Du lịch vùng lòng hồ thủy điện

Được ví như vịnh Hạ Long thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc, lòng hồ thủy điện Sơn La mang vẻ đẹp tráng lệ, kỳ vĩ của vùng non nước sơn thủy hữu tình. Vẻ đẹp ấy đang được khai thác, phát triển thành sản phẩm du lịch độc đáo, riêng có, định hướng trở thành khu du lịch quốc gia.

Vịnh Bình Yên trên lòng hồ Quỳnh Nhai.

Hình thành điểm đến hấp dẫn

Công trình Thủy điện Sơn La có lưu vực lòng hồ rộng 43.760 km², dung tích hồ chứa 9,26 tỷ m³ nước. Vùng lòng hồ thủy điện của tỉnh Sơn La nằm ở các huyện: Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mường La, với diện tích gần 4.000 km², chiếm gần 30% diện tích của tỉnh. Với địa chất đặc biệt của miền núi, nhất là hệ thống núi đá vôi được hình thành từ hàng nghìn năm, công trình thủy điện Sơn La tích nước ngập qua các thung lũng, núi đồi trùng điệp, đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, là tiềm năng lớn để khai thác, phát triển du lịch.

Tại huyện Quỳnh Nhai, phát triển du lịch là một trong 3 nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025. Đồng chí Đinh Trung Dũng, Bí thư Huyện ủy Quỳnh Nhai, cho biết: Huyện đã xây dựng, hoàn thiện quy hoạch du lịch, khuyến khích phát triển các dịch vụ du lịch sẵn có và tăng cường mời gọi, thu hút các nhà đầu tư chiến lược, phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp tại địa phương. Tập trung thực hiện định hướng Đề án phát triển du lịch Quỳnh Nhai trở thành khu du lịch cấp tỉnh, giai đoạn 2021 - 2030, phấn đấu xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Hiện nay, huyện Quỳnh Nhai đã hình thành 9 điểm đến với các sản phẩm du lịch hấp dẫn, như: Vịnh Uy Phong, vịnh Bình Yên, khu du lịch sinh thái Pauon Ecolakes, đảo Trái Tim, đảo Đà Giang, Khu du lịch văn hóa tâm linh… Trong 5 năm qua, đã thu hút 5 dự án đầu tư về du lịch, tổng mức đầu tư 162 tỷ đồng, đón 1,25 triệu lượt khách du lịch, doanh thu đạt 600 tỷ đồng.

Anh Nguyễn Mạnh Tuân, Giám đốc Khu du lịch sinh thái Pauon Ecolakes, thông tin: Chúng tôi đang khai thác các dịch vụ nghỉ dưỡng sinh thái, ẩm thực, trải nghiệm tại vịnh Bình Yên, dịch vụ du thuyền tham quan lòng hồ… Mục tiêu phát triển cũng như phương châm hoạt động của chúng tôi là giữ vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ, hoang sơ, mang đến cho du khách trải nghiệm yên bình, thư giãn và thoải mái khi đến với lòng hồ.

Công trình thủy điện Sơn La tại huyện Mường La.         Ảnh: PV

Còn tại huyện Mường La, nơi đứng chân của công trình thủy điện Sơn La, du lịch lòng hồ đang từng bước phát triển. Ông Nguyễn Văn Sáng, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Mường La, cho hay: Cùng với cảnh quan lòng hồ thủy điện, Mường La còn có đập thủy điện Nậm Chiến, hay Nhà máy thủy điện Huổi Quảng là nhà máy thủy điện ngầm đầu tiên do Việt Nam thiết kế..., cũng là những điểm thu hút tham quan. Cùng với đó, hệ thống suối khoáng nóng, các bản làng đồng bào dân tộc thiểu số trù phú, khu nuôi cá tầm quy mô của Công ty TNHH một thành viên cá tầm Việt Nam - Sơn La, hình thành điểm “Du lịch thủy điện Sơn La - thủy điện lớn nhất Đông Nam Á”…

Tiềm năng du lịch lòng hồ thủy điện Sơn La đang được khai thác và phát triển thành những sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn. Du lịch đang làm thay đổi diện mạo và cuộc sống của người dân vùng lòng hồ, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội gắn với bảo tồn giá trị cốt lõi, truyền thống của địa phương.

Động lực phát triển du lịch lòng hồ

Phát triển du lịch vùng lòng hồ thủy điện Sơn La đã được định hướng rõ tại Kết luận số 94-KL/TU ngày 23/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch tỉnh Sơn La đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu nhiều giải pháp, kế hoạch, trọng tâm là thực hiện “Đề án định hướng phát triển vùng lòng hồ thủy điện Sơn La trở thành Khu du lịch Quốc gia giai đoạn 2021-2030”. Theo đó, đề án định hướng phát triển sản phẩm du lịch theo hướng tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, ưu tiên các sản phẩm du lịch có tính độc đáo, mới lạ, có tính cạnh tranh cao, phù hợp thị trường, xu thế phát triển du lịch, đáp ứng nhu cầu của phân khúc khách cao cấp.

Đảo Trái Tim trên lòng hồ Quỳnh Nhai.            Ảnh: PV

Ông Trần Xuân Việt, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho biết: Năm 2024, hồ thuỷ điện Sơn La được đưa vào danh mục là khu du lịch tiềm năng phát triển thành khu du lịch quốc gia. Đây là kết quả bước đầu trong thực hiện “Đề án định hướng phát triển vùng lòng hồ thủy điện Sơn La trở thành Khu du lịch Quốc gia giai đoạn 2021-2030” với định hướng trọng tâm xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù gắn với tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương. Đồng thời, Sở đã tham mưu xây dựng các chính sách ưu đãi, ưu tiên, tập trung thu hút đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường thủy, gồm các cảng, bến thủy nội địa, đáp ứng nhu cầu kết nối đồng bộ giữa hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ với du lịch đường thủy vùng lòng hồ.

Bám sát định hướng của tỉnh và Đề án, huyện Mường La và Quỳnh Nhai đã triển khai những giải pháp tích cực phát triển du lịch của địa phương và xác định mục tiêu cụ thể ngay từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025. Trong đó, phải kể đến “Đề án phát triển ngành kinh tế du lịch huyện Quỳnh Nhai giai đoạn 2020-2025”, mục tiêu đón 250.000 lượt khách/năm, doanh thu từ du lịch đạt 120 tỷ đồng/năm; Đề án phát triển du lịch huyện Mường La giai đoạn 2020-2025, tạo cơ sở để hoạt động du lịch nơi đây từng bước phát triển đúng hướng.

Suối khoáng nóng bản Bon, xã Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai.

Ông Nguyễn Văn Sáng, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Mường La, cho biết thêm: Huyện khuyến khích các dịch vụ du lịch gắn với khai thác thế mạnh vùng lòng hồ, tích cực kêu gọi các nguồn vốn, dự án đầu tư du lịch trên địa bàn huyện. Hiện nay, vùng lõi của lòng hồ Mường La là xã Mường Trai đã hình thành các dịch vụ cơ bản, có 2 nhà nổi, 2 homestay, dịch vụ thuyền đưa khách tham quan lòng hồ, khu nuôi cá tầm của Công ty TNHH một thành viên cá tầm Việt Nam - Sơn La... Trong đó, bản Huổi Muôn, xã Mường Trai, là nơi có địa thế đẹp, nằm trên tuyến chính tham quan lòng hồ với các hang động tự nhiên, huyện đang định hướng xây dựng trở thành bản du lịch cộng đồng. Đặc biệt, Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Quỳnh Nhai được tổ chức hằng năm là dịp tôn vinh các di sản văn hóa của miền đất bên sông Đà và là sự kiện quảng bá, thu hút, mời gọi du khách. Huyện cũng đang tích cực kêu gọi thu hút đầu tư, phát triển thêm nhóm sản phẩm mạo hiểm, khám phá vách núi, hang động...

