Sừng tê giác không phải là thuốc chữa bách bệnh

Tê giác là loài động vật quý hiếm thuộc lớp thú, phân bố ở châu Phi và châu Á. Trong những năm gần đây, tình trạng săn bắt để lấy sừng đang xảy ra ngày càng rộng và phức tạp, khiến số lượng cá thể các loài tê giác trên thế giới bị suy giảm hết sức nghiêm trọng.

Tình trạng săn bắt để lấy sừng khiến số lượng tê giác suy giảm nghiêm trọng.

Nhu cầu về sừng tê giác, đặc biệt ở nhiều quốc gia châu Á, đã và đang là chủ đề nóng được các tổ chức bảo vệ động vật hoang dã (ĐVHD) trên thế giới quan tâm. Điều đáng buồn Việt Nam là cái tên được nhắc đến khá nhiều trong chủ đề này. Tệ nạn này xuất hiện có thể nói do quan điểm sai lệch về công dụng từ sừng của loài tê giác của con người, đặc biệt là các quan niệm thiếu khoa học của người châu Á. Rất nhiều người tin rằng sừng tê giác có thể chữa bách bệnh, đặc biệt là bệnh nan y như ung thư, hay được dùng để tăng cường “sức mạnh” nam giới. Nhưng trên thực tế, chưa có tài liệu khoa học nào chứng minh được các công dụng của sừng tê giác như vậy.

Sở dĩ sừng tê giác được săn lùng tại châu Á, cụ thể hơn nữa là Việt Nam và Trung Quốc là bởi ảnh hưởng từ y học cổ truyền xuất phát từ hàng trăm năm trước với quan niệm sừng tê giác có tính hàn có thể hạ sốt, chữa chảy máu cam, thanh nhiệt.

Năm 2016, cuộc “giải phẫu” theo phương thức của y học hiện đại đã được thực hiện bởi các chuyên gia trường đại học Ohio, Mỹ cùng những ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất như chụp cắt lớp, X-quang, phân tích các hợp chất cầu thành sừng tê giác....Kết quả nghiên cứu với việc phân tích từng thành phần có trong sừng tê giác cho thấy sừng tê giác không phải là thuốc và hoàn toàn không có chứa chất nào có khả năng chữa bệnh.

Qua việc “giải phẫu” bằng cả phương thức cổ truyền và hiện đại, rõ ràng là sừng tê giác không có tác dụng chữa bệnh. Chưa kể đến bởi giá thành đắt hơn cả vàng, nên 80% sừng tê giác được bán trên thị trường là hàng giả làm từ sừng trâu, sừng bò với thủ đoạn và công nghệ làm giả ngày càng tinh vi hơn.

Mặc dù công trình nghiên cứu của đại học Ohio, Mỹ đã được công bố rộng rãi, tuy nhiên bất chấp thực tế và số liệu phân tích chi tiết từ việc ứng dụng công nghệ hiện đại, sừng tê giác vẫn được săn lùng và có một bộ phận không nhỏ sẵn sàng trả giá cao để sở hữu chúng.

Khảo sát do Tổ chức Mạng lưới giám sát thương mại động vật hoang dã (TRAFFIC) thực hiện còn cho biết số lượng người mua sừng tê giác tại Việt Nam không ngừng tăng qua các năm. Trong đó, đối tượng sử dụng nhiều nhất là các doanh nhân. Đặc biệt, khảo sát còn cho biết có chưa đến 10% số doanh nhân này tin vào tác dụng của sừng tê giác, hầu hết họ mua để làm quà biếu và sở hữu để thể hiện sự giàu có, địa vị.

Nhu cầu này là nguyên nhân dẫn đến cái chết của hàng trăm con tê giác mỗi năm, đẩy loài vật này đến bờ vực những loài động vật nguy cấp cần bảo vệ. Một điều đáng tiếc rằng, công dụng chữa bệnh của sừng tê giác không chỉ đến từ những hợp chất cấu thành của sừng mà còn đền từ “niềm tin” tinh thần, đến từ suy nghĩ đã ăn sâu vào nhận thức “thứ hiếm là thứ quý”. Đặc biệt với những trường hợp có điều kiện kinh tế tốt, không may có bệnh thì tâm lý có bệnh vái tứ phương, bồi bổ triệt để càng được phát huy mạnh hơn.

Qua đây có thể thấy, để ngăn chặn nạn việc giết hại, tàn sát tê giác lấy sừng buộc phải giảm được nhu cầu sử dụng sừng tê giác. Các tổ chức quốc tế, các quỹ bảo vệ ĐVHD đã triển khai nhiều chiến dịch tuyên truyền và vận động tích cực. Chính phủ Việt Nam cũng đã thể hiện sự quyết tâm với ban hành quy định với các khung hình phạt mới cho tội phạm buôn bán ĐVHD trong những năm trở lại đây.

Tuy nhiên, các chiến dịch và những biện pháp kể trên chưa cho thấy hiệu quả rõ rệt khi mà số lượng tê giác bị giết hại vẫn ở mức báo động. Trong thời gian tới đây, để giải quyết triệt để vấn nạn này, chính phủ cần nâng cao khung hình phạt đối với tội phạm buôn bán trái phép các sản phẩm từ ĐVHD trong đó có sừng tê giác, bên cạnh đó cần xử phát nặng đối với cả những người mua/sử dụng sừng tê giác. Bởi chỉ khi nguồn cầu không còn thì nguồn cung mới bị triệt tiêu. Ngoài ra, những chiến dịch truyền thông về công dụng không có thật của sừng tê giác và nâng cao nhận thức về bảo vệ ĐVHD nói chung và tê giác nói riêng cũng cần được thực hiện rộng rãi hơn, đủ sức lan tỏa trong cộng đồng, không chỉ để thay đổi hành vi người sử dụng mà còn góp phần lan tỏa thông điệp không sử dụng sừng tê giác đến toàn xã hội, tạo áp lực ngược lại đối với những người sử dụng.

Theo Báo Nhân Dân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Giữ vững an ninh, trật tự trong lĩnh vực xuất nhập cảnh

    Giữ vững an ninh, trật tự trong lĩnh vực xuất nhập cảnh

    An ninh trật tự -
    Với tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh, Công an tỉnh phát huy vai trò đơn vị nòng cốt tham mưu Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh thực hiện hiệu quả việc quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự trong lĩnh vực xuất nhập cảnh; tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về xuất nhập cảnh.
  • 'Nâng cao kiến thức pháp luật cho đoàn viên, thanh niên

    Nâng cao kiến thức pháp luật cho đoàn viên, thanh niên

    An ninh trật tự -
    Những phiên tòa giả định, với tính trực quan sinh động, phản ánh các hành vi phạm tội cụ thể, đã giúp đoàn viên, thanh niên nhận diện rõ ranh giới giữa đúng và sai và cảm nhận được tính nghiêm minh của pháp luật. Đây là một trong những hình thức tuyên truyền pháp luật sáng tạo, hiệu quả, đang được các cơ sở Đoàn trong tỉnh phối hợp triển khai, nâng cao kiến thức pháp luật cho đoàn viên, thanh niên.
  • 'Thực hiện tốt công tác hậu cần, kỹ thuật cho nhiệm vụ quân sự

    Thực hiện tốt công tác hậu cần, kỹ thuật cho nhiệm vụ quân sự

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Xác định công tác hậu cần, kỹ thuật, giữ vai trò then chốt trong xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, Bộ CHQS tỉnh triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, kịp thời phục vụ các nhiệm vụ thường xuyên, huấn luyện, diễn tập và các nhiệm vụ đột xuất, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương.
  • 'Nghiên cứu, ứng dụng KHKT trong khám chữa bệnh

    Nghiên cứu, ứng dụng KHKT trong khám chữa bệnh

    Sức khỏe -
    Nghiên cứu khoa học là một trong những động lực quan trọng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, Bệnh viện Đa khoa Mộc Châu đã xây dựng chiến lược phát triển khoa học công nghệ phù hợp với điều kiện thực tế, đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh chất lượng cao, giúp bệnh nhân được hưởng thành tựu y học tiên tiến, giảm chi phí điều trị.
  • 'Điều chỉnh mức sinh nâng cao chất lượng dân số

    Điều chỉnh mức sinh nâng cao chất lượng dân số

    Xã hội -
    Theo công bố của Bộ Y tế về danh sách tỉnh, thành phố thuộc các vùng mức sinh áp dụng cho giai đoạn 2020-2025, Sơn La là một trong 33 tỉnh, thành phố nằm trong vùng mức sinh cao. Các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp điều chỉnh mức sinh thay thế phù hợp, nâng cao chất lượng dân số.
  • 'Thầy thuốc ưu tú hết lòng vì người bệnh

    Thầy thuốc ưu tú hết lòng vì người bệnh

    Gương sáng bản làng -
    Hơn 30 năm gắn bó với nghề y, thầy thuốc ưu tú, tiến sĩ, bác sĩ Trần Hồng Vinh, Giám đốc Trung tâm chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La luôn tận tâm với người bệnh và là người tích cực nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng điều trị, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
  • 'Thắp sáng vùng biên

    Thắp sáng vùng biên

    Nông thôn mới -
    Những ngày này, nhân dân các bản dọc quốc lộ 4G của 2 xã biên giới Chiềng Khương, Mường Sai, huyện Sông Mã vui mừng khi hệ thống chiếu sáng năng lượng mặt trời vừa khánh thành, đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu đi lại thuận tiện, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới.
  • 'Mường La đưa cây ăn quả lên vùng đất dốc

    Mường La đưa cây ăn quả lên vùng đất dốc

    Kinh tế -
    Trong 10 năm qua, chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc đã tạo nên cuộc “cách mạng xanh” ở Mường La, người nông dân đã chuyển đổi từ canh tác truyền thống sang ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.