Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Phù Yên tiếp nhận và quản lý chặt chẽ công dân trở về từ vùng có dịch

Phù Yên là một trong những địa phương của tỉnh có số lao động đông đi làm tại các tỉnh, thành phía Nam, với gần 20.000 lao động. Đến ngày 15/10, số lao động trở về địa phương đã có khoảng 6.000 người, trong đó, 3.000 người từ các tỉnh phía Nam đã về địa phương.

Huyện Phù Yên đã chủ động xây dựng các phương án sẵn sàng đón lao động trở về với các biện pháp phòng, chống dịch. Theo đó, việc tổ chức lấy mẫu xét nghiệm ngay tại các chốt kiểm dịch Đu Lau, xã Tân Lang và Nghĩa Hưng, xã Mường Cơi sớm phát hiện các trường hợp dương tính, chủ động bóc tách và đưa vào khu điều trị tránh việc để bệnh nhân trở nặng mới đưa vào khu điều trị.

           

Công dân thực hiện khai báo y tế tại chốt kiểm dịch Đu Lau, xã Tân Lang (Phù Yên).

           

Từ cuối tháng 9, sau khi tiếp nhận thông tin nhiều lao động tại các tỉnh, thành “vùng đỏ” có nguyện vọng được trở về địa phương, cùng với nhiều nhóm lao động đã tự về bằng cách đi xe máy. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 huyện Phù Yên đã chỉ đạo di dời chốt kiểm soát dịch bệnh tại bản Đu Lau sang khu đất rộng hơn. Tăng cường lực lượng đảm bảo đủ điều kiện để bố trí khu tiếp đón công dân, khu vực chờ kết quả test nhanh kháng nguyên và 2 khu vực khai báo y tế dành cho từng nhóm công dân. Các địa phương thực hiện việc xây dựng các lán, trại cách ly tập trung cho người lao động trở về từ vùng có dịch. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh của huyện lựa chọn, trưng dụng các cơ sở nhà nghỉ, khách sạn, nhà văn hóa hay khu nhà trọ... đáp ứng đủ các điều kiện làm khu cách ly tập trung. Các khu vực cách ly lán trại hay khu được trưng dụng đảm bảo giãn cách mỗi người một phòng ở, hạn chế xảy ra nguy cơ lây nhiễm chéo.

           

Ông Lê Tiến Quân, Phó Chủ tịch UBND huyện, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 huyện Phù Yên, cho biết: Ngay khi tiếp nhận công dân ở điểm đầu tại Đu Lau và Nghĩa Hưng, chúng tôi đã tổ chức phân loại người lao động trở về theo các nhóm: Đã tiêm từ 1 mũi vắc-xin trở lên; chưa được tiêm vắc-xin và nhóm bệnh nhân F0 đã được điều trị khỏi. Từ đó, đưa công dân vào các khu cách ly tập trung của huyện hoặc của các xã. Giao các xã thực hiện việc bảo đảm an ninh trật tự tại các điểm cách ly, tránh để xảy ra các trường hợp công dân bỏ trốn khỏi khu cách ly hoặc không thực hiện cách ly y tế theo quy định.

           

Kim Bon là xã có số lao động đi làm ăn tại các tỉnh phía Nam nhiều nhất của huyện Phù Yên với gần 691 lao động, đa số là đồng bào dân tộc Mông. Thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 huyện, lao động xã nào về thực hiện tại xã đó nhằm giảm bớt sự quá tải cho các khu cách ly tập trung của huyện. Ngay từ cuối tháng 8, cùng với sự hỗ trợ của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an và quân đội được tăng cường, xã Kim Bon đã vận động người dân một số bản góp công cùng làm khu lán, trại cách ly. Theo đó, khu cách ly tập trung tại các bản Trung Thành, Kim Bon, Suối Pa và Suối On sức chứa trên 580 công dân, đảm bảo mỗi người một lán hạn chế nguy cơ xảy ra lây nhiễm chéo. Số lao động đã và đang trên đường trở về địa phương hiện là 400 người.

           

Ông Giàng A Súa, Trưởng bản Kim Bon, xã Kim Bon, thông tin: Hiện nay, khu lán trại của bản đã tiếp nhận trên 100 người trở về từ vùng có dịch. Ban Quản lý bản đã thành lập chốt ở trong khu cách ly, triển khai trực 24/24 để đảm bảo an toàn không có trường hợp nào trốn khỏi khu cách ly gây lây lan dịch bệnh cho cộng đồng.

           

Khu cách ly tập trung Trung tâm Giáo dục Lao động (cũ) tại xã Mường Thải có 3 dãy nhà với sức chứa tối đa đạt 300 người. Hiện tại, khu cách ly đã và tiếp nhận gần 100 công dân thực hiện cách ly tập trung, việc quản lý được Ban Chỉ đạo huyện giao cho Ban CHQS phối hợp cùng Công an huyện phụ trách.

