Tự hào được giới thiệu văn hóa Sơn La đến với bạn đọc

Trong hoạt động nghề nghiệp, mỗi phóng viên có sở trường riêng và say mê các đề tài theo sở thích. Với tôi, viết về đề tài văn hóa luôn mang lại những cảm xúc thật đặc biệt bởi được tìm hiểu về truyền thống văn hóa của các dân tộc với bản sắc độc đáo, trao truyền qua các đời, hòa quyện trong dòng chảy đương đại.

Nghệ nhân ưu tú Hoàng Văn Chiêm, xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai biểu diễn đàn tính.

Sơn La có 12 dân tộc anh em cùng sinh sống lâu đời và quần tụ thành những cộng đồng dân cư ở những vùng miền khác nhau. Mỗi dân tộc khác nhau về tiếng nói, chữ viết, tín ngưỡng và trang phục. Khi tìm hiểu và viết những bài báo về lĩnh vực văn hóa, tôi càng bị cuốn vào những câu chuyện về văn hóa, những phong tục truyền đời, những tri thức dân gian vô cùng phong phú. Những câu chuyện luôn có sự gắn kết liền mạch, giải thích về sự hình thành của một cộng đồng người, sự ra đời của những con sông, con suối, về văn hóa, tín ngưỡng truyền đời như gốc rễ cho sự phát triển của mỗi dân tộc vùng Tây Bắc.

Đôi khi xuất phát từ một đề tài nhỏ, tôi bắt đầu tìm hiểu những kiến thức văn hóa liên quan của cả một dân tộc, gắn liền với miền đất mà cộng đồng dân tộc ấy hình thành và phát triển. Ở Sơn La, các dân tộc: Thái, Mường, Mông, Dao, Khơ Mú, La Ha, Sinh Mun... mỗi cộng đồng người được hình thành từ một nền văn hóa lâu đời, đặc sắc, độc đáo, mang nét đặc trưng riêng khác biệt cả về ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng. Trong đó, dễ nhìn thấy nhất chính là trang phục truyền thống với sự khác biệt về kiểu dáng, hoa văn, cách thức hoàn thiện. Có thể tìm thấy trong những đồ án hoa văn của khăn piêu, trong nghệ thuật tạo hoa văn trên trang phục dân tộc Mông, nghệ thuật vẽ sáp ong của dân tộc Dao... những giá trị chứa đựng cả tâm tư, khát vọng của những người phụ nữ sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật đó.

Trong kho tàng tri thức dân gian, những làn điệu dân ca, dân vũ dân tộc có từ lâu đời cho đến nay vẫn được gìn giữ và phát huy để làm giàu đẹp đời sống tinh thần ở mỗi cộng đồng dân cư nơi vùng cao. Những di sản vô giá của mỗi dân tộc được tái hiện trong những kho sách cổ, viết bằng chữ viết cổ của đồng bào Thái, Dao mà chứa đựng trong đó những câu chuyện từ nhành cây, ngọn cỏ cho đến chuyện khai thiên, lập địa, sự hình thành và quá trình phát triển của cả một cộng đồng người.

Để viết về đề tài văn hóa, tôi tìm gặp các nhà quản lý văn hóa, các nghệ nhân, già làng uy tín, những người cao niên, am hiểu văn hóa dân tộc tại các bản làng. Tôi càng thêm nể phục những con người dành tâm huyết cả đời mình cho việc nghiên cứu, sưu tầm văn hóa. Đó là Nghệ nhân nhân dân Lò Văn Lả, ở phường Tô Hiệu, Thành phố với bộ sưu tập đồ sộ gồm 27 tập, hơn 3.000 bài, gần 17.000 trang viết bằng chữ Thái, phiên âm tiếng Thái nghiên cứu về văn hóa dân tộc Thái. Hay Nghệ nhân ưu tú Bàn Văn Đức ở xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ với kho sách cổ dân tộc Dao được chép lại bằng chữ Nôm Dao trên nền giấy dó. Nghệ nhân nhân dân Điêu Văn Minh ở xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai không chỉ am hiểu sâu sắc văn hóa Thái mà còn giỏi hát then và chế tác đàn tính điêu luyện... Cùng rất nhiều những nghệ nhân dân gian tôi có may mắn được trò chuyện, tìm hiểu giúp tôi có được những kiến thức giá trị khi viết về lĩnh vực văn hóa.

