Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Giáo dục truyền thống lịch sử cho thế hệ trẻ

Khơi dậy lòng tự hào dân tộc, bồi đắp lý tưởng, tình yêu quê hương, nhiều trường học trong tỉnh đã quan tâm tổ chức các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm, giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh tại các khu di tích lịch sử cách mạng.

Học sinh Trường tiểu học Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu hoạt động ngoại khóa.

Những ngày đầu năm, Trường THCS Phiêng Khoài, huyện Yên Châu tổ chức hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm tại Khu di tích lịch sử cách mạng Việt Nam - Lào ở bản Lao Khô. Cô giáo Phạm Thị Loan Anh, giáo viên dạy môn Lịch sử của trường đã giới thiệu giá trị lịch sử của di tích, câu chuyện về những năm tháng chiến đấu gian khổ nhưng đã hết lòng sẻ chia, giúp đỡ các đồng chí lãnh đạo nước bạn Lào của người dân bản Lao Khô. Dòng chảy lịch sử, niềm tự hào truyền thống cách mạng trên mảnh đất quê hương theo giọng nói truyền cảm của cô như thấm vào suy nghĩ mỗi học sinh.

Em Vũ Bảo Ngọc, học sinh lớp 7A, Trường THCS Phiêng Khoài, cho biết: Qua các buổi ngoại khóa, trải nghiệm thực tế và những lời kể của cô giáo đã giúp chúng em hiểu rõ hơn về những hy sinh gian khổ của cha ông, tình cảm hữu nghị truyền thống được vun đắp qua các thế hệ. Chúng em sẽ quyết tâm học tập thật tốt để xứng đáng với những hy sinh của thế hệ cha ông và cùng góp sức bảo tồn di tích của địa phương.

Cô giáo Phạm Thị Loan Anh chia sẻ: Chương trình giáo dục truyền thống cho học sinh đã trở thành nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của nhà trường trong mỗi năm học. Hoạt động này, không chỉ được lồng ghép trong các giờ học, chương trình giáo dục địa phương, ngày càng trở nên hấp dẫn hơn qua các hình thức ngoại khóa, trải nghiệm tại các khu di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn.

Tại Trường tiểu học Chiềng Sơn, xã biên giới của huyện Mộc Châu, tổ chức các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa luôn gắn liền với giá trị di sản, di tích lịch sử cho học sinh. Thầy giáo Quách Công Cường, Hiệu trưởng, cho biết: Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hình thức trải nghiệm được nhà trường thường xuyên tổ chức tại các di tích lịch sử, như Khu Di tích lịch sử lưu niệm Trung đoàn 52 Tây Tiến, Đồn Mộc Lỵ, Di tích lịch sử Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, nhân dân các dân tộc huyện Mộc Châu...

Cùng với đó, nhà trường còn phối hợp với các các lực lượng vũ trang trên địa bàn tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế tại các cột mốc biên giới để học sinh hiểu những kiến thức lịch sử, về nhiệm vụ bảo vệ đường biên, mốc giới và những việc làm của các chiến sỹ, từ đó nhân lên tình yêu biên cương Tổ quốc ở các em.

Em Vì Thị Hoa, học sinh lớp 3C, Trường tiểu học Chiềng Sơn, nói: Vào dịp kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, chúng em được thầy, cô giáo đưa đi tham quan thực tế tại Khu Di tích lịch sử lưu niệm Trung đoàn 52 Tây Tiến. Được tận mắt chứng kiến những kỷ vật của các chiến sĩ đoàn Tây Tiến trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, đã giúp chúng em hiểu và cảm phục ý chí kiên cường, sự hy sinh của các chiến sỹ để giành độc lập tự do cho dân tộc.

Hiện nay, toàn tỉnh có 63 điểm di tích lịch sử được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt, Di tích quốc gia và Di tích cấp tỉnh. Cùng với việc truyền dạy kiến thức, để học sinh hiểu rõ hơn những giá trị văn hóa, lịch sử, hằng năm, các trường học trên địa bàn tỉnh đã tổ chức các tiết học, hoạt động thực tế tại các di tích lịch sử của địa phương. Đây là hình thức giáo dục hiệu quả, gắn lý thuyết với thực tế, tạo hiệu ứng tốt cho học sinh chủ động tìm hiểu lịch sử, văn hóa địa phương. Từ đó, các em biết trân trọng những giá trị truyền thống, góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách hiệu quả, thiết thực hơn; nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của mình trong học tập, rèn luyện, dựng xây quê hương.

