Dân tộc Mông ở Sơn La

Dân tộc Mông chiếm 16,26% dân số toàn tỉnh (đứng thứ ba ở Sơn La) sinh sống ở hầu khắp các địa bàn trong tỉnh, thường ở các xã vùng núi cao 12 huyện, thành phố.

Ném pa pao trò chơi truyền thống của đồng bào dân tộc Mông.

Dân tộc Mông có các nhóm khác nhau, như: Mông Ðơ (Mông Trắng), Mông Lềnh (Mông Hoa), Mông Si (Mông Ðỏ), Mông Ðu (Mông Ðen). Tiếng Mông thuộc nhóm ngôn ngữ Mông-Dao.

Trình diễn trang phục dân tộc Mông tại Tuần lễ Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Bắc Yên năm 2024.

Trang phục truyền thống của dân tộc Mông được làm từ vải lanh nhuộm chàm thêu hoa văn hoặc nhuộm sáp ong. Một bộ y phục cổ truyền của phụ nữ gồm có: Váy, áo xẻ ngực, tạp dề trước và sau, xà cạp quấn chân. Váy may và trang trí công phu, là váy mở xếp nếp xoè rộng.

Phụ nữ dân tộc Mông trắng, trồng lanh, dệt vải lanh, váy màu trắng, áo xẻ ngực, thêu hoa văn ở cánh tay, yếm sau.

Phụ nữ dân tộc Mông trắng xã Hang Chú, huyện Bắc Yên trong trang phục truyền thống.

Phụ nữ dân tộc Mông hoa, mặc váy màu chàm có thêu hoặc in hoa văn bằng sáp ong, áo xẻ nách, trên vai và ngực đắp vải màu và thêu.

Dân tộc Mông hoa bản Tà Số 2, xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu thêu hoa văn trên vải.

 Phụ nữ dân tộc Mông đen, mặc váy bằng vải chàm, in hoa văn bằng sáp ong, áo xẻ ngực.

Trang phục dân tộc của phụ nữ Mông đen.

Phụ nữ dân tộc Mông xanh, mặc váy ống. Phụ nữ Mông xanh đã có chồng cuốn tóc lên đỉnh đầu, cài bằng lược móng ngựa, đội khăn ra ngoài. Trang trí chủ yếu bằng đắp ghép vải màu, hoa văn thêu chủ yếu hình con ốc, hình vuông, hình quả trám, hình chữ thập. Nam giới: Quần áo màu đen, áo cánh ngắn, quần dài, dùng khăn quấn đầu.

Bản đồng bào dân tộc Mông ở Sơn La.

Nhà ở truyền thống của người Mông thường là kiểu nhà trệt, nền đất, vách được dựng bằng các tấm gỗ lớn. Nhà thường được làm 3 gian, 2 chái với ưu điểm đông ấm, hè mát. Trong đó, gian giữa bao giờ cũng rộng hơn 2 gian bên cạnh, là gian trung tâm của ngôi nhà, nơi diễn ra các sinh hoạt chung và là nơi tổ chức cúng ma nhà vào các dịp lễ tết hay các nghi lễ liên quan đến chu kì đời người...

Phụ nữ dân tộc Mông xã Ngọc Chiến, huyện Mường La vẽ sáp ong trên vải.

Sản xuất của người Mông là làm nương rẫy, trồng ngô, trồng lúa, ở một vài nơi có ruộng bậc thang. Cây lương thực chính là ngô và lúa nương.

Phụ nữ dân tộc Mông duy trì việc thêu hoa văn thủ công lên vải.

Tết cổ truyền của dân tộc Mông thường diễn ra vào tháng 12 dương lịch. Trong ngày Tết, nam nữ thanh niên vui xuân thường thổi khèn, đua ngựa, ném pao, thi đánh quay, bắn nỏ...

Nhảy tha khềnh của dân tộc Mông.

Dân tộc Mông có rất nhiều loại nhạc cụ phong phú, có âm thanh. Nếu như khèn là loại nhạc cụ thổi chủ yếu trong các phong tục, tín ngưỡng, thì sáo hay kèn môi lại là những loại nhạc cụ được sử dụng chủ yếu để giao duyên, bày tỏ tình cảm, yêu đương, thương nhớ của các chàng trai, cô gái Mông.

Đánh tu lu đòi hỏi sức mạnh, sự khéo léo của người đàn ông dân tộc Mông.

Đến nay, nhiều loại nhạc cụ gắn liền với đời sống của đồng bào vẫn được gìn giữ và lưu truyền qua bao thế hệ, trở thành những tài sản quý giá trong kho tàng văn hóa dân gian các dân tộc.

Trang phục truyền thống dân tộc Mông.
Trang phục cách tân dân tộc Mông.
Điệu múa khèn truyền thống của đàn ông dân tộc Mông.
Mùa khèn và múa ô là những vũ điệu truyền thống của đồng bào dân tộc Mông.

 

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra dự án khắc phục hậu quả thiên tai tại Bắc Yên

    Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra dự án khắc phục hậu quả thiên tai tại Bắc Yên

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 1/4, đồng chí Nguyễn Đình Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, cùng đoàn công tác của tỉnh đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn huyện Bắc Yên. Tham gia cùng đoàn có đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.
  • 'Tập trung triển khai thực hiện nhiệm vụ quý II/2025

    Tập trung triển khai thực hiện nhiệm vụ quý II/2025

    Thành phố Sơn La -
    Ngày 1/4, đồng chí Hà Trung Chiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội; quốc phòng, an ninh, đối ngoại; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2025.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 2/4/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 2/4/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa suy yếu. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có cường độ ổn định. Thời tiết: Mây thay đổi, không mưa. Sáng sớm có nơi có sương mù. Trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm. Trưa chiều giảm mây hửng nắng.
  • 'Yên Châu chăm bón vùng mận hậu

    Yên Châu chăm bón vùng mận hậu

    Kinh tế -
    Huyện Yên Châu có gần 4.000 ha, là vùng trồng mận hậu lớn của tỉnh, được trồng tập trung ở một số xã vùng cao biên giới. Thời điểm này, các chủ vườn đang tập trung chăm sóc mận thời kỳ đậu quả, áp dụng linh hoạt các biện pháp kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất đảm bảo mận đạt năng suất, chất lượng cao.
  • 'Thúc đẩy tín dụng - tăng trưởng kinh tế

    Thúc đẩy tín dụng - tăng trưởng kinh tế

    Kinh tế -
    Nguồn vốn tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ đầu tư, sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó, sau khi hợp nhất, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 3 đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.
  • 'Phát triển nghề nuôi cá lồng

    Phát triển nghề nuôi cá lồng

    Kinh tế -
    Phát huy lợi thế mặt nước lòng hồ thủy điện Sơn La, huyện Quỳnh Nhai đã triển khai nuôi thủy sản, với hơn 4.500 lồng cá, sản lượng cá lồng hằng năm đạt gần 1.200 tấn. Đây cũng là vùng nuôi cá lồng lớn nhất của tỉnh. Những năm gần đây, các hợp tác xã, hộ dân tại huyện Quỳnh Nhai đã ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi cá lồng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm.
  • 'Đổi thay về y tế ở huyện Vân Hồ

    Đổi thay về y tế ở huyện Vân Hồ

    Sức khỏe -
    Với sự quan tâm của Nhà nước, các công trình y tế của huyện Vân Hồ được đầu tư, xây dựng; bổ sung nhiều thiết bị hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân.