Đưa Việt Nam trở thành trung tâm du lịch tàu biển của khu vực

Từ đầu năm 2025 đến nay, hàng loạt siêu du thuyền đã liên tục cập cảng Việt Nam, đưa hàng nghìn du khách quốc tế đến khám phá vẻ đẹp đất nước. Điều này khẳng định tiềm năng to lớn của du lịch tàu biển-một “mỏ vàng” đầy hứa hẹn. Tuy nhiên, để biến loại hình này thành “con gà đẻ trứng vàng”, ngành du lịch vẫn cần tháo gỡ nhiều rào cản, tạo điều kiện thuận lợi hơn để thu hút và giữ chân du khách.

Giọng nữ
Khách du lịch tàu biển cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng). (Ảnh THU HÀ)
Khách du lịch tàu biển cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng). (Ảnh THU HÀ)

Nhộn nhịp thị trường khách du lịch tàu biển

Với đường bờ biển dài 3.260 km, hơn 4.000 hòn đảo lớn nhỏ, cùng nhiều vịnh biển tuyệt đẹp và hệ thống cảng nước sâu thuận lợi cho tàu lớn neo đậu, Việt Nam sở hữu tiềm năng to lớn để phát triển du lịch tàu biển. Nằm trên tuyến giao thương hàng hải sầm uất của khu vực, kết nối với nhiều thị trường du lịch tàu biển lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Việt Nam đang có nhiều tín hiệu khởi sắc hứa hẹn sự bùng nổ của phân khúc du lịch cao cấp này. Theo thống kê của Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, trong tháng 1/2025, nước ta đón gần 2,1 triệu lượt khách quốc tế, trong đó có gần 45.000 lượt khách đến bằng đường biển. Nhiều địa phương ven biển như Đà Nẵng, Hạ Long (Quảng Ninh), Nha Trang (Khánh Hòa), Thành phố Hồ Chí Minh… đã liên tục đón nhiều du thuyền hạng sang cập bến những tháng đầu năm 2025. Mới đây, tàu Celebrity Solstice đã đưa hơn 3.000 du khách châu Âu và Mỹ đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ trong một tuần của tháng 2/2025, có tới ba chuyến tàu du lịch biển 5 sao đã đưa gần 3.300 khách quốc tế đến Phú Quốc (Kiên Giang).

Cùng thời điểm, tàu Adora Cruise đã cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), mang 2.400 du khách quốc tế trên hành trình từ Quảng Châu (Trung Quốc). Năm 2024, du lịch tàu biển Đà Nẵng ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng với 35 chuyến tàu và 42.500 lượt khách (tăng gấp 2,3 lần so với năm 2023); năm 2025 dự kiến còn bùng nổ hơn. Cảng Tiên Sa ước tính sẽ đón khoảng 76 chuyến tàu, với hơn 70.000 lượt khách, tăng 64% so với năm 2024, hứa hẹn một năm đầy triển vọng cho du lịch tàu biển thành phố.

Cũng vào cuối tháng 2/2025, tàu biển quốc tế Norwegian Spirit đã cập Cảng quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa), đưa 1.900 du khách đến từ nhiều quốc gia. Chỉ trong 2 tháng đầu năm, Khánh Hòa đã đón 7 chuyến tàu biển quốc tế với hơn 12.500 du khách. Hạ Long cũng không kém cạnh khi có tới 60 chuyến tàu biển đăng ký cập bến trong năm 2025, dự kiến mang theo khoảng 90.000 khách du lịch đến Quảng Ninh. Thị trường này được dự báo sẽ còn nhộn nhịp hơn nữa bởi khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 4 là mùa cao điểm của du lịch tàu biển. Không chỉ giúp đa dạng hóa sản phẩm du lịch Việt Nam, việc các hãng tàu biển hàng đầu đưa dải đất hình chữ S vào lịch trình của họ còn mở ra cơ hội để nước ta thu hút phân khúc du khách cao cấp với mức chi tiêu lớn, đồng thời nâng tầm vị thế du lịch quốc gia trên bản đồ du lịch tàu biển quốc tế.

Gỡ “rào cản” để du lịch tàu biển bứt phá

Theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới, du lịch tàu biển đến năm 2030 có xu hướng chuyển dịch và phát triển mạnh mẽ tại khu vực châu Á. Đáng chú ý, loại hình du lịch này mang lại doanh thu cao hơn khoảng 40% so với du lịch bằng đường không hay đường bộ. Do đó, nếu khai thác đúng tiềm năng, du lịch tàu biển không chỉ trở thành động lực tăng trưởng quan trọng của toàn ngành du lịch Việt Nam mà còn đóng góp đáng kể vào kinh tế đất nước. Chiến lược Phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 cũng đã xác định du lịch biển, đảo là loại hình cần ưu tiên phát triển. Tuy nhiên, để trở thành điểm đến lý tưởng của các siêu du thuyền quốc tế, Việt Nam vẫn cần khắc phục nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng, dịch vụ và chính sách thu hút khách.

Tiến sĩ Phạm Hà, Tổng Giám đốc kiêm nhà sáng lập Lux Group cho biết: Việt Nam có tới gần 30 tỉnh, thành phố ven biển có tiềm năng đón khách du lịch tàu biển nhưng đến nay, mới chỉ có một số nơi bước đầu khai thác được thị trường này như Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh… Trong khi một số nước trong khu vực như Singapore sở hữu những cầu cảng chuyên dụng có khả năng đón được nhiều tàu lớn cùng lúc và tàu có thể cập cảng ngay trong bến thì nước ta vẫn còn thiếu trầm trọng những cảng chuyên cho du lịch biển.

Ở một số nơi, khách phải đi bộ khá xa mới đến được khu vực có xe đón đi tham quan. Nhiều trường hợp tàu khách không cập được cảng vì phải nhường chỗ cho tàu chở hàng. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến khả năng thu hút và trải nghiệm của du khách. Thêm nữa, sau nhiều ngày lênh đênh trên biển, du khách khi cập bến rất muốn được giải trí, mua sắm, tìm hiểu về văn hóa địa phương. Song hiện nay, Việt Nam vẫn thiếu những sản phẩm, dịch vụ trên bờ đi kèm, cho nên chưa thể giữ chân du khách ở lại lâu, chi tiêu nhiều. Phần lớn du khách mới chỉ tham gia những tour khám phá điểm đến trong ngày đơn giản rồi lại về tàu. Vì thế, Tiến sĩ Phạm Hà đề xuất, cần phải có một chiến lược tổng thể để thúc đẩy du lịch tàu biển Việt Nam bứt phá, trong đó tập trung đầu tư phát triển hệ thống cảng biển riêng để đón khách tàu biển, với hệ thống cơ sở hạ tầng, trung tâm vui chơi giải trí, mua sắm hiện đại, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của du khách.

Ưu điểm của du khách tàu biển là số lượng đông, có thời gian và có điều kiện kinh tế, cho nên cần nghiên cứu để phát triển những sản phẩm du lịch có điểm nhấn, có sự khác biệt về trải nghiệm văn hóa nhằm tăng cường sức cạnh tranh của Việt Nam so với các điểm đến khác của khu vực trong cùng hành trình. Trước thực trạng chính sách visa dành cho khách tàu biển chưa thật sự linh hoạt, các thủ tục hải quan còn gây mất khá nhiều thời gian, Tiến sĩ Phạm Hà cho rằng cần phải đơn giản, giảm các thủ tục xuất nhập cảnh, thay vì giải quyết cho từng người, có thể cấp visa tập thể cho cả tàu, thậm chí miễn visa như cách một số quốc gia đang làm để khuyến khích du khách kéo dài thời gian lưu trú trên bờ và tăng mức chi tiêu.

Trong Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, du lịch và dịch vụ biển đã được xác định là ngành cần ưu tiên hàng đầu để phát triển thành công, đột phá. Theo đó, bên cạnh chủ trương phải chú trọng đầu tư hạ tầng du lịch biển, khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch biển… Chiến lược cũng nhấn mạnh nhiệm vụ phải xây dựng, phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm, chuỗi sản phẩm, thương hiệu du lịch biển đẳng cấp quốc tế trên cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, phát huy giá trị di sản thiên nhiên, văn hóa, lịch sử đặc sắc của các vùng, miền, kết nối với các tuyến du lịch quốc tế nhằm đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của thế giới, nghiên cứu thí điểm phát triển du lịch ra các đảo, vùng biển xa bờ… Hy vọng, với những bước đi chiến lược, sự đổi mới toàn diện và đầu tư đồng bộ, du lịch tàu biển Việt Nam sẽ bứt phá mạnh mẽ, đưa nước ta trở thành điểm đến du lịch tàu biển ấn tượng của khu vực và thế giới.

Theo Báo Nhân dân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng trong hệ thống ngân hàng

    Thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng trong hệ thống ngân hàng

    Kinh tế -
    Thực hiện mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 8% trở lên, hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Sơn La tập trung tăng trưởng tín dụng, thúc đẩy hoạt động đầu tư, mở rộng sản xuất, tiêu dùng, góp phần vào chỉ tiêu phấn đấu của tỉnh.
  • 'Sức sống mới bên dòng Đà Giang

    Sức sống mới bên dòng Đà Giang

    Xã hội -
    Nhường đất cho công trình thủy điện Sơn La, vùng quê tái định cư Chiềng Lao, huyện Mường La hôm nay đang chuyển mình, với cơ sở hạ tầng nông thôn khang trang, nông dân biết ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất gắn với thế mạnh địa phương, xây dựng thương hiệu và liên kết thành lập các HTX đa ngành nghề, đưa Chiềng Lao vươn lên.
  • 'Sông Mã chăm sóc xoài xuất khẩu

    Sông Mã chăm sóc xoài xuất khẩu

    Kinh tế -
    Cây xoài tượng da xanh đã bén rễ, gắn bó với người dân huyện Sông Mã từ nhiều năm nay. Sản phẩm được bán trên thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhân dân. Thời điểm này, các hộ đang tập trung chăm sóc để có mùa quả bội thu.
  • 'Vân Hồ phòng bệnh cho đàn gia súc

    Vân Hồ phòng bệnh cho đàn gia súc

    Kinh tế -
    Thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc ở Vân Hồ diễn biến phức tạp. Huyện đã chỉ đạo các phòng ban, đơn vị chuyên môn và các địa phương chủ động, làm tốt việc phòng, chống dịch bệnh, nhất là đẩy mạnh tiêm vắc xin cho đàn gia súc.
  • 'Nâng cao năng lực dự báo trong phòng, chống thiên tai

    Nâng cao năng lực dự báo trong phòng, chống thiên tai

    Xã hội -
    Công tác dự báo, cảnh báo thiên tai là cơ sở quan trọng, giúp chủ động các biện pháp ứng phó, giảm thiệt hại về tài sản, bảo đảm an toàn nhân dân. Những năm gần đây, dự báo thời tiết, cảnh báo thiên tai trên địa bàn tỉnh thực hiện hiệu quả, góp phần giảm thiểu hậu quả do thiên tai gây ra.
  • 'Giữ rừng dựa vào cộng đồng

    Giữ rừng dựa vào cộng đồng

    Xã hội -
    Bảo vệ “lá phổi xanh”, thị xã Mộc Châu đã thành lập 144 tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng ở các tổ, bản với 2.880 người tham gia. Phát huy sức mạnh của tập thể, cộng đồng, bảo vệ, phát triển rừng và tạo sinh kế, tăng thu nhập từ rừng.
  • 'Truyền lửa đam mê học tập cho các thế hệ học sinh

    Truyền lửa đam mê học tập cho các thế hệ học sinh

    Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Chi bộ Trường Tiểu học và THCS Chiềng Ơn, Quỳnh Nhai đã cụ thể hóa bằng những việc làm thiết thực gắn với nhiệm vụ chuyên môn, góp phần thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.