Khẳng định vai trò trung tâm nghiên cứu khoa học của vùng Tây Bắc

Cùng với đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, Trường Đại học Tây Bắc luôn chú trọng nghiên cứu khoa học. Nhiều đề tài, công trình khoa học được áp dụng vào thực tiễn, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo, tăng cường các hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng.

Giọng nữ
Tiến sĩ Vũ Quang Giảng, Trường Đại học Tây Bắc (người bên phải) tham gia đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và phát triển giống lúa địa phương” tại huyện Sông Mã.

Trường Đại học Tây Bắc có 406 cán bộ, giảng viên; trong đó, có 7 phó giáo sư, 87 tiến sĩ, 176 thạc sĩ; với 7 khoa thực hiện nhiệm vụ đào tạo 2 ngành trình độ thạc sĩ; 25 ngành trình độ đại học và 1 ngành trình độ cao đẳng. Giảng viên ngoài giảng dạy còn thực hiện 30% số giờ về nghiên cứu khoa học. Nhà trường có 9 trung tâm thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học được Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu cấp giấy chứng nhận đơn vị hoạt động khoa học công nghệ.

Phục vụ nghiên cứu khoa học, nhà trường chú trọng đầu tư cơ sở vật chất đồng bộ, với 30 phòng thực hành phục vụ các ngành đào tạo; hệ thống nhà lưới, nhà kính, diện tích trên 10.000 m2 đáp ứng nhu cầu thực hành của các ngành thuộc khối kỹ thuật - công nghệ.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Anh, quyền Bí thư Đảng ủy Trường Đại học Tây Bắc, cho biết: Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ là nhiệm vụ quan trọng, nhà trường đã tập trung nghiên cứu thực hành, thực nghiệm song hành cùng nghiên cứu khoa học công nghệ; liên kết với các bộ, ngành trung ương, các trường đại học, các viện nghiên cứu, các địa phương tổ chức nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Hiện nay, đã hình thành một số nhóm nghiên cứu chuyên sâu thuộc các chuyên ngành sinh học, nông lâm, khoa học xã hội... góp phần giải quyết các vấn đề thực tiễn ở khu vực Tây Bắc.

Trong năm 2024, nhà trường thực hiện 3 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, 14 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, 58 nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp cơ sở của cán bộ giảng viên; 42 đề tài cấp trường của sinh viên. Bên cạnh đó, giảng viên nhà trường có nhiều công trình công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế và trong nước có uy tín.

Trong 5 năm qua, đội ngũ nghiên cứu khoa học của trường đã công bố 220 bài báo quốc tế, hơn 2.000 bài báo đăng các tạp chí chuyên ngành trong nước. Nổi bật tại Giải thưởng Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn La lần thứ nhất, năm 2024 đã trao giải cho 12 công trình nghiên cứu khoa học công nghệ tiêu biểu, trong đó, Trường Đại học Tây Bắc có 9 công trình đạt giải.

Sản phẩm nghiên cứu khoa học của nhà trường được ứng dụng nhiều vào thực tiễn, phục vụ đời sống, như: Đông trùng hạ thảo, nấm linh chi, trà sấy lạnh, trà lên men, xoài sấy, mít sấy, giải pháp lựa chọn giống cây trồng phù hợp, phòng, chống sâu bệnh hại cây trồng...

Tiến sĩ Vũ Quang Giảng, Trưởng Khoa Nông - Lâm, Trường Đại học Tây Bắc người được ví là “nhà khoa học của nông dân” với nhiều sáng kiến, giải pháp, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cho nông dân. Nổi bật, Đề tài “Trồng thử nghiệm và chọn giống thanh long phù hợp với điều kiện tự nhiên, canh tác tại tỉnh Sơn La”, đã tuyển chọn được giống thanh long ruột đỏ phù hợp với điều kiện tự nhiên và khí hậu của Sơn La, làm tiền đề phát triển giống thanh long ruột đỏ có giá trị xuất khẩu cho tỉnh, mang lại nguồn thu nhập cao cho nông dân. Đề tài “Nghiên cứu biện pháp phòng trừ sâu đục quả xoài tỉnh Sơn La”, xác định 24 loài sâu, bệnh gây hại trên cây xoài, từ đó giúp nông dân phòng trừ sâu, bệnh hại xoài, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế của quả xoài. Hay đề tài “Một số đặc điểm sinh học của mọt đục quả cà phê Stephanoderes ham-pei Ferrari hại cà phê tại Sơn La” giúp người nông dân hiểu biết và phòng trừ hiệu quả đối tượng sâu hại nguy hiểm trong trồng và chăm sóc cây cà phê...