           

Thiếu tá Đinh Bình Nhưỡng, Tổ trưởng Tổ bảo đảm an ninh Khu cách ly tập trung Trung tâm Giáo dục Lao động cũ của huyện Phù Yên, cho hay: Chúng tôi đã bố trí 13 camera an ninh giám sát 24/24, không để xảy ra tình trạng công dân trốn cách ly, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.

           

Dịch bệnh Covid-19 còn kéo dài và còn đó những khó khăn trong công tác phòng dịch tại địa phương. Từ kinh nghiệm chống dịch trong thời gian vừa qua, huyện Phù Yên đã chủ động xây dựng các phương án dự phòng cho những tình huống có thể xảy ra, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng.

Khải Hoàn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chiềng Mung chung sức, đồng lòng, khát vọng phát triển

    Chiềng Mung chung sức, đồng lòng, khát vọng phát triển

    Xã hội -
    Chiềng Mung được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 xã: Chiềng Mung, Mường Bằng và Mường Bon, huyện Mai Sơn cũ. Đảng bộ xã có 56 chi bộ trực thuộc, với 1.236 đảng viên. Trong khí thế phấn khởi hướng tới Đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030, cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Chiềng Mung tràn đầy niềm tin và kỳ vọng về nhiệm kỳ mới khởi sắc, tạo nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững.
  • 'Chăm lo các gia đình chính sách, người có công

    Chăm lo các gia đình chính sách, người có công

    Xã hội -
    Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, các cấp, các ngành, các địa phương và nhân dân trên địa bàn tỉnh luôn quan tâm thực hiện tốt việc chăm lo, giúp đỡ, tạo điều kiện các gia đình chính sách, người có công vươn lên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
  • 'Tô thắm truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

    Tô thắm truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

    Xã hội -
    Thực hiện chức năng tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, phục hồi sức khỏe; thực hiện chế độ, chính sách, tiêu chuẩn đãi ngộ của Nhà nước đối với người có công thuộc phạm vi quản lý, Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh luôn nỗ lực hoàn thành tốt vai trò, thể hiện tấm lòng tri ân với thế hệ cha anh đã dành trọn thanh xuân cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • 'Phong trào văn hóa, văn nghệ trong quân đội

    Phong trào văn hóa, văn nghệ trong quân đội

    Văn hóa - Xã hội -
    Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, phong trào “Tiếng hát át tiếng bom” cùng những ca khúc cách mạng đã trở thành nguồn sức mạnh tinh thần to lớn, hun đúc ý chí quân chiến đấu, góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang của dân tộc. Trong thời bình, khi yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu ngày càng cao, việc chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho bộ đội luôn được Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh xác định là một trong những nội dung quan trọng, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.
  • 'Sức sống từ những làn điệu dân ca

    Sức sống từ những làn điệu dân ca

    Văn hóa - Xã hội -
    Vùng đất Thuận Châu xưa được biết đến với tên gọi Mường Muổi, là nơi cư ngụ lâu đời của đồng bào dân tộc Thái đen, nổi tiếng với kho tàng văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những giá trị văn hóa ấy vẫn đang được bà con gìn giữ, phát huy và truyền lại cho nhiều thế hệ.
  • 'CÔNG MINH - CHÍNH TRỰC - KHÁCH QUAN - THẬN TRỌNG - KHIÊM TỐN

    CÔNG MINH - CHÍNH TRỰC - KHÁCH QUAN - THẬN TRỌNG - KHIÊM TỐN

    Xã hội -
    Với tinh thần đổi mới, đoàn kết và trách nhiệm, ngành Kiểm sát Sơn La khẳng định vai trò là một trong những lực lượng nòng cốt trong công cuộc bảo vệ pháp luật, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo các quyền dân chủ của nhân dân.
  • 'Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, góp phần đưa tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, góp phần đưa tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Xây dựng Đảng -
    Thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Đảng bộ Ủy ban nhân dân tỉnh chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/3/2025. Đảng bộ có 47 tổ chức cơ sở đảng, gồm 31 đảng bộ cơ sở, trong đó, 233 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở, 9 đảng bộ bộ phận và 16 chi bộ cơ sở, với tổng số hơn 5.100 đảng viên. Ngay sau khi đi vào hoạt động, Đảng bộ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực.
  • 'Ổn định tổ chức, bứt phá cải cách tài chính công

    Ổn định tổ chức, bứt phá cải cách tài chính công

    Cải cách hành chính -
    Cùng với tập trung sắp xếp tổ chức bộ máy theo mô hình mới, tỉnh Sơn La cũng chú trọng cải cách tài chính công, là một trong những địa phương đầu tiên hoàn tất hệ thống thanh toán chi ngân sách liên thông từ tỉnh đến xã. Đến ngày 16/7, tỉnh Sơn La có phường Tô Hiệu và xã Sốp Cộp đã thực hiện thành công việc chi trả lương.