Công nghệ AI và câu chuyện gắp lửa bỏ tay người

Trí thông minh nhân tạo hay còn gọi là trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng phát triển, ứng dụng rộng rãi, có hiệu quả trong nhiều lĩnh vực của đời sống.

Tuy nhiên, trí tuệ nhân tạo cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro cho xã hội, nhất là khi nó được các thế lực phản động, thù địch, cơ hội chính trị lợi dụng nhằm thông tin sai sự thật, xuyên tạc, bịa đặt, hòng bôi nhọ, vu khống, xúc phạm người khác. Đây là thực tế đang diễn ra ở hầu hết các quốc gia, trong đó có Việt Nam, cần được nhận thức và có biện pháp đối phó hiệu quả.  

AI - đúng-sai khó phân biệt

Các thế lực phản động, thù địch, cơ hội chính trị ngoài các cách thức truyền thống còn sử dụng các thủ đoạn tinh vi, trong đó có sử dụng AI, lợi dụng những câu trả lời không phân biệt được “đúng-sai” của các phần mềm để chống phá, thực hiện thông tin, tuyên truyền các quan điểm sai trái, thù địch, nhất là trên không gian mạng. Các bài báo sử dụng AI của các tổ chức như: Đài châu Á tự do; BBC News Tiếng Việt; Việt Tân... liên tục được đăng tải, chia sẻ với mục đích xuyên tạc, hướng lái người dân hiểu sai về Đảng, về hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh, về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Các tổ chức này đã sử dụng các dữ liệu bịa đặt, xuyên tạc để thực hiện huấn luyện các phần mềm thông minh nhân tạo như ChatGPT, Bing, Bar... để khi đặt những câu hỏi mang tính định hướng xuyên tạc như: “Ai là cha già dân tộc của chúng ta?”; “Ai sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta?”; “Ai đã cho ta một mùa xuân đầy ước vọng?”... Với những câu hỏi bị thêm, bớt câu từ hay thiếu địa danh như trên thì câu trả lời của “trí tuệ nhân tạo” ChatGPT đưa ra thường là: “Không có người được chỉ định là cha già dân tộc Việt Nam”; “Không có ai sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”; “Không có một người hoặc tổ chức nào cung cấp cho chúng ta một mùa xuân đầy ước vọng”... đồng thời tuyên truyền ChatGPT là trí tuệ, là hiện đại và hiểu toàn xã hội nên ChatGPT khi trả lời là khách quan, là công bằng và cần phải tin ChatGPT là “chân lý”.

Công nghệ AI và câu chuyện gắp lửa bỏ tay người
Ảnh minh họa: nhandan.vn 

Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của Người, các tài liệu lưu trữ về cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người chưa bao giờ tự nhận mình là “Cha già dân tộc”, đây là vì nhân dân kính yêu, mỗi lần thành kính khi nói về Người. Hình tượng “người Cha” của Bác đã đi vào thi ca, âm nhạc, vào hồn cốt của văn hóa dân tộc. Nhà thơ Tố Hữu viết: "Người là Cha, là Bác, là Anh/ Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ" (Sáng tháng Năm) hay “Người Cha mái tóc bạc/ Đốt lửa cho anh nằm” (Đêm nay Bác không ngủ-Minh Huệ)...

“Vị Cha già dân tộc” là cái tên thể hiện sự tôn kính, đi vào tiềm thức mỗi con người Việt Nam, vì một vĩ nhân đã hy sinh cả cuộc đời cho dân tộc Việt. Cũng giống như hình tượng ẩn dụ Đảng chính là mùa xuân của đất nước, của dân tộc, thể hiện niềm tin và hy vọng của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào sự phát triển của tương lai đất nước.

Vậy AI là gì? Vì sao thời gian qua các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị sử dụng AI để sản xuất các thông tin nhằm phủ định các thành quả của Đảng và Nhà nước ta? Câu trả lời là: AI là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính, là một sản phẩm do con người sử dụng các kỹ thuật, công nghệ để giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi, suy nghĩ, xử lý và hành động mô phỏng suy nghĩ của con người. Nguyên lý hoạt động của các phần mềm AI sử dụng cách thức hỏi-đáp tự động sử dụng dữ liệu lớn khá là đơn giản. Về bản chất, đây là các phần mềm thông minh nhân tạo, thực hiện các câu trả lời của người dùng thông qua dữ liệu ghi nhớ từ dữ liệu thu thập được, phân tích để tìm ra các tầng ý nghĩa của các dữ liệu nên khi được hỏi, các phần mềm này không phân biệt được đúng hay sai.

