Vân Hồ phòng bệnh cho đàn gia súc

Thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc ở Vân Hồ diễn biến phức tạp. Huyện đã chỉ đạo các phòng ban, đơn vị chuyên môn và các địa phương chủ động, làm tốt việc phòng, chống dịch bệnh, nhất là đẩy mạnh tiêm vắc xin cho đàn gia súc.

Giọng nữ
Cán bộ Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Vân Hồ hướng dẫn hộ chăn nuôi các biện pháp phòng dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Ảnh: PV

Huyện Vân Hồ có đàn gia súc lớn, với gần 41.000 con, trong đó có trên 33.000 con trâu, bò. Từ đầu năm đến nay, có 114 con trâu, bò nhiễm bệnh lở mồm long móng tại 3 xã: Xuân Nha, Lóng Luông, Chiềng Xuân; bệnh viêm da nổi cục xảy ra tại các xã Xuân Nha và Tân Xuân, với 6 con bò bị mắc bệnh, trong đó, có 3 con chết.

Ngay sau khi phát hiện, huyện Vân Hồ đã công bố dịch và chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thành lập các đoàn công tác, phối hợp với UBND các xã tổ chức khoanh vùng dịch, xử lý ổ dịch; điều tra, lấy mẫu bệnh phẩm, hướng dẫn phun thuốc tiêu độc khử trùng, tiêu hủy động vật mắc bệnh. Tổ chức kiểm tra, ngăn chặn việc vận chuyển gia súc, sản phẩm gia súc không rõ nguồn gốc ra, vào địa bàn. Rà soát số đàn mới phát sinh, hướng dẫn nhân dân vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng vắc xin đầy đủ liều theo quy định.

Bà Mùi Thị Liên, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Vân Hồ, cho biết: Đơn vị đã phối hợp với UBND các xã quản lý, cách ly gia súc mắc bệnh, chăm sóc, chữa trị những con gia súc bị ốm. Đồng thời, thống kê số gia súc mắc bệnh và tiêu hủy theo đúng quy định. Trong tháng 4, Trung tâm đã tiếp nhận 420 lít hóa chất và 8.000 liều vắc xin lở mồm long móng, phân bổ cho các xã có dịch phun khử trùng tiêu độc; tổ chức tiêm phòng bệnh cho đàn gia súc.

Nhân dân xã Song Khủa vệ sinh chuồng trại nuôi gia súc.

Tại xã Xuân Nha có hơn 3.300 con trâu, bò. Trong quý I, có 18 con bò tại bản Nà An và bản Thín mắc bệnh lở mồm long móng. Ngay sau khi phát hiện, xã đã tổ chức kiểm tra xác minh và báo cáo UBND huyện, lấy mẫu bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm. Chỉ đạo cán bộ thú y hướng dẫn nhân dân theo dõi, cách ly gia súc bị bệnh; tiến hành phun 150 lít hóa chất khử trùng tại các khu vực xuất hiện dịch.

Ông Vì Văn Giới, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Nha, thông tin: Xã đã được phân bổ 3.150 liều vắc xin lở mồm long móng, đã tổ chức tiêm 95% số vắc xin được cấp cho đàn trâu, bò. Đến nay, những con gia súc bị bệnh đều đã khỏi, xã được công bố hết dịch. Không chủ quan, xã tiếp tục tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi biện pháp phòng, chống dịch bệnh; chú trọng vệ sinh, rắc vôi bột, phun thuốc khử trùng chuồng trại; thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý cho đàn gia súc, để nâng cao sức đề kháng.

Mô hình nuôi lợn thương phẩm của hộ ông Quàng Văn Hiến, bản Nà Noong cho thu nhập hàng tỷ đồng.

 

Ông Đinh Công Thoàn, bản Nà Hiềng, xã Xuân Nha, chia sẻ: Gia đình nuôi 6 con bò. Được huyện, xã tuyên truyền, tôi đã chủ động làm chuồng nuôi nhốt gia súc và tiêm phòng đầy đủ, chú trọng giữ gìn vệ sinh môi trường, nhờ đó đàn bò phát triển khỏe mạnh.

Các cơ quan chuyên môn của huyện Vân Hồ còn phối hợp với các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân về kỹ thuật tái đàn vật nuôi; tổ chức 2 lớp tập huấn về phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm cho gần 200 người của xã Lóng Luông và Chiềng Xuân. Hướng dẫn  nhân dân giữ gìn vệ sinh môi trường, xử lý tốt chất thải vật nuôi; không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Đến thời điểm này, 100% các xã phát hiện dịch đã được công bố hết dịch.

Phát triển chăn nuôi bền vững, huyện Vân Hồ tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh, giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi; chú trọng tiêm vắc xin phòng bệnh và vệ sinh môi trường chăn nuôi, đảm bảo đàn gia súc phát triển ổn định, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân.

Bài, ảnh: Hoàng Giang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng trong hệ thống ngân hàng

    Thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng trong hệ thống ngân hàng

    Kinh tế -
    Thực hiện mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 8% trở lên, hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Sơn La tập trung tăng trưởng tín dụng, thúc đẩy hoạt động đầu tư, mở rộng sản xuất, tiêu dùng, góp phần vào chỉ tiêu phấn đấu của tỉnh.
  • 'Sức sống mới bên dòng Đà Giang

    Sức sống mới bên dòng Đà Giang

    Xã hội -
    Nhường đất cho công trình thủy điện Sơn La, vùng quê tái định cư Chiềng Lao, huyện Mường La hôm nay đang chuyển mình, với cơ sở hạ tầng nông thôn khang trang, nông dân biết ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất gắn với thế mạnh địa phương, xây dựng thương hiệu và liên kết thành lập các HTX đa ngành nghề, đưa Chiềng Lao vươn lên.
  • 'Sông Mã chăm sóc xoài xuất khẩu

    Sông Mã chăm sóc xoài xuất khẩu

    Kinh tế -
    Cây xoài tượng da xanh đã bén rễ, gắn bó với người dân huyện Sông Mã từ nhiều năm nay. Sản phẩm được bán trên thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhân dân. Thời điểm này, các hộ đang tập trung chăm sóc để có mùa quả bội thu.
  • 'Vân Hồ phòng bệnh cho đàn gia súc

    Vân Hồ phòng bệnh cho đàn gia súc

    Kinh tế -
    Thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc ở Vân Hồ diễn biến phức tạp. Huyện đã chỉ đạo các phòng ban, đơn vị chuyên môn và các địa phương chủ động, làm tốt việc phòng, chống dịch bệnh, nhất là đẩy mạnh tiêm vắc xin cho đàn gia súc.
  • 'Nâng cao năng lực dự báo trong phòng, chống thiên tai

    Nâng cao năng lực dự báo trong phòng, chống thiên tai

    Xã hội -
    Công tác dự báo, cảnh báo thiên tai là cơ sở quan trọng, giúp chủ động các biện pháp ứng phó, giảm thiệt hại về tài sản, bảo đảm an toàn nhân dân. Những năm gần đây, dự báo thời tiết, cảnh báo thiên tai trên địa bàn tỉnh thực hiện hiệu quả, góp phần giảm thiểu hậu quả do thiên tai gây ra.
  • 'Giữ rừng dựa vào cộng đồng

    Giữ rừng dựa vào cộng đồng

    Xã hội -
    Bảo vệ “lá phổi xanh”, thị xã Mộc Châu đã thành lập 144 tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng ở các tổ, bản với 2.880 người tham gia. Phát huy sức mạnh của tập thể, cộng đồng, bảo vệ, phát triển rừng và tạo sinh kế, tăng thu nhập từ rừng.