'Vén màn' bí ẩn chè cổ núi Tam Đảo thuộc địa phận Thái Nguyên - Kỳ 1: Hành trình vượt núi

Theo những người đi rừng lâu năm, nơi đỉnh núi Tam Đảo thuộc địa phận xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, có một quần thể cây được cho là chè cổ thụ với kích thước gốc lớn, tuổi đời ước tính vài trăm năm. Mỗi khi mùa hoa đến, đỉnh núi mờ sương Tam Đảo lại vàng rực màu hoa chè. Thông tin này đã thôi thúc chúng tôi - những phóng viên, biên tập viên của Báo Thái Nguyên vượt núi, băng rừng, tìm cách “vén màn" bí ẩn cây chè cổ…

Đoàn gồm nhà khoa học, chuyên gia ngành chè và phóng viên, biên tập viên Báo Thái Nguyên thể hiện quyết tâm vượt núi tìm cây chè cổ trước chuyến đi.
Đoàn gồm nhà khoa học, chuyên gia ngành chè và phóng viên, biên tập viên Báo Thái Nguyên thể hiện quyết tâm vượt núi tìm cây chè cổ trước chuyến đi.

Hoa chè vàng… đỉnh núi

Nhiều lần vượt núi, đến cây chè cổ trên đỉnh núi Bóng, xã Minh Tiến (Đại Từ), nên chúng tôi rất quan tâm đến việc phát hiện cây chè cổ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Những năm 2020, thông tin đầu tiên về cây chè cổ trên đỉnh Tam Đảo thuộc địa phận xã La Bằng (Đại Từ) được hé lộ. Những người đi rừng nơi đây cho biết, vào mùa hoa, nhiều khu vực trên đỉnh núi, hoa chè rụng vàng cả một góc rừng, sau đó là hàng trăm, hàng nghìn quả chè xuất hiện. Hoa và quả chè này rất giống với chè trung du của Thái Nguyên khiến họ cho rằng có rất nhiều cây chè cổ kích thước lớn trên đỉnh núi Tam Đảo.

Rừng Tam Đảo ẩn chứa những bí ẩn về cây chè cổ.
Rừng Tam Đảo ẩn chứa những bí ẩn về cây chè cổ.

Từ thông tin của những người đi rừng cung cấp, đầu năm 2025, một số cuộc khảo sát đã được chính quyền xã La Bằng thực hiện. Ông Dương Văn Vượng, Chủ tịch UBND xã La Bằng cho biết: Đoàn khảo sát của xã La Bằng đã lên đỉnh dãy Tam Đảo và tìm thấy một quần thể 18 cây có kích thước lớn và hàng trăm cây nhỏ rất giống cây chè.

1.00

Với quần thể 18 cây được cho là chè cổ có kích thước lớn, người dân địa phương ước tính vài trăm năm tuổi. Những thông tin này đã thúc giục chúng tôi cùng hành quân để tìm hiểu thực hư về cây chè cổ.

8 tiếng ngược ngàn

Để xác thực cây chè cổ, chúng tôi đã kết nối với PGS. TS Hà Duy Trường, Giám đốc Trung tâm Đào tạo, nghiên cứu giống cây trồng và vật nuôi (Trường Đại học Nông lâm, Đại học Thái Nguyên) - đơn vị chủ trì, thực hiện Đề tài “Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển nguồn gen cây chè cổ thụ núi Bóng, xã Minh Tiến, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”. Đồng thời liên hệ với nghệ nhân Nguyễn Thị Hải, Chủ tịch Hội chè Đại Từ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã chè La Bằng. Tham gia đoàn còn có anh Trương Thủy Luân, Phó Chủ tịch Hội chè Đại Từ, đại diện thương hiệu du lịch Thái Nguyên Adventure và anh Hứa Văn Thịnh, Giám đốc Hợp tác xã chè La Bằng.

Đoàn vượt núi Tam Đảo lên tìm cây chè cổ.
Đoàn vượt núi Tam Đảo lên tìm cây chè cổ.

