu là chị Lò Thị Thưa với mô hình trồng dâu tây và cà chua, vừa đem lại thu nhập cao, vừa tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.