“5 tự, 5 cùng” phát triển kinh tế

“Tự giác, tự nguyện, tự chủ, tự quản, tự chịu trách nhiệm” và “Cùng lĩnh vực lao động, ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cùng mối quan tâm; cùng có sự chia sẻ; cùng chịu trách nhiệm; cùng hưởng lợi” là nguyên tắc hoạt động của mô hình nuôi lợn nái sinh sản, hoạt động theo nguyên tắc “5 tự, 5 cùng” của Chi hội nghề nghiệp, Hội Nông dân xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La, nhằm nâng cao thu nhập cho hội viên.

Giọng nữ
Các hội viên trao đổi kinh nghiệm mô hình nuôi lợn sinh sản.

Thành lập từ tháng 12/2022, mô hình đã giúp hội viên nông dân chuyển đổi phương thức sản xuất, từ chăn nuôi lợn truyền thống sang nuôi lợn nái sinh sản; giúp thành viên có sự liên kết, hợp tác, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật để chăn nuôi hiệu quả. Chị Tòng Thị Xiên, Chi hội trưởng Chi hội nghề nghiệp xã Chiềng Đen, thông tin: Khi mới thành lập chi hội có 25 hội viên, thực hiện mô hình nuôi lợn nái sinh sản. Bắt tay vào thực hiện mô hình, được Hội Nông dân tỉnh, Thành phố và xã hỗ trợ 134 con lợn nái sinh sản, bàn giao cho 25 hội viên nuôi, mỗi hộ từ 5 - 6 con. Đảm bảo đàn lợn sinh trưởng phát triển tốt, quá trình chăn nuôi, các cấp Hội Nông dân thường xuyên tập huấn cho hội viên về kỹ thuật chăm sóc lợn nái, đàn lợn con, lợn thịt, khâu phòng bệnh...

Là hội viên tham gia mô hình “5 tự, 5 cùng”, hội viên Quàng Văn Lâm, bản Tam Quỳnh, xã Chiềng Đen, đã xây dựng chuồng trại nuôi lợn kiên cố, sạch sẽ, có hầm biogas xử lý chất thải chăn nuôi. Vừa tham quan mô hình, ông Lâm nói: Gia đình tôi được hỗ trợ 5 con lợn nái, ban đầu gặp nhiều khó khăn, vì chưa có kinh nghiệm và kiến thức về chăn nuôi lợn nái. Nhưng được tham gia tập huấn, trao đổi kinh nghiệm nuôi lợn nái với các thành viên trong mô hình, đến giờ, đàn lợn của gia đình tôi phát triển khỏe mạnh, sinh sản tốt, mang lại nguồn thu nhập ổn định. Trung bình mỗi con lợn nái sinh sản được 3 - 5 đàn/năm, mỗi đàn từ 9 đến 12 con, sau khi xuất bán trừ chi phí gia đình thu trên 100 triệu đồng/năm.

Còn mô hình nuôi lợn của hội viên Lèo Văn Thành, bản Trung tâm, xã Chiềng Đen. Trước đây, gia đình ông Thành thường nuôi lợn thịt để bán, nhưng hiệu quả không cao, thu nhập bấp bênh vì lợn hơi có năm giảm giá. Từ khi tham gia mô hình nuôi lợn nái sinh sản, gia đình đã có thu nhập ổn định. Ông Thành phấn khởi: So với nuôi lợn thịt trước đây, thì nuôi lợn sinh sản hiệu quả kinh tế cao hơn. Trung bình một năm gia đình tôi xuất bán 20 đàn lợn, mỗi đàn từ 10 - 15 con, trừ chi phí thu nhập trung bình 120 triệu đồng/năm. Ngoài duy trì đàn lợn của gia đình, tôi còn hỗ trợ lợn nái cho các hộ hội viên mới kết nạp để nhân rộng mô hình.

Sau hơn 2 năm triển khai mô hình, chi hội đã kết nạp thêm 25 hội viên mới, trong đó, có các hội viên là hộ nghèo, cận nghèo, người tái hòa nhập cộng đồng, nâng tổng số hội viên lên 50 người. Hiện nay, các hội viên tiếp tục ủng hộ, nhân rộng mô hình lợn giống sinh sản, mỗi hội viên mới kết nạp sẽ được hỗ trợ 2-3 con lợn giống sinh sản, số lượng lợn nái sinh sản tăng đều hàng năm lên 285 con, đã xuất bán ra thị trường trên 3.000 con lợn giống.

Mô hình nuôi lợn sinh sản của Chi hội nghề nghiệp xã Chiềng Đen là hướng đi mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống cho hội viên, ngày càng có nhiều hội viên nông dân đăng ký tham gia, tạo sự gắn kết nông dân trên địa bàn. Thời gian tới, chi hội tiếp tục đẩy mạnh phát triển mô hình nuôi lợn nái sinh sản, trở thành mô hình điểm về phát triển kinh tế tập thể, thu hút đông đảo nông dân cùng phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng.