Tiến sĩ Vũ Quang Giảng chia sẻ: Việc thực hiện sáng kiến, giải pháp khoa học công nghệ phải xuất phát từ thực tiễn, cần tính kiên trì, đam mê nghề nghiệp, có trách nhiệm, ý thức trau dồi, có nền tảng kiến thức và bản lĩnh thực tiễn để những giải pháp, mô hình ứng dụng khoa học công nghệ thành công và được nhân rộng, giúp người nông dân nâng cao thu nhập, góp phần phát triển nông nghiệp địa phương.

Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Tây Bắc tiếp tục hỗ trợ các giảng viên nâng cao trình độ chuyên môn; tạo điều kiện để các Trung tâm nghiên cứu khoa học của nhà trường thực hiện các nghiên cứu khoa học ở các địa phương. Hỗ trợ phát triển các nhóm nghiên cứu chuyên sâu, liên ngành để hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh. Đầu tư, nâng cấp, sửa chữa trang thiết bị để đáp ứng nhu cầu giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Xây dựng nguồn cơ sở dữ liệu trang thiết bị cũng như cơ chế, quy định chia sẻ và sử dụng các trang thiết bị được thuận lợi và hiệu quả trong toàn trường... Xứng đáng là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ cho khu vực Tây Bắc.

Bài, ảnh: Việt Anh
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Vững vàng nơi biên cương

    Vững vàng nơi biên cương

    Quốc phòng -
    “Khi núi rừng dải biên cương khoác lên mình màu xanh mới, cùng sắc hoa rực rỡ, báo hiệu mùa xuân về, mọi người, mọi nhà náo nức chuẩn bị đón tết, cũng là lúc các chiến sĩ biên phòng ở huyện Sốp Cộp gác hạnh phúc riêng, chắc tay súng lên đường tuần tra, bảo vệ biên giới thiêng liêng của Tổ quốc”.
  • 'Diễn đàn cử tri

    Diễn đàn cử tri

    Diễn đàn cử tri -
    Xây dựng trụ sở mới Đảng ủy, HĐND, UBND thị trấn Thuận Châu; Hỗ trợ sản xuất cho nhân dân thuộc vùng di dân tái định cư thủy điện Sơn La; Xây dựng công trình nước sinh hoạt và tưới tiêu cho nhân dân bản Hôm, Hùn, xã Chiềng Cọ; Hỗ trợ mua BHYT cho các hộ dân trong phạm vi ảnh hưởng phát thải mùi rác thải
  • 'Khẳng định vai trò trung tâm nghiên cứu khoa học của vùng Tây Bắc

    Khẳng định vai trò trung tâm nghiên cứu khoa học của vùng Tây Bắc

    Khoa Giáo -
    Cùng với đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, Trường Đại học Tây Bắc luôn chú trọng nghiên cứu khoa học. Nhiều đề tài, công trình khoa học được áp dụng vào thực tiễn, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo, tăng cường các hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng.
  • 'Nhân rộng các điển hình tiên tiến

    Nhân rộng các điển hình tiên tiến

    Xã hội -
    Trong 5 năm qua (2019-2024), phong trào thi đua yêu nước “Cựu chiến binh gương mẫu” được các cấp hội cựu chiến binh trong toàn tỉnh tích cực hưởng ứng, phát triển rộng khắp, thu hút sự tham gia của toàn thể cán bộ, hội viên.
  • 'Nâng tầm sản phẩm OCOP

    Nâng tầm sản phẩm OCOP

    Nông nghiệp -
    Triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, huyện Mường La tập trung phát triển các sản phẩm đặc sản, chủ lực có giá trị kinh tế cao. Đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.