Hỗ trợ công nghệ, nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP trên thị trường, các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh đã chú trọng đầu tư ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, chế biến, kinh doanh, mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng tốt nhất.

Giọng nữ
Sản xuất mận hậu sấy dẻo tại HTX Tây Bắc, huyện Yên Châu.

Tại huyện Mộc Châu, nhiều HTX đã mạnh dạn đầu tư công nghệ, phát triển sản phẩm OCOP. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 35 sản phẩm OCOP; trong đó, 13 sản phẩm đạt 4 sao, 22 sản phẩm 3 sao. Nhiều sản phẩm đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường, như: Mận sấy mật ong, rượu mận, xoài sấy dẻo, hồng giòn sấy dẻo…

Được công nhận là 1 trong 12 doanh nghiệp khoa học công nghệ của tỉnh Sơn La, HTX Dịch vụ phát triển nông nghiệp 19/5 có 55 thành viên và liên kết với khoảng 200 nông hộ, sản xuất 110 ha cây trồng các loại. Từ vùng nguyên liệu mận hậu địa phương, HTX đã đầu tư thiết bị, công nghệ chế biến ra các sản phẩm rượu mận, mứt mận, mận sấy dẻo... Hằng năm, HTX thu mua khoảng 400 tấn mận hậu cho nông dân để chế biến. Đến nay, HTX sở hữu 6 sản phẩm OCOP cấp tỉnh; trong đó có 3 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao, gồm mận sấy mật ong, mận sấy gừng, mận sấy thảo dược và 3 sản phẩm đạt 3 sao; gồm rượu mận, rượu mơ, rượu trưởng bản.

Anh Mai Đức Thịnh, Giám đốc HTX Dịch vụ phát triển nông nghiệp 19/5, chia sẻ: Từ năm 2003, HTX quyết định thử nghiệm chế biến quả mận thành sản phẩm rượu. Được tư vấn, giúp đỡ của Sở Khoa học và Công nghệ, Tổ chức Asodia của Pháp hỗ trợ trong việc mua thiết bị chuyên trưng cất rượu hoa quả và đưa chuyên gia sang giúp về kỹ thuật chế biến, HTX đã sản xuất thành công sản phẩm rượu mận, chất lượng, giữ được hương vị đặc trưng.

Còn tại huyện Yên Châu, nhận thấy tiềm năng và giá trị kinh tế của cây tỏi một nhánh địa phương, HTX Tây Bắc đã nghiên cứu, chế tạo thành công máy ủ, sấy tỏi đen. Năm 2018, tỏi đen của HTX đã đến tay người tiêu dùng, với sản lượng ban đầu khoảng 1 tấn/năm. Đến nay, HTX đã mở rộng quy mô sản xuất, với 15 lò ủ và sấy, công suất 1,5 tấn/lần, trung bình sản xuất 45 tấn/năm sản phẩm tỏi đen, doanh trên 10 tỷ đồng.

Chị Nguyễn Thị Yến Linh, Giám đốc HTX, cho biết: Tỏi tươi sau khi thu hoạch, được phân loại, rửa sạch, cắt bỏ rễ, phần đầu cuống, sau đó, xếp khay đưa vào lò ủ liên tục trong 30 ngày đến khi vỏ củ tỏi khô lại, tép tỏi bên trong chuyển màu đen, dẻo, mềm, ngọt. Năm 2020, HTX đã đăng ký với UBND huyện hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ tham gia Chương trình OCOP. Đến nay, sản phẩm tỏi đen của HTX đã được công nhận OCOP 3 sao. Ngoài ra, HTX còn phát triển thêm các sản phẩm tỏi đen ngâm mật ong, rượu tỏi đen, chè san tuyết cổ thụ Ôn Ốc, hoa đu đủ đực sấy, chuối sấy khô, mận sấy dẻo có nhãn hiệu “Diệp Bách” được người tiêu dùng ưa chuộng.

Nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm OCOP trên thị trường, các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh đã chủ động thực hiện các giải pháp về khoa học công nghệ. Hằng năm, Sở Khoa học và Công nghệ tiến hành khảo sát, đánh giá nhu cầu của các HTX, doanh nghiệp để hỗ trợ ứng dụng chuyển giao công nghệ, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và chế biến; hướng dẫn doanh nghiệp, đơn vị sản xuất ghi nhãn hàng hóa, mẫu mã bao bì sản phẩm, đăng ký mã số, mã vạch, truy xuất nguồn gốc; xây dựng bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP... Thông qua các hoạt động này, đã thúc đẩy các HTX, cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP; đến nay, toàn tỉnh đã có 151 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 sản phẩm 5 sao, 57 sản phẩm 4 sao và 93 sản phẩm 3 sao.

Phấn đấu đến năm 2030, toàn tỉnh có ít nhất 50% sản phẩm OCOP 3 sao giai đoạn 2021-2025, được nâng hạng lên 4 sao; có ít nhất 10 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 5 sao cấp quốc gia và có từ 40-50 sản phẩm OCOP của tỉnh xuất khẩu ra nước ngoài. Việc ứng dụng khoa học công nghệ là một trong những yếu tố then chốt giúp các sản phẩm nâng cao về chất lượng và sức cạnh tranh trên thị trường.

Ông Lưu Bình Khiêm, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, cho biết: Sở tiếp tục xây dựng, triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, hoàn thiện công nghệ và ứng dụng công nghệ vào sản xuất, chế biến cho các sản phẩm OCOP dựa trên nhu cầu cụ thể của các tổ chức kinh tế. Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, HTX và các cơ sở sản xuất trong việc tạo lập, quản lý và phát triển quyền sở hữu trí tuệ, truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị liên quan đến các sản phẩm OCOP, giúp các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất hoàn thiện, nâng tầm chất lượng sản phẩm, tạo tiền đề thúc đẩy Chương trình OCOP của tỉnh tiếp tục phát triển.

Sản xuất các sản phẩm OCOP theo hướng đầu tư công nghệ, liên kết sản xuất không chỉ đem lại giá trị, hiệu quả kinh tế cao, giúp sản phẩm OCOP của Sơn La định vị được uy tín, đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Bài, ảnh: Thanh Huyền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Nông nghiệp -
    Toàn tỉnh đang có hơn 138.800 con chó, mèo cần được tiêm vắc xin phòng bệnh dại. Để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh dại bùng phát trong mùa nắng nóng, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh đã phối hợp với các địa phương triển khai tiêm vắc xin dại cho đàn chó, mèo.
  • 'Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Hằng năm, huấn luyện dân quân tự vệ ở huyện Thuận Châu luôn có sự đổi mới theo hướng thiết thực, chất lượng, bám sát chức năng, nhiệm vụ trên từng địa bàn; nội dung, hình thức phong phú. Qua đó, chất lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dân quân tự vệ được nâng lên, góp phần đảm bảo công tác quốc phòng - an ninh tại địa phương.
  • 'Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Kinh tế -
    Với lợi thế là trung tâm kinh tế - chính trị của huyện, xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp luôn tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư mở rộng dịch vụ, thương mại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
  • 'Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Kinh tế -
    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm 2025 luôn hối hả, với 3 dự án xây dựng nhà máy đang triển khai. Cùng với thu hút đầu tư, các cấp, ngành của tỉnh đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho các dự án đang triển khai tại Khu công nghiệp Mai Sơn nhằm sớm đưa các nhà máy vào hoạt động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Nông thôn mới -
    Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo và quyết tâm vươn lên thoát nghèo của nhân dân, diện mạo 10 bản biên giới của thị xã Mộc Châu có nhiều khởi sắc; cuộc sống của nhân dân ngày một ấm no.
  • 'Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Xây dựng Đảng -
    Kịp thời nắm bắt tư tưởng, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và đề xuất các giải pháp tuyên truyền phù hợp, tạo sự đồng thuận, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy đã tổ chức điều tra dư luận xã hội liên quan đến việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW.
  • 'Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Gương sáng bản làng -
    Những ngày cuối tháng 3, chúng tôi có dịp đến bản Pặt, xã Mường Chùm, huyện Mường La. Đây là bản nông thôn mới kiểu mẫu của xã, nơi có nhiều gương nông dân làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo. Tiêu biểu là chị Lò Thị Thưa với mô hình trồng dâu tây và cà chua, vừa đem lại thu nhập cao, vừa tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.