Quá trình tạo ra một phần mềm thông minh nhân tạo bao gồm các bước: Thu thập dữ liệu (từ không gian mạng, từ cung cấp của người dùng), chọn lọc dữ liệu, gán nhãn dữ liệu để thực hiện huấn luyện cho phần mềm và huấn luyện phần mềm như việc tiếp thu tri thức của con người. Dữ liệu thu thập được càng nhiều thì càng có nhiều câu trả lời. Tuy nhiên, một vấn đề nảy sinh khi sử dụng các phần mềm này, đó là phần mềm có thể phân tích và hiểu rất nhiều tầng ý nghĩa của một dữ liệu đầu vào, nhưng không thể hiểu được ý nghĩa đó "đúng" hay "sai".

Các dữ liệu đang tồn tại trên internet mà các nhà khoa học thu thập được để huấn luyện cho phần mềm cũng không phải luôn theo thiên hướng có ý nghĩa là “đúng” và dữ liệu đó chứa thông tin là “đúng” do các nhà khoa học thường sử dụng các công cụ thu thập dữ liệu tự động, sức người cũng không thể thu thập được các dữ liệu để phân tách được tính đúng-sai của các dữ liệu đó do dữ liệu trên internet là rất lớn.

Những dữ liệu như vậy, các phần mềm thông minh nhân tạo như ChatGPT không thể đoán nhận và không thể bình luận, phán xét. Tuy nhiên, chính những nội dung này lại lôi kéo các thành phần phản động, cơ hội chính trị vào bình luận, chia sẻ. Chúng sử dụng các câu hỏi không đầy đủ, không mang tính khoa học để đánh lừa phần mềm thông minh nhân tạo nhằm bôi nhọ Đảng, Nhà nước như: “Không thể tồn tại kinh tế thị trường mà lại định hướng xã hội chủ nghĩa phải không?”; “Khi nào về đích chủ nghĩa xã hội”; “Lúc nào thì làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu?”...

Hay đặt câu hỏi so sánh sai lệch, cổ xúy kẻ bán nước như “Cờ vàng ba sọc đỏ là của nước nào?”... Và khi các phần mềm này trả lời những thông tin không như chúng mong muốn, chúng lại cung cấp các dữ liệu xuyên tạc, sai lệch để phần mềm trả lời theo hướng lái của chúng.

Nhận thức và sử dụng AI làm sao cho đúng?

Với một số đánh giá, phân tích như trên có thể thấy, các phần mềm thông minh nhân tạo có những ưu điểm nhất định, nếu chúng ta khách quan, sử dụng các dữ liệu đúng, phù hợp thì câu trả lời sẽ mang tính chất khách quan, minh bạch. Nếu có những đối tượng dùng các thủ đoạn xấu, cung cấp các dữ liệu sai lệch thì các phần mềm này dễ dàng bị hướng lái.

Chính vì thế, làm thế nào để nhận diện, xác định và loại bỏ các nội dung được tạo ra bởi các ứng dụng thông minh nhân tạo khi bản thân nó chứa các thông tin chưa được kiểm chứng, không trích dẫn nguồn gốc, sai lệch cũng như các vấn đề bảo mật thông tin người dùng. Khi triển khai các nội dung thông tin, tuyên truyền, chúng ta luôn cần những dữ liệu trung thực, nguồn thông tin và các góc nhìn mới về các sự kiện chính trị, xã hội, văn hóa đang diễn ra trong thực tiễn Việt Nam và trên thế giới, trong khi đó các phần mềm ứng dụng AI có khả năng trợ giúp con người tạo ra các thông tin mới dựa trên phân tích ngữ nghĩa và tổng hợp thông tin từ các dữ liệu có sẵn, hoặc nếu bị các đối tượng lạm dụng các phần mềm ứng dụng AI này để sản xuất nội dung sẽ dẫn tới các thông tin sai lệch, xuyên tạc.

Hiện nay, các thế lực thù địch, chống phá Đảng và Nhà nước ta cũng đang lợi dụng các kỹ thuật mới, công nghệ mới, trong đó có AI để xây dựng các nội dung chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng, tấn công thu thập dữ liệu để sử dụng vào mục đích chống phá, can thiệp vào hoạt động chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, đưa ra các thông tin thất thiệt hay dựng chuyện, bịa chuyện, sử dụng AI để đưa thông tin sai sự thật hòng bôi nhọ, vu khống và xúc phạm người khác... Một số khuyến cáo về giải pháp trong thời gian tới như sau:

Một là, đối với chủ thể quản lý, cần tiếp tục quán triệt sự lãnh đạo, bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; cần có sự thống nhất và phối hợp đồng bộ trong các cơ quan, tổ chức quản lý thông tin trên không gian mạng. Cần nhận thức đúng đắn trong toàn hệ thống chính trị về sử dụng các phần mềm thông minh nhân tạo theo bản chất vốn có của nó-không thể phân biệt “đúng-sai”.

Hai là, cần bổ sung, hoàn thiện hành lang pháp lý, ban hành luật pháp và hướng dẫn thực thi pháp luật liên quan đến sử dụng các hệ thống phần mềm ứng dụng AI, đặc biệt là sử dụng các dữ liệu trên không gian mạng, về điều chỉnh hành vi của người dùng khi sử dụng các phần mềm hỏi-đáp tự động để sáng tạo nội dung và cung cấp thông tin trên không gian mạng. Xây dựng chính sách hợp lý nhằm tổ chức thực hiện, phối hợp giữa các cơ quan được giao nhiệm vụ nghiên cứu, đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ bí mật nhà nước, chủ quyền quốc gia, an ninh quốc gia trên không gian mạng.

Ba là, các cơ quan quản lý nhà nước cần xây dựng các kế hoạch, chiến lược, chương trình tập huấn cho các cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức khi sử dụng các phần mềm thông minh nhân tạo nhằm nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân và phát huy vai trò của các cơ quan, tổ chức trong kiểm chứng các thông tin. Cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức để tận dụng thế mạnh về các cơ sở dữ liệu của mình, đồng thời chia sẻ dữ liệu với các cơ quan, tổ chức khác; trên cơ sở đó định hướng để người dân hiểu rõ về các phần mềm thông minh nhân tạo đã trả lời như thế nào, có khách quan, minh bạch hay không, câu trả lời có phù hợp và chuẩn xác hay không.

Bốn là, tăng cường công tác tập huấn, đào tạo nguồn nhân lực tham gia hoạt động bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, nguồn lực tham gia việc kiểm chứng thông tin, đặc biệt nhận diện và kiểm chứng thông tin do các phần mềm ứng dụng AI tạo ra. Chú trọng các hoạt động ứng dụng AI của các lực lượng chuyên trách bảo đảm và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo đảm chủ quyền, an ninh quốc gia trên không gian mạng...

PGS, TS TRẦN QUANG DIỆU, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng công nghệ thông tin, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Theo QĐND
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Nông nghiệp -
    Toàn tỉnh đang có hơn 138.800 con chó, mèo cần được tiêm vắc xin phòng bệnh dại. Để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh dại bùng phát trong mùa nắng nóng, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh đã phối hợp với các địa phương triển khai tiêm vắc xin dại cho đàn chó, mèo.
  • 'Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Hằng năm, huấn luyện dân quân tự vệ ở huyện Thuận Châu luôn có sự đổi mới theo hướng thiết thực, chất lượng, bám sát chức năng, nhiệm vụ trên từng địa bàn; nội dung, hình thức phong phú. Qua đó, chất lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dân quân tự vệ được nâng lên, góp phần đảm bảo công tác quốc phòng - an ninh tại địa phương.
  • 'Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Kinh tế -
    Với lợi thế là trung tâm kinh tế - chính trị của huyện, xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp luôn tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư mở rộng dịch vụ, thương mại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
  • 'Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Kinh tế -
    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm 2025 luôn hối hả, với 3 dự án xây dựng nhà máy đang triển khai. Cùng với thu hút đầu tư, các cấp, ngành của tỉnh đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho các dự án đang triển khai tại Khu công nghiệp Mai Sơn nhằm sớm đưa các nhà máy vào hoạt động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Nông thôn mới -
    Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo và quyết tâm vươn lên thoát nghèo của nhân dân, diện mạo 10 bản biên giới của thị xã Mộc Châu có nhiều khởi sắc; cuộc sống của nhân dân ngày một ấm no.
  • 'Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Xây dựng Đảng -
    Kịp thời nắm bắt tư tưởng, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và đề xuất các giải pháp tuyên truyền phù hợp, tạo sự đồng thuận, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy đã tổ chức điều tra dư luận xã hội liên quan đến việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW.
  • 'Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Gương sáng bản làng -
    Những ngày cuối tháng 3, chúng tôi có dịp đến bản Pặt, xã Mường Chùm, huyện Mường La. Đây là bản nông thôn mới kiểu mẫu của xã, nơi có nhiều gương nông dân làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo. Tiêu biểu là chị Lò Thị Thưa với mô hình trồng dâu tây và cà chua, vừa đem lại thu nhập cao, vừa tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.