Dân tộc Tày ở Sơn La

Dân tộc Tày ở tỉnh Sơn La có trên 200 hộ và gần 800 nhân khẩu. Phần đông người Tày cư trú ven các thung lũng, triền núi thấp ở khu vực của tỉnh. Mỗi bản có từ 15-20 gia đình, tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái – Kađai).

Giọng nữ
Đồng bào dân tộc Tày sống hòa nhập cùng các dân tộc khác trên địa bàn thành phố Sơn La. 

Dân tộc Tày có nhiều hình thức tín ngưỡng dân gian khác nhau, như trong phạm vi gia đình có thờ tổ tiên, thờ Bà mụ, Phật Bà Quan Âm, Táo quân, ngoài bản thì thờ thổ thần, một số bản có thờ thành hoàng, một số nơi còn xây chùa để thờ Phật. Các nghi lễ vòng đời cũng có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của người Tày.

Đồng bào dân tộc Tày tìm hiểu văn hóa các dân tộc trên địa bàn.

Nhà ở truyền thống của dân tộc Tày gồm ba dạng cơ bản: nhà sàn, nhà nửa sàn, nửa đất và nhà phòng thủ. Trong đó, nhà sàn là dạng nhà truyền thống phổ biến nhất với cấu trúc chung là loại nhà sàn năm gian, ba gian hoặc một gian, hai chái, mái chéo hình lưỡi rìu, thấp so với mặt sàn. Mái được lợp bằng cỏ gianh, lá cọ, nứa hoặc ngói. Nhà nửa sàn nửa đất là dạng nhà thích hợp với địa hình dốc, chỉ xuất hiện lẻ tẻ ở vài nơi, nhất là khu vực trung du gần rừng núi. Nhà phòng thủ là dạng nhà đất có chức năng phòng, chống trộm cướp, thú dữ, chỉ có ở vùng biên giới Việt - Trung. 

Trang phục của người Tày chủ yếu được làm bằng vải chàm đen, ít trang trí hoa văn. Y phục của nam giới gồm áo cánh bốn thân, xẻ ngực, buộc khuy nút vải, cổ tròn, ống tay áo nhỏ và dài, có hai túi ở hai bên vạt áo. Trang phục nữ, thường có hai chiếc áo, một chiếc áo cánh ngắn và một chiếc áo dài; quần hoặc váy, thắt lưng; khăn vấn tóc và khăn vuông đội trên đầu. Áo cánh là loại áo ngắn, mỏng, may bằng vải trắng hoặc màu sáng, mặc bên trong áo dài. Áo có bốn thân, xẻ ngực, cổ tròn, ống tay nhỏ, có hai túi nhỏ ở vạt áo. Áo dài là loại áo năm thân, có năm cúc bằng nút vải hoặc bằng đồng cài bên nách phải; thắt lưng dài quấn quanh bụng rồi buộc phía sau, buông dài xuống ngang kheo chân; cổ áo tròn; ống tay dài và hẹp.

Lương thực chính mà người Tày sử dụng để nấu ăn hằng ngày là gạo tẻ. Ngoài cơm tẻ ăn hằng ngày, người Tày còn sử dụng gạo tẻ và gạo nếp để nấu cháo, cơm lam, bún, cốm, rất nhiều món xôi và các loại bánh. Đặc biệt, dân tộc Tày có món bánh trứng kiến được xem là một đặc sản bởi nhân bánh được chế biến từ trứng của một loài kiến đen xây tổ trên cành cây đem xào với mỡ, muối, kiệu hay hành lá.

Trang phục nữ truyền thống của đồng bào dân tộc Tày.

Dân tộc Tày có nền văn hóa phong phú, với các thể loại, thơ ca, múa nhạc. Các điệu dân ca phổ biến nhất là hát lượm, then, quan lang, lượn, hát ví, hát ru, hát đồng dao... Trong đó, Then được coi là một làn điệu dân ca đặc biệt, trước kia hầu như chỉ sử dụng trong nghi lễ dưới hình thức hát xướng và khi hát có thể kết hợp với cả múa và nhạc. Đàn tính là loại nhạc cụ có mặt trong tất cả những sinh hoạt văn hóa tinh thần của người Tày, như linh hồn trong nghệ thuật dân ca dân vũ Tày.

Đồng bào Tày sinh sống đoàn kết cùng anh em các dân tộc trên địa bàn thành phố Sơn La.
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra dự án khắc phục hậu quả thiên tai tại Bắc Yên

    Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra dự án khắc phục hậu quả thiên tai tại Bắc Yên

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 1/4, đồng chí Nguyễn Đình Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, cùng đoàn công tác của tỉnh đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn huyện Bắc Yên. Tham gia cùng đoàn có đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.
  • 'Tập trung triển khai thực hiện nhiệm vụ quý II/2025

    Tập trung triển khai thực hiện nhiệm vụ quý II/2025

    Thành phố Sơn La -
    Ngày 1/4, đồng chí Hà Trung Chiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội; quốc phòng, an ninh, đối ngoại; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2025.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 2/4/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 2/4/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa suy yếu. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có cường độ ổn định. Thời tiết: Mây thay đổi, không mưa. Sáng sớm có nơi có sương mù. Trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm. Trưa chiều giảm mây hửng nắng.
  • 'Yên Châu chăm bón vùng mận hậu

    Yên Châu chăm bón vùng mận hậu

    Kinh tế -
    Huyện Yên Châu có gần 4.000 ha, là vùng trồng mận hậu lớn của tỉnh, được trồng tập trung ở một số xã vùng cao biên giới. Thời điểm này, các chủ vườn đang tập trung chăm sóc mận thời kỳ đậu quả, áp dụng linh hoạt các biện pháp kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất đảm bảo mận đạt năng suất, chất lượng cao.
  • 'Thúc đẩy tín dụng - tăng trưởng kinh tế

    Thúc đẩy tín dụng - tăng trưởng kinh tế

    Kinh tế -
    Nguồn vốn tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ đầu tư, sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó, sau khi hợp nhất, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 3 đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.
  • 'Phát triển nghề nuôi cá lồng

    Phát triển nghề nuôi cá lồng

    Kinh tế -
    Phát huy lợi thế mặt nước lòng hồ thủy điện Sơn La, huyện Quỳnh Nhai đã triển khai nuôi thủy sản, với hơn 4.500 lồng cá, sản lượng cá lồng hằng năm đạt gần 1.200 tấn. Đây cũng là vùng nuôi cá lồng lớn nhất của tỉnh. Những năm gần đây, các hợp tác xã, hộ dân tại huyện Quỳnh Nhai đã ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi cá lồng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm.
  • 'Đổi thay về y tế ở huyện Vân Hồ

    Đổi thay về y tế ở huyện Vân Hồ

    Sức khỏe -
    Với sự quan tâm của Nhà nước, các công trình y tế của huyện Vân Hồ được đầu tư, xây dựng; bổ sung nhiều thiết bị hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân.