Nghề trồng hoa, cây cảnh

Những năm qua, các địa phương trong tỉnh đã khuyến khích nông dân liên kết, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, xây dựng các vùng trồng hoa, cây cảnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập và nâng cao đời sống.

Giọng nữ
Nhà vườn cây cảnh bonsai tại phường Chiềng An, thành phố Sơn La.

Ông Nguyễn Thế Luận, Phó Chủ tịch Hội Ngành nghề Nông nghiệp nông thôn tỉnh, thông tin: Tuy không phải là cây trồng chủ lực, song tiềm năng phát triển hoa và cây cảnh tại tỉnh ta rất lớn, cho hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, toàn tỉnh có gần 270 ha hoa, 319 ha cây cảnh; trong đó, trên 30 ha ứng dụng công nghệ cao, 3,85 ha trồng trong nhà lưới, nhà màng có hệ thống tưới nước tự động, quạt điều hòa, châm phân tự động.

Hiện nay, toàn tỉnh có 2 HTX, 196 hộ chuyên trồng hoa; 1 HTX, 133 hộ chuyên sản xuất cây cảnh. Sản phẩm hoa, cây cảnh chủ yếu phục vụ nhu cầu người tiêu dùng trong tỉnh. Một số sản phẩm, như hoa lan, hoa ly được tiêu thụ ở thị trường Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Một phần diện tích được các tổ chức, cá nhân trồng để thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm, tạo thành sản phẩm du lịch.

Là doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Mộc Châu, Công ty cổ phần Hoa nhiệt đới có 23 ha đất sản xuất. Trong đó, 2 ha nhà kính trồng hoa lan có hệ thống tưới tự động và điều hòa nhiệt độ ổn định; 8 ha nhà lưới trồng hoa ly, hoa tuy líp và rau, củ trái vụ tại bản Búa, bản Áng, xã Ðông Sang và tiểu khu Bó Bun, thị trấn Nông trường Mộc Châu.

Bà Nguyễn Thúy Hà, Phó Giám đốc Công ty cổ phần Hoa nhiệt đới, cho biết: Năm 2023, Công ty cung cấp ra thị trường trên 30.000 cành hoa các loại, doanh thu đạt hơn 200 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho trên 120 lao động địa phương.

Tiên phong trồng và kinh doanh hoa mang lại hiệu quả kinh tế trên địa bàn huyện Mường La, HTX Thành Công, bản Mường Chiến, xã Ngọc Chiến, có trên 13 ha hoa hồng. Anh Lò Văn Xiên, Giám đốc HTX, chia sẻ: Nếu thời tiết thuận lợi và được chăm bón tốt, khoảng 55 ngày, hoa hồng sẽ thu hoạch được 20.000 bông/ha. Hoa hồng của HTX có chất lượng tốt, bông to, cành mập, tươi lâu, hầu hết được xuất bán cho chợ hoa đầu mối ở Vĩnh Phúc, với giá 1.200 đồng/bông. Ngoài ra, HTX còn trồng trên 16 ha rau, củ, tổng doanh thu mỗi năm đạt trên 7 tỷ đồng.

Tuy nhiên, hiện nay, quy mô sản xuất hoa và cây cảnh của tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh, vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, diện tích ứng dụng khoa học công nghệ chưa nhiều. Hoạt động liên kết sản xuất, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm giữa các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp còn hạn chế, chưa xây dựng được các làng nghề, gắn với phát triển du lịch sinh thái. Không có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực trồng và kinh doanh hoa, cây cảnh quy mô lớn.

Nhân dân bản Mường Chiến, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, trồng hoa hồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trước thực tế trên, tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 37/KH-UBND ngày 6/2/2023 về triển khai thực hiện đề án phát triển ngành hoa, cây cảnh định hướng đến năm 2030. Trong đó, ưu tiên mở rộng quy mô diện tích trồng hoa gắn với nâng cao chất lượng, bảo quản sau thu hoạch và đầu ra cho sản phẩm. Phấn đấu đến năm 2025, diện tích trồng hoa trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 600 ha, trong đó, từ 15-20% diện tích ứng dụng công nghệ cao, sản lượng khoảng 210 triệu bông/năm; diện tích trồng cây cảnh khoảng 450 ha, sản lượng khoảng 675 nghìn chậu, tập trung chủ yếu tại Mộc Châu, Vân Hồ, Mai Sơn, Mường La, Sông Mã, Bắc Yên và thành phố Sơn La.

Theo đó, các sở, ngành, các địa phương tiếp tục nghiên cứu, chọn tạo các giống hoa, cây cảnh mới chất lượng tốt, đặc trưng và phù hợp với điều kiện của tỉnh, thị hiếu người tiêu dùng để định hướng phát triển, tập trung vào các nhóm hoa cắt cành, hoa trồng chậu, nhóm hoa lan, các loại cắm kèm; nhóm cây cảnh truyền thống, nhóm cây làm cảnh có hoa, có quả, nhóm bon sai, cây thế... Đồng thời, đẩy mạnh nghiên cứu, hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất hoa, cây cảnh từ khâu nhân giống, trồng, chăm sóc, tạo tán, bảo quản sản phẩm. Khuyến khích ứng dụng quy trình canh tác bền vững, tăng cường sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ, vi sinh; xây dựng và nhân rộng các mô hình nhà màng, nhà lưới phù hợp với điều kiện đầu tư của nhà vườn.

Ông Hà Trung Thắng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Châu, thông tin: Trên địa bàn có điểm du lịch sinh thái Pha Đin Top của HTX Du lịch Pha Đin, huyện khuyến khích đơn vị lựa chọn giống hoa, cây cảnh phù hợp với cảnh quan sinh thái, mang đặc trưng vùng miền. Đồng thời, tổ chức hoạt động trải nghiệm trồng, chăm sóc, thu hoạch, hoạt động vẽ tranh, triển lãm, thưởng trà ngắm hoa để thu hút du khách.

Việc hình thành các vùng trồng hoa, cây cảnh góp phần phát triển ngành hàng hoa, cây cảnh, cải tạo môi trường, tạo việc làm cho lao động, góp phần thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới và phát triển đô thị tại địa phương.

Lò Thái
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thuận Châu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

    Thuận Châu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

    Xây dựng Đảng -
    Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, Đảng bộ huyện Thuận Châu đã chỉ đạo cụ thể hóa, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các cấp, lực lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập.
  • 'Các dân tộc đoàn kết, chung sức xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Các dân tộc đoàn kết, chung sức xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Xã hội -
    Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, những năm qua, đời sống, kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày một phát triển; cơ sở hạ tầng nông thôn miền núi đầu tư xây dựng cơ bản đồng bộ, hiệu quả; công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ cán bộ cơ sở được chú trọng; việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số được quan tâm... Niềm tin của đồng bào đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước không ngừng được củng cố, tăng cường; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được xây dựng ngày càng vững chắc.
  • 'Điểm tựa nơi bản mường

    Điểm tựa nơi bản mường

    Xã hội -
    Gương mẫu trong cộng đồng dân cư, giúp đỡ bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, đảm bảo an ninh trật tự... là những việc làm của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La. Là “điểm tựa” giữa nhân dân với Đảng, chính quyền và mặt trận tổ quốc các cấp.
  • 'Triển khai hiệu quả chính sách dân tộc ở huyện biên giới

    Triển khai hiệu quả chính sách dân tộc ở huyện biên giới

    Xã hội -
    Là huyện biên giới của tỉnh, huyện Sốp Cộp có 8 xã, 101 bản và 2 điểm dân cư, dân số gần 55.500 người, có 6 dân tộc sinh sống, trong đó, dân tộc thiểu số chiếm 96,8%. Những năm qua, huyện đã triển khai đồng bộ, hiệu quả chính sách dân tộc, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con.
  • 'Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh

    Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh

    An ninh trật tự -
    Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học được ngành Giáo dục và Đào tạo chú trọng. Nội dung, hình thức tuyên truyền được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.
  • 'Nhận diện thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc để kích động "ly khai", "tự trị"

    Nhận diện thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc để kích động "ly khai", "tự trị"

    Nhằm thực hiện mưu đồ chống phá Nhà nước Việt Nam, thời gian qua, các thế lực thù địch, tổ chức phản động tăng cường các hoạt động tuyên truyền, kích động, vu cáo Ðảng, Nhà nước trên không gian mạng, với rất nhiều chiêu trò, thủ đoạn tinh vi.