Báo Sơn La đạt mức tốt về chuyển đổi số với 81,06 điểm

Ngày 16/12, Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông công bố kết quả đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí năm 2024. Theo đó, Báo Sơn La đạt mức tốt về chuyển đổi số với 81,06/100 điểm, tăng 2 bậc so với năm 2023 và nằm trong nhóm 25 cơ quan báo chí địa phương đạt mức tốt về chuyển đổi số.

Giọng nữ
Xếp loại mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí của Báo Sơn La năm 2024

Những năm gần đây, Báo Sơn La đẩy mạnh chuyển đổi số. Các hoạt động của Tòa soạn được điều hành trên môi trường mạng, đảm bảo nhanh, chất lượng, hiệu quả. Kết hợp báo in với báo điện tử đa phương tiện, khai thác ưu thế của mạng xã hội để chuyển tải thông tin đến bạn đọc nhanh chóng, kịp thời và rộng rãi. Đầu tư, nâng cấp Báo Sơn La điện tử, khai thác tối đa các tính năng, thế mạnh, như: Video clip, infographic, Emagazine; mở mới “Chuyên mục ảnh”, Short video, “Bản tin Podcats”, bản tin thời tiết; ứng dụng công nghệ AI để làm phát thanh viên ảo; mở 3 chuyên trang tiếng Anh, tiếng dân tộc Thái, tiếng dân tộc Mông. Phát triển các nền tảng mạng xã hội Facebook, Zalo, trang Fanpage, Youtube, TikTok của Báo Sơn La... Ứng dụng APP xem Báo Sơn La điện tử trên các thiết bị thông minh, điện thoại di động; ứng dụng quét mã QR trên điện thoại thông minh xem fanpage trên facebook, kênh Youtube của Báo Sơn La.

Giao diện Báo Sơn La điện tử được đầu tư nâng cấp, mở mới các chuyên mục.

Năm 2024 ghi nhận 351 cơ quan báo chí tham gia chương trình tập huấn, hướng dẫn cơ quan báo chí thực hiện đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số. Trong đó, có 339 cơ quan báo chí hoàn thành bài thực hành đạt yêu cầu của chương trình và được cấp tài khoản chính để thực hiện đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số của đơn vị, bắt đầu từ ngày 1/11/2024 đến ngày 15/11/2024.

Kỹ thuật viên phòng Báo Điện tử, Báo Sơn La xử lý tin, bài trên hệ thống CMS.

Mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí của các cơ quan báo chí được xác định căn cứ vào tổng điểm đạt được của 5 trụ cột và được xếp theo 5 mức: Mức yếu là dưới 50 điểm; mức trung bình từ 50 đến dưới 60 điểm; mức khá từ 60 đến dưới 75 điểm; mức tốt từ 75 đến dưới 90 điểm; mức xuất sắc từ 90 điểm trở lên.

Đánh giá mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí dựa trên 5 trụ cột, gồm: Chiến lược; hạ tầng số, nền tảng số và an toàn thông tin; sự đồng nhất về tổ chức và chuyên môn; độc giả, khán giả, thính giả và mức độ ứng dụng công nghệ số. Bộ Chỉ số đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí được dùng để theo dõi, đánh giá được hiện trạng thực hiện chuyển đổi số hằng năm của cơ quan báo chí, so sánh và xếp hạng mức độ chuyển đổi số của cơ quan báo chí; so sánh giữa các năm với nhau, thấy được các điểm mạnh cần phát huy, những điểm yếu cần khắc phục và cung cấp thông tin hỗ trợ cho cơ quan báo chí và các cơ quan liên quan thực hiện các giải pháp chuyển đổi số phù hợp nhằm hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra tại Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Duy Tùng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Nông nghiệp -
    Toàn tỉnh đang có hơn 138.800 con chó, mèo cần được tiêm vắc xin phòng bệnh dại. Để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh dại bùng phát trong mùa nắng nóng, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh đã phối hợp với các địa phương triển khai tiêm vắc xin dại cho đàn chó, mèo.
  • 'Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Hằng năm, huấn luyện dân quân tự vệ ở huyện Thuận Châu luôn có sự đổi mới theo hướng thiết thực, chất lượng, bám sát chức năng, nhiệm vụ trên từng địa bàn; nội dung, hình thức phong phú. Qua đó, chất lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dân quân tự vệ được nâng lên, góp phần đảm bảo công tác quốc phòng - an ninh tại địa phương.
  • 'Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Kinh tế -
    Với lợi thế là trung tâm kinh tế - chính trị của huyện, xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp luôn tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư mở rộng dịch vụ, thương mại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
  • 'Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Kinh tế -
    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm 2025 luôn hối hả, với 3 dự án xây dựng nhà máy đang triển khai. Cùng với thu hút đầu tư, các cấp, ngành của tỉnh đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho các dự án đang triển khai tại Khu công nghiệp Mai Sơn nhằm sớm đưa các nhà máy vào hoạt động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Nông thôn mới -
    Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo và quyết tâm vươn lên thoát nghèo của nhân dân, diện mạo 10 bản biên giới của thị xã Mộc Châu có nhiều khởi sắc; cuộc sống của nhân dân ngày một ấm no.
  • 'Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Xây dựng Đảng -
    Kịp thời nắm bắt tư tưởng, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và đề xuất các giải pháp tuyên truyền phù hợp, tạo sự đồng thuận, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy đã tổ chức điều tra dư luận xã hội liên quan đến việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW.
  • 'Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Gương sáng bản làng -
    Những ngày cuối tháng 3, chúng tôi có dịp đến bản Pặt, xã Mường Chùm, huyện Mường La. Đây là bản nông thôn mới kiểu mẫu của xã, nơi có nhiều gương nông dân làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo. Tiêu biểu là chị Lò Thị Thưa với mô hình trồng dâu tây và cà chua, vừa đem lại thu nhập cao, vừa tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.