Tất cả mọi người đều nhiệt huyết, đam mê tìm hiểu về cây chè cổ nên tích cực tham gia tổ chức chuyến đi. Đặc biệt, nghệ nhân Nguyễn Thị Hải có kiến thức rộng về chè và đã 1 lần cùng đoàn khảo sát của xã La Bằng lên đỉnh núi tìm cây chè cổ. Anh Trương Thủy Luân có kinh nghiệm đi rừng, cũng từng đi cùng đoàn xã La Bằng và biết sử dụng định vị GPS chuyên dụng để tìm cây chè.

Các thành viên trong Đoàn tay xách nách mang rất nhiều hành lý.
Các thành viên trong Đoàn tay xách nách mang rất nhiều hành lý.

Khi biết chúng tôi có ý định vượt núi, nghệ nhân Nguyễn Thị Hải cảnh báo: Muốn lên được đến cây chè cổ, các nhà báo phải leo núi liên tục khoảng 8 tiếng. Quãng đường vượt núi, leo vách đá, có đoạn sát mép vực rất nguy hiểm. Ngoài ra, do quãng đường xa, lên đến nơi là chiều tối nên mọi người cần phải mang theo lều, túi ngủ để ngủ lại qua đêm trong rừng sâu, hôm sau mới có thể xuống núi. Cùng với máy móc, thiết bị để tác nghiệp và tư trang cá nhân, ước chừng mỗi người phải cõng hàng chục cân vượt núi, vậy nên các nhà báo cần xác định đủ sức khỏe mới có thể đi được.

Dù đã 60 tuổi, nghệ nhân Nguyễn Thị Hải vẫn rất khỏe khoắn, quyết tâm tham gia đoàn tìm cây chè cổ.
Dù đã 60 tuổi, nghệ nhân Nguyễn Thị Hải vẫn rất khỏe khoắn, quyết tâm tham gia đoàn tìm cây chè cổ.

Dù biết rất khó khăn, vất vả và nguy hiểm, nhưng với ý chí quyết tâm cao, nhóm phóng viên, biên tập viên của Báo Thái Nguyên không từ bỏ ý định tìm cây chè cổ. 7h30 phút một ngày cuối tháng 3, đoàn có mặt đông đủ dưới chân núi Tam Đảo. Ai cũng khoác ba lô lớn với đầy đủ dụng cụ tác nghiệp, túi ngủ, áo ấm. Gần 8h, đoàn bắt đầu hành quân ngược ngàn.

Đường đi men theo dòng suối Kẹm chảy róc rách như một áng tóc trữ tình.
Đường đi men theo dòng suối Kẹm chảy róc rách như một áng tóc trữ tình.
1.00

Cuối xuân, đầu hạ, con đường rừng vượt núi Tam Đảo đẹp như một bức tranh. Đường đi men theo dòng suối Kẹm chảy róc rách như một áng tóc trữ tình. Tiếng suối reo hòa cùng tiếng chim hót khiến lòng người thư thái, rộn rã. Tuy nhiên, cùng với vẻ đẹp nên thơ, cung đường vượt núi đầy vất vả hiểm nguy với những đoạn dốc tức ngực, vách đá dựng đứng, bờ vực chênh vênh. Con đường mòn sát suối đất lở chỉ chực chờ “nuốt chửng” những nhà leo núi không chuyên.

Các thành viên trong đoàn hỗ trợ nhau vận chuyển hành lý qua đoạn đường khó.
Các thành viên trong đoàn hỗ trợ nhau vận chuyển hành lý qua đoạn đường khó.

Và một khó khăn khác, sau hơn 1 tiếng đồng hồ leo núi, các thành viên trong đoàn đã thấm mệt, dốc núi dựng đứng cộng với chiếc ba lô nặng đến 15kg trên lưng khiến có thành viên bị căng cơ, chuột rút, phải lết chân khó nhọc…

Đường đi men theo dòng suối Kẹm chảy róc rách như một áng tóc trữ tình.
Đoàn phát hiện ra cây chè cổ đầu tiên khu vực đỉnh núi Tam Đảo.

Vượt qua hết thảy mọi khó khăn, gần 4 giờ chiều, tất cả thành viên trong đoàn lên được khu vực đỉnh núi. Anh Trương Thủy Luân sử dụng máy định vị GPS và xác định khu vực này gần đến nơi xuất hiện cây chè cổ. Cả đoàn đều tập trung tìm kiếm cây chè. Đang đi, bỗng anh Luân nhìn thấy một cây giống cây chè nên vội vàng vạch lá, băng rừng tiến tới.

