Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Lớp học xóa mù chữ ở Sam Quảng

Ngày nào cũng vậy, khi mặt trời khuất sau những ngọn núi, bóng tối dần bao trùm, ánh đèn pin của những học viên của lớp học đặc biệt lại lấp loáng trên con đường đến nhà văn hóa bản Sam Quảng, xã Mường Lèo, huyện Sốp Cộp. Họ đến đây với mong muốn biết đọc chữ, có kiến thức để phát triển kinh tế, sớm thoát nghèo.

Thầy giáo Hờ A Thành đón học viên vào lớp.

Cùng Thượng tá Hoàng Văn Giáp, Chính trị viên Đồn Biên phòng Mường Lèo, đến thăm lớp học xóa mù chữ ở Sam Quảng từ cuối giờ chiều. Tuyến đường đất đá gồ ghề 13 km từ trung tâm xã lên bản trước đây đã được thay thế bằng con đường nhựa kiên cố, cũng nhờ đó mà việc mở các lớp xóa mù chữ của đơn vị cũng thuận lợi hơn rất nhiều. Chỉ khoảng 20 phút di chuyển, chúng tôi đã đến được lớp học.

Lớp học của những học viên đặc biệt ở Sam Quảng.

Đón chúng tôi là Thiếu tá Hờ A Thành, gắn bó với công việc này đã nhiều năm nay. Lớp học rộng chỉ rộng khoảng 40m2, với chiếc bảng mới dựng và vài bộ bàn ghế cũ. Hôm nay, trên bàn của giảng viên còn có một chiếc cân đồng hồ loại nhỏ và vài chiếc lọ nhỏ để làm dụng cụ minh họa.

Thiếu tá Thành chia sẻ: Lớp học có 28 học viên tuổi từ 16-51; học từ  lúc 19 giờ các tối thứ 2 đến tối thứ 6. Chúng tôi không thể mở lớp học vào ban ngày, bởi thời gian đó bà con đi làm nương và những công việc khác của gia đình. Ngoài dạy chữ trong những cuốn sách theo quy định, chúng tôi mang thêm những “đồ dùng học tập”, như: Cân, chai lọ, bắp ngô, quả bí và một số vật dụng gần gũi nhất với bà con để hướng dẫn cho bà con dễ hiểu.

Lớp học với các lứa tuổi từ 16 đến 51 tuổi.

19 giờ, học viên đến khá đông đủ; một số học viên nữ đưa cả con nhỏ đi theo. Chị Lý Thị Ly, 50 tuổi, lớn tuổi nhất lớp, chia sẻ: Không biết chữ khổ lắm, chẳng thể làm nhiều việc được. Nhờ thầy giáo Thành tận tình hướng dẫn nên chỉ sau 2 tháng, tôi và các học viên đã nhận biết được mặt chữ và cũng đã biết tính toán khi đi chợ ở dưới xã. Biết chữ, mọi công việc sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

Có cả học viên nhí theo mẹ đến lớp.

Thượng tá Hoàng Văn Giáp bảo: Khó nhất là việc vận động động bà con đến lớp. Do kinh tế chủ yếu dựa vào nương rẫy; hơn nữa, vẫn còn hủ tục lạc hậu trong nhân dân nên rất khó khăn trong công tác tuyên truyền, vận động bà con ra lớp. Việc duy trì sĩ số cũng không hề đơn giản. Bởi vậy, chúng tôi phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, một số trường học trên địa bàn và phát huy vai trò của người có uy tín trong bản để vận động bà con đi học. Đồng thời, chọn những đồng chí của đơn vị có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, có uy tín trong đồng bào dân tộc, gắn bó mật thiết với nhân dân để tham gia quá trình vận động và giảng dạy.

Chiếc cân cũng là đồ dùng học tập.

Từ năm 2018 đến nay, Đồn Biên phòng Mường Lèo đã mở 6 lớp tại 6 bản trên địa bàn, với 163 học viên. Đồng thời, cử 4 cán bộ tham gia dạy xóa mù chữ, trong đó Thiếu tá Hờ A Thành đã tham gia dạy 3 lớp. Thiếu tá Thành cho biết: Gần như tuần nào cán bộ xã, chỉ huy đơn vị cũng lên kiểm tra lớp học và cùng Ban Quản lý bản vận động bà con không bỏ học. Cũng nhờ sự kiên trì của các cấp, nên sĩ số lớp luôn đảm bảo. Học viên đi học còn được hỗ trợ 10 nghìn đồng/buổi học và sách vở, bút. Qua các lớp học xóa mù chữ của đơn vị đã mở, 100% học viên đều đọc thông viết thạo đã biết tính những phép tính cơ bản.

Thầy giáo Hờ A Thành hướng dẫn học viên viết chữ.