Thanh Huyền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hòa chung nhịp đập về khát vọng thịnh vượng

    Hòa chung nhịp đập về khát vọng thịnh vượng

    Thời sự - Chính trị -
    Brazil cách Việt Nam nửa vòng Trái đất. Bay thẳng từ Hà Nội tới thành phố Rio de Janeiro mất 25 tiếng kể cả dừng kỹ thuật giữa chặng, nhưng sự mệt mỏi dường như tan biến khi những người bạn Brazil đã dành cho Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sự đón tiếp trọng thị, nồng ấm, thân tình.
  • 'Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

    Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

    Du lịch -
    Phát huy tiềm năng, thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên và những giá trị di tích lịch sử, bản sắc văn hóa các dân tộc, tỉnh Sơn La đã tập trung đầu tư và ban hành các chính sách ưu tiên thúc đẩy phát triển du lịch để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Du lịch trải nghiệm hồ Suối Chiếu

    Du lịch trải nghiệm hồ Suối Chiếu

    Du lịch -
    Cách trung tâm xã Mường Cơi hơn 15 km, hồ Suối Chiếu, mùa này nước xanh ngắt giữa những dãy núi bao quanh, vẻ đẹp hoang sơ, tĩnh lặng, đầy cuốn hút, ngày càng nhiều du khách tìm đến trải nghiệm, khám phá.
  • 'Nặm Dên đoàn kết xây dựng nông thôn mới

    Nặm Dên đoàn kết xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Về bản Nặm Dên, xã biên giới Chiềng Sơn, cảm nhận rõ sự đổi thay của vùng đất này, tuyến đường nội bản được đổ bê tông sạch đẹp, có hệ thống đèn chiếu sáng; hai bên là những ngôi nhà xây kiên cố khang trang và đồi chè, vườn cây ăn quả xanh mướt, minh chứng cho cuộc sống no ấm của nhân dân.
  • 'Nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

    Nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

    Cải cách hành chính -
    Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp. Năm 2024, chỉ số PAPI tỉnh Sơn La được 43,8876 điểm, tăng 1,4291 điểm so với năm 2023; đứng thứ 25/63 tỉnh, thành phố, tăng 5 bậc so với năm 2023.
  • 'Tiện ích ứng dụng tra cứu địa chí Sơn La

    Tiện ích ứng dụng tra cứu địa chí Sơn La

    Khoa Giáo -
    Ứng dụng “Tra cứu địa chí Sơn La - Sonla.wiki” do các em học sinh Trường THCS Nguyễn Cảnh Toàn và Trường Tiểu học - THCS Chiềng Pằn, xã Yên Châu triển khai thực hiện, giúp người dùng tra cứu thông tin về Sơn La qua website và điện thoại thông tin nhanh chóng, hiệu quả. Sáng kiến đã đoạt giải nhì Cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật dành cho học sinh THCS tỉnh Sơn La năm 2024.
  • 'Mai Tiên không ma túy

    Mai Tiên không ma túy

    An ninh trật tự -
    Thực hiện phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, nhất là trong đấu tranh với tệ nạn ma túy, Ban quản lý bản Mai Tiên, xã Chiềng Mung đã có nhiều giải pháp tích cực trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong phát giác, tố giác tội phạm, ngăn chặn ma túy xâm nhập vào địa bàn. Nhờ đó, Bản Mai Tiên có 15 năm liên tục giữ vững danh hiệu “Bản không ma túy”.
  • 'Hoạt động của hệ thống chính trị ở Sông Mã thông suốt

    Hoạt động của hệ thống chính trị ở Sông Mã thông suốt

    Xã hội -
    Xã Sông Mã được thành lập trên cơ sở sáp nhập thị trấn Sông Mã và xã Nà Nghịu cũ, với tổng diện tích 105,99 km², dân số hơn 26.000 người. Sau hơn một tuần vận hành theo mô hình mới, xã đã chủ động tổ chức bộ máy, vận hành đồng bộ, đảm bảo hoạt động hành chính công diễn ra thông suốt, tạo thuận lợi cho nhân dân, doanh nghiệp.