Bài, ảnh: Lam Giang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Ra mắt Trung tâm Dữ liệu quốc gia

    Ra mắt Trung tâm Dữ liệu quốc gia

    Chuyển đổi số -
    Trung tâm Dữ liệu quốc gia được Chính phủ giao Bộ Công an xây dựng, quản lý, khai thác và vận hành nhằm thực hiện việc tích hợp, đồng bộ, lưu trữ, chia sẻ, phân tích, khai thác, điều phối dữ liệu của các cơ quan Nhà nước theo quy định của pháp luật, nhằm hình thành kho dữ liệu về con người và kho dữ liệu tổng hợp từ các cơ sở dữ liệu quốc gia.
  • 'Hội nghị quán triệt, triển khai một số văn bản mới của Trung ương, của tỉnh

    Hội nghị quán triệt, triển khai một số văn bản mới của Trung ương, của tỉnh

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 25/2, Tỉnh ủy Sơn La đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai một số văn bản mới của Trung ương, của tỉnh. Hội nghị được tổ chức trực tuyến đến điểm cầu các huyện ủy, thị ủy, thành ủy, Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh, các xã, phường, thị trấn trong tỉnh.
  • 'Phát động ủng hộ "Quỹ học bổng Tô Hiệu" tỉnh Sơn La năm 2025

    Phát động ủng hộ "Quỹ học bổng Tô Hiệu" tỉnh Sơn La năm 2025

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 25/2, UBND tỉnh Sơn La phát động ủng hộ “Quỹ học bổng Tô Hiệu” tỉnh Sơn La năm 2025. Dự lễ phát động có các đồng chí: Hoàng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy; Lò Minh Hùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh.
  • 'Mùa đơm hoa, đậu quả

    Mùa đơm hoa, đậu quả

    Kinh tế -
    Mai Sơn vùng trọng điểm cây ăn quả lớn nhất tỉnh, thời điểm này, những vườn xoài, bưởi đang đồng loạt bung hoa nở rộ. Đồng hành với nông dân, đội ngũ kỹ thuật của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Mai Sơn thường xuyên bám cơ sở, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây thời kỳ ra hoa, đậu quả.
  • 'Hiệu quả tổ bảo vệ an ninh trật tự

    Hiệu quả tổ bảo vệ an ninh trật tự

    An ninh trật tự -
    Với nhiệm vụ hỗ trợ nắm tình hình về an ninh, trật tự, xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, vận động, giáo dục người vi phạm pháp luật đang cư trú tại địa phương, các tổ bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở ở xã Pi Toong, huyện Mường La đã giúp Công an xã giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn.
  • 'Gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

    Gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

    Văn hóa - Xã hội -
    Trên địa bàn huyện Bắc Yên có 7 dân tộc anh em sinh sống, gồm các dân tộc Mông, Thái, Mường, Dao, Kinh, Tày, Khơ Mú. Mỗi dân tộc có những nét văn hóa đặc sắc riêng, như điệu xòe Thái; khèn Mông; múa chuông dân tộc Dao; hát ví, đang của dân tộc Mường... Giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, tuổi trẻ Bắc Yên đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc trong đoàn viên, thanh niên.
  • 'Xây dựng gia đình văn hóa ở Sốp Cộp

    Xây dựng gia đình văn hóa ở Sốp Cộp

    Nông thôn mới -
    Với những giải pháp tích cực, phù hợp, phong trào xây dựng gia đình văn hóa ở huyện Sốp Cộp đã tạo động lực thi đua hướng đến mục tiêu xây dựng gia đình, cộng đồng xã hội bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, góp phần nâng cao hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
  • 'Mường Giàng xây dựng đô thị văn minh

    Mường Giàng xây dựng đô thị văn minh

    Xã hội -
    Sau 16 năm di dời trung tâm huyện lỵ Quỳnh Nhai từ xã Mường Chiên về Mường Giàng, nhường đất cho lòng hồ thủy điện Sơn La. Ngày 14/11/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1280/NQ-UBTVQH15 về thành lập thị trấn Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai. Đây là động lực để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân nơi đây phát huy tinh thần đoàn kết, nỗ lực nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí đô thị văn minh.
  • 'Thanh niên làm kinh tế giỏi

    Thanh niên làm kinh tế giỏi

    Gương sáng bản làng -
    Tốt nghiệp THPT năm 2013, đoàn viên Lò Văn Minh, bản Phiêng Bủng, xã Mường Bú, huyện Mường La thi đỗ đại học chuyên ngành nông lâm ở Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp, anh quyết định trở về quê hương, dùng kiến thức đã tiếp thu được trên giảng đường để khởi nghiệp với mô hình kinh tế tổng hợp.