Rời Sam Quảng khi lớp học vừa tan, sương mù giăng kín khắp lối đi, cái lạnh bủa vây chúng tôi. Thầy giáo Thành nhắc nhở: Bà con về nhà nhớ làm bài tập và chịu khó nói tiếng Việt với nhau nhé. Vậy là cả lớp học nghe theo răm rắp, cùng nhau nói tiếng Việt trên suốt chặng đường về nhà. Họ tuy là các thế hệ khác nhau, nhưng ai cũng đều mong muốn được biết chữ, có được những kiến thức mới để cùng nhau xây dựng bản làng khá giả hơn.

Huyền Trang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hòa chung nhịp đập về khát vọng thịnh vượng

    Hòa chung nhịp đập về khát vọng thịnh vượng

    Thời sự - Chính trị -
    Brazil cách Việt Nam nửa vòng Trái đất. Bay thẳng từ Hà Nội tới thành phố Rio de Janeiro mất 25 tiếng kể cả dừng kỹ thuật giữa chặng, nhưng sự mệt mỏi dường như tan biến khi những người bạn Brazil đã dành cho Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sự đón tiếp trọng thị, nồng ấm, thân tình.
  • 'Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

    Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

    Du lịch -
    Phát huy tiềm năng, thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên và những giá trị di tích lịch sử, bản sắc văn hóa các dân tộc, tỉnh Sơn La đã tập trung đầu tư và ban hành các chính sách ưu tiên thúc đẩy phát triển du lịch để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Du lịch trải nghiệm hồ Suối Chiếu

    Du lịch trải nghiệm hồ Suối Chiếu

    Du lịch -
    Cách trung tâm xã Mường Cơi hơn 15 km, hồ Suối Chiếu, mùa này nước xanh ngắt giữa những dãy núi bao quanh, vẻ đẹp hoang sơ, tĩnh lặng, đầy cuốn hút, ngày càng nhiều du khách tìm đến trải nghiệm, khám phá.
  • 'Nặm Dên đoàn kết xây dựng nông thôn mới

    Nặm Dên đoàn kết xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Về bản Nặm Dên, xã biên giới Chiềng Sơn, cảm nhận rõ sự đổi thay của vùng đất này, tuyến đường nội bản được đổ bê tông sạch đẹp, có hệ thống đèn chiếu sáng; hai bên là những ngôi nhà xây kiên cố khang trang và đồi chè, vườn cây ăn quả xanh mướt, minh chứng cho cuộc sống no ấm của nhân dân.
  • 'Nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

    Nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

    Cải cách hành chính -
    Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp. Năm 2024, chỉ số PAPI tỉnh Sơn La được 43,8876 điểm, tăng 1,4291 điểm so với năm 2023; đứng thứ 25/63 tỉnh, thành phố, tăng 5 bậc so với năm 2023.
  • 'Tiện ích ứng dụng tra cứu địa chí Sơn La

    Tiện ích ứng dụng tra cứu địa chí Sơn La

    Khoa Giáo -
    Ứng dụng “Tra cứu địa chí Sơn La - Sonla.wiki” do các em học sinh Trường THCS Nguyễn Cảnh Toàn và Trường Tiểu học - THCS Chiềng Pằn, xã Yên Châu triển khai thực hiện, giúp người dùng tra cứu thông tin về Sơn La qua website và điện thoại thông tin nhanh chóng, hiệu quả. Sáng kiến đã đoạt giải nhì Cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật dành cho học sinh THCS tỉnh Sơn La năm 2024.
  • 'Mai Tiên không ma túy

    Mai Tiên không ma túy

    An ninh trật tự -
    Thực hiện phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, nhất là trong đấu tranh với tệ nạn ma túy, Ban quản lý bản Mai Tiên, xã Chiềng Mung đã có nhiều giải pháp tích cực trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong phát giác, tố giác tội phạm, ngăn chặn ma túy xâm nhập vào địa bàn. Nhờ đó, Bản Mai Tiên có 15 năm liên tục giữ vững danh hiệu “Bản không ma túy”.
  • 'Hoạt động của hệ thống chính trị ở Sông Mã thông suốt

    Hoạt động của hệ thống chính trị ở Sông Mã thông suốt

    Xã hội -
    Xã Sông Mã được thành lập trên cơ sở sáp nhập thị trấn Sông Mã và xã Nà Nghịu cũ, với tổng diện tích 105,99 km², dân số hơn 26.000 người. Sau hơn một tuần vận hành theo mô hình mới, xã đã chủ động tổ chức bộ máy, vận hành đồng bộ, đảm bảo hoạt động hành chính công diễn ra thông suốt, tạo thuận lợi cho nhân dân, doanh nghiệp.