-    Mọi người ơi, hình như đây là cây chè cổ - Anh Luân hét lớn

PGS. TS Hà Duy Trường (bên phải) và anh Trương Thủy Luân khảo sát cây chè cổ.
PGS. TS Hà Duy Trường (bên phải) và anh Trương Thủy Luân khảo sát cây chè cổ.

Cả đoàn vội đến sát cây nghi là cây chè. PGS. TS Hà Duy Trường thực hiện khảo sát mẫu cành, mẫu lá và đưa ra nhận định: Đây là một cây chè cổ, rất giống với một giống chè Shan quý.

1.00

Từ cây chè đầu tiên, “bức màn bí ẩn” về một quần thể cây chè cổ dần được hé lộ. Mời quý độc giả đón đọc: ‘Vén màn’ bí ẩn chè cổ núi Tam Đảo thuộc địa phận Thái Nguyên - kỳ 2: Giống chè Shan quý

Theo Báo Thái Nguyên
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 18/5/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 18/5/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của rìa phía Nam rãnh áp thấp có trục ở khoảng 24-27 độ Vĩ Bắc, từ khoảng chiều tối và đêm nay (17/5) bị nén dịch xuống phía Nam bởi bộ phận áp cao lục địa ở phía Bắc. Trên cao, vùng hội tụ gió lên đến 3000m còn duy trì, áp cao cận nhiệt đới lấn dần về phía Tây sau có cường độ ổn định. Thời tiết: Nhiều mây, có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và rải rác có dông (thời gian mưa tập trung từ chiều tối đến sáng). Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Ngày có lúc giảm mây trời nắng.
  • 'Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận tại tổ về một số dự thảo luật

    Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận tại tổ về một số dự thảo luật

    Diễn đàn cử tri -
    Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, ngày 17/5, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La tham gia thảo luận tại tổ đối với dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam; Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
  • 'Thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

    Thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 17/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, chủ trì và chỉ đạo Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo. Phiên họp diễn ra theo hình thức trực tiếp và kết nối trực tuyến tới các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trên cả nước.
  • 'Nâng cao năng lực trợ giúp pháp lý cho cán bộ cơ sở, người có uy tín trong cộng đồng

    Nâng cao năng lực trợ giúp pháp lý cho cán bộ cơ sở, người có uy tín trong cộng đồng

    Ngày 17/5, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Sơn La tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao năng lực về trợ giúp pháp lý cho 400 cán bộ thôn, bản, đoàn thể, người có uy tín trong cộng đồng các xã Nậm Giôn, Chiềng Lao, Chiềng Công, Chiềng Ân, huyện Mường La và các xã: Bon Phặng, Chiềng Pấc, Chiềng Ngàm, Nong Lay, huyện Thuận Châu.
  • 'Dồn sức xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo đà thúc đẩy các lĩnh vực phất triển bền vững

    Dồn sức xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo đà thúc đẩy các lĩnh vực phất triển bền vững

    Huyện Sốp Cộp -
    Bám sát định hướng của tỉnh, huyện Sốp Cộp tập trung phát triển hạ tầng giao thông làm trục “xương sống”, tạo đà thúc đẩy đồng bộ các lĩnh vực đô thị, thương mại, thông tin, y tế, giáo dục và an sinh xã hội; góp phần thay đổi diện mạo vùng nông thôn biên giới.
  • 'Tạo môi trường để thế hệ trẻ giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

    Tạo môi trường để thế hệ trẻ giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

    Văn hóa - Xã hội -
    Huy động nguồn lực đầu tư, xây dựng các thiết chế văn hoá, điểm sinh hoạt, vui chơi giải trí lành mạnh; vận động thành lập các câu lạc bộ, đội, nhóm về văn hoá dân gian trong trường học và cộng đồng; tổ chức các hoạt động văn hoá, nghệ thuật cho thanh niên… là cách làm của các cơ sở đoàn trong tỉnh để tạo môi trường cho đoàn viên, thanh niên tham gia bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.