Du khách trải nghiệm chèo thuyền kayak trên lòng hồ.

Từ những định hướng mang tầm chiến lược, du lịch vùng lòng hồ thủy điện Sơn La đang từng bước phát triển, đạt kết quả tích cực, phát triển đúng hướng, từng bước thực hiện mục tiêu đến năm 2030 hoàn thành 50% các điều kiện công nhận vùng lòng hồ thủy điện Sơn La thành khu du lịch quốc gia. Đến năm 2040, tổ chức công nhận vùng lòng hồ thủy điện Sơn La thành khu du lịch quốc gia.

Thanh Đào
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Ứng dụng công nghệ cao - phát triển nông nghiệp bền vững

    Ứng dụng công nghệ cao - phát triển nông nghiệp bền vững

    Kinh tế -
    Thực hiện mục tiêu xây dựng tỉnh Sơn La trở thành trung tâm phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và là trung tâm sản xuất, chế biến nông sản của vùng Tây Bắc, các doanh nghiệp, HTX, nông dân trên địa bàn tỉnh đã tích cực ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị sản phẩm, hiệu quả kinh tế.
  • 'Chuẩn bị các điều kiện tiêu thụ nông sản

    Chuẩn bị các điều kiện tiêu thụ nông sản

    Kinh tế -
    Thời điểm này, một số loại cây ăn quả trên địa bàn huyện Sông Mã đã chuẩn bị cho thu hoạch. Huyện luôn quan tâm quảng bá, đẩy mạnh các hoạt động kết nối, hỗ trợ tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm, từng bước nâng cao giá trị và khẳng định thương hiệu nông sản của địa phương.
  • 'Những ký ức còn mãi

    Những ký ức còn mãi

    Những ngày tháng Tư lịch sử, cả nước tưng bừng các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Chúng tôi may mắn được cựu chiến binh Cà Văn Hợp, bản Nà Xa, xã Phổng Ly, huyện Thuận Châu, chia sẻ ký ức hào hùng về đại thắng mùa Xuân năm 1975 của dân tộc.
  • 'Đa dạng các sản phẩm quà tặng du lịch

    Đa dạng các sản phẩm quà tặng du lịch

    Du lịch -
    Mỗi điểm đến, ngoài tài nguyên du lịch, sản phẩm đặc trưng, dịch vụ chuyên nghiệp, thì sản phẩm quà tặng, quà lưu niệm cũng là một yếu tố quan trọng hấp dẫn du khách. Các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh làm dịch vụ du lịch trên địa bàn thị xã Mộc Châu đã chú trọng xây dựng các sản phẩm quà tặng du lịch mang đậm bản sắc địa phương, góp phần nâng tầm giá trị du lịch Mộc Châu.
  • '“Giọt hồng Phù Yên”

    “Giọt hồng Phù Yên”

    Xã hội -
    Phong trào hiến máu tình nguyện ở huyện Phù Yên thời gian qua đã thu hút cán bộ, viên chức, người lao động và nhân dân tham gia, góp phần cứu sống nhiều bệnh nhân.
  • 'Bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân

    Bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân

    An ninh trật tự -
    Phát huy vai trò nòng cốt trong đảm bảo an ninh trật tự ở cơ sở, Công an xã Phiêng Côn, huyện Bắc Yên, đã chủ động nắm chắc địa bàn, đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm; xử lý kịp thời, không để xảy ra các vụ việc phức tạp, giữ bình yên cho nhân dân.
  • 'Giáo dục và thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

    Giáo dục và thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

    VẤN ĐỀ HÔM NAY -
    Trong Di chúc để lại cho dân tộc ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của Nhân dân”. Thực hiện lời dạy của Người, các chuẩn mực đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư được cụ thể hóa thành quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử và văn hóa công sở để thực hiện.