Điều mà tôi cảm phục nhất khi nói về các nghệ nhân không chỉ là tâm huyết và sự am hiểu tường tận của họ về văn hóa dân tộc mà còn dành cho những nghệ nhân ấy một sự kính trọng sâu sắc bởi những cống hiến thầm lặng, sự trăn trở để có công trình giá trị lưu giữ truyền thống nguồn cội cho thế hệ con cháu.

Tuyên truyền về lĩnh vực văn hóa, tôi càng thấy tự hào hơn khi những năm gần đây, văn hóa các dân tộc được các cấp, ngành quan tâm, có nhiều chính sách bảo tồn, phát huy bằng những giải pháp hiệu quả. Trong đó, đặc biệt phải kể đến việc phát huy văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, xây dựng văn hóa dân tộc thành những sản phẩm du lịch độc đáo, riêng biệt, hấp dẫn du khách. Tự hào khi Sơn La có 15 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trong đó, “Nghệ thuật Xòe Thái” đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Lễ hội truyền thống được phục dựng, những điệu xòe Thái, múa chuông dân tộc Dao, nhảy tha kềnh dân tộc Mông... được tái diễn ở các sự kiện văn hóa, du lịch giúp văn hóa dân tộc được tôn vinh, quảng bá tới du khách gần xa.

Với nghề báo làm công tác tuyên truyền, vinh dự khi được góp sức giới thiệu, quảng bá về nét đẹp văn hóa, con người, mảnh đất Sơn La, tôi càng thêm yêu mến, tự hào và mong muốn những giá trị tốt đẹp ấy mãi mãi được gìn giữ, bảo tồn và phát huy hiệu quả, để văn hóa không chỉ làm đẹp cho đời sống tinh thần mà còn là động lực phát triển du lịch, làm giàu cho quê hương.

Bài, ảnh: Thanh Đào
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).
  • 'Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Huyện Quỳnh Nhai -
    Ngày 23/11, Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam VietComBank phối hợp với UBND huyện Quỳnh Nhai và xã Mường Giôn tổ chức khánh thành, bàn giao đưa vào sử dụng công trình điểm trường bản Huổi Ngà, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lả Giôn, xã Mường Giôn.  
  • 'Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Kinh tế -
    Thay đổi căn bản nhận thức của nông dân, áp dụng cải tiến kỹ thuật trong chăn nuôi; thành lập các nhóm sở thích, chủ động phòng, chống dịch bệnh, tận dụng phế phẩm nông nghiệp để tối ưu hóa nguyên liệu sản xuất; đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất… Đó là những kết quả nổi bật sau 2 năm triển khai Dự án "Năng suất chăn nuôi bền vững vì sinh kế, dinh dưỡng và hòa nhập giới" tại tỉnh Sơn La.
  • 'Quê hương tựa khúc dân ca

    Quê hương tựa khúc dân ca

    Nếu mà không Quan họ, Bắc Ninh ơi có buồn? Một câu hỏi được thốt lên bằng tình yêu, sự mến mộ dành tặng Quan họ, không cần có câu trả lời, bởi “nếu không Quan họ, đâu còn là Bắc Ninh!?”.
  • 'Hội nghị cộng tác viên năm 2024

    Hội nghị cộng tác viên năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 24/11, Báo Sơn La đã tổ chức Hội nghị cộng tác viên năm 2024 và trao giải Cuộc thi “Nét đẹp Sơn La”. Đồng chí Lã Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập chủ trì Hội nghị.
  • 'Chuyến công tác của Thủ tướng tại Brazil và CH Dominica thành công tốt đẹp

    Chuyến công tác của Thủ tướng tại Brazil và CH Dominica thành công tốt đẹp

    Thời sự - Chính trị -
    Tiếp tục triển khai hiệu quả đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và làm việc tại Brazil, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica đã thành công tốt đẹp.