Tâm sự nghề của những nhà báo nữ

Nghề báo luôn gắn liền với những chuyến đi, được đến nhiều nơi, tiếp xúc nhiều sự kiện. Song đối với nhà báo nữ ở tỉnh miền núi cũng vất vả, nhọc nhằn bởi các chuyến đi vùng xa, vùng cao biên giới, nhiều khi phải tác nghiệp trong môi trường mưa lũ, cháy rừng, nhưng do yêu nghề nên tôi rất hạnh phúc.

Nhà báo nữ miền núi

Năm 2014, tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền với tấm bằng cử nhân báo chí, tôi được nhận vào học việc tại phòng Kinh tế (nay là phòng Phóng viên), Báo Sơn La. Chập chững bước vào nghề không tránh khỏi sự bỡ ngỡ, nhưng với sự giúp đỡ của quản lý phòng, sự tận tình chỉ dạy của các anh, chị phóng viên đi trước và áp dụng những kiến thức, kỹ năng được học trên ghế nhà trường để làm báo nên càng làm càng say.

Phóng viên Báo Sơn La tác nghiệp tại xã Mường Chanh, huyện Mai Sơn.

Với nhiệt huyết của tuổi trẻ, tôi không sợ gian khó, thường xuyên đi công tác vùng cao, vùng sông nước, đến những xã, bản xa nhất, trải nghiệm và phản ánh cuộc sống của bà con ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đưa những nét văn hóa, ẩm thực ở từng vùng miền đến với độc giả.

Gần 10 năm gắn bó với nghề báo, đặt chân đến nhiều vùng miền, đọng lại trong tôi rất nhiều kỷ niệm. Nói về những chuyến công tác vùng cao, là nhớ cái lạnh buốt thấu da thịt mỗi mùa đông đến, những cung đường đất gấp khúc, lổn nhổn đất đá, mùa hè thị bụi mù, mùa mưa thì trơn trượt, những con dốc cao chồn chân vó ngựa... Khó khăn là thế, nhưng bà con vùng cao nồng hậu, mến khách, vẫn luôn kiên trì, nỗ lực vươn lên xóa đói, giảm nghèo thôi thúc tôi về với cơ sở. 

Nhớ nhất là kỷ niệm những lần tham gia tác nghiệp tại vùng thiên tai, bão lũ năm 2015. Mưa lớn, nước từ các khe suối đổ về, dòng nước lũ chảy nhanh và mạnh như thác đổ gây ra lũ quét trên địa bàn các xã Bon Phặng, Tông Lạnh và Muổi Nọi, huyện Thuận Châu. Trong đó, xã Tông Lạnh chịu thiệt hại lớn nhất về người và tài sản của bà con nông dân và các hộ kinh doanh tại chợ Tông Lạnh.

Ngay sau khi nhận được thông tin của cơ sở, trời đang mưa lớn, tôi không chần chừ mà lên đường ngay, bám sát sự chỉ đạo của quản lý phòng, nắm thông tin nhanh chóng, theo các đoàn công tác của tỉnh kiểm tra thiệt hại mưa lũ. Sau đó, cả tháng trời, tôi cùng với các đồng nghiệp thay nhau trực bám nắm địa bàn, kịp thời tuyên truyền về câu chuyện tình người trong lũ, các chương trình ủng hỗ, hỗ trợ cho bà con vùng bão lũ ổn định cuộc sống. Chứng kiến cuộc sống của bà con vùng lũ dần ổn định, những người làm thông tin tuyên truyền chúng tôi cảm thấy ấm lòng. 

Phóng viên tác nghiệp tại Thành phố.

Làm báo là vất vả, với phụ nữ làm báo còn vất vả hơn. Mỗi chuyến đi, mỗi câu chuyện đã để lại trong tôi những dấu ấn, những câu chuyện tiếp thêm động lực để tôi thêm yêu, thêm trách nhiệm với nghề. Tôi luôn cảm thấy yêu ngôi nhà chung Báo Sơn La đã rèn luyện tôi ngày càng trưởng thành.

Đi và trải nghiệm

Khi chọn dấn thân vào nghề báo, chắc hẳn ai cũng đều chấp nhận “lăn xả” để cố gắng cho ra những tác phẩm ấn tượng trong lòng độc giả. Với tôi, nghề báo gắn liền với mỗi chuyến đi để gặp thêm nhiều người, biết nhiều hoàn cảnh trong cuộc sống và quan trọng hơn là tìm đề tài, chất liệu báo chí, lắng nghe, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của người dân. Có những chuyến đi xác định rõ thời gian, địa điểm; nhưng cũng có lúc phải lên đường đột xuất...

 Tác giả cùng đồng nghiệp Báo Sơn La tác nghiệp về công tác phòng chống dịch của lực lượng biên phòng tại biên giới Yên Châu.

Còn nhớ, lần đầu tiên đi công tác tại Bắc Yên, huyện vùng cao nhiều khó khăn. Tôi thực hiện các bài viết về đề tài tảo hôn, thiếu nước sinh hoạt, bảo vệ rừng, phát triển du lịch... đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, sự tỉ mỉ thu thập tư liệu. Một tuần, thậm chí cả tháng đi xe máy, trèo đèo, lội suối... tôi mới lấy đủ hình ảnh, thông tin để thực hiện loạt bài viết. Sau đó, các bài viết được đông đảo độc giả quan tâm, thấy giá trị công sức lao động bỏ ra xứng đáng.

Gắn bó, dấn thân hơn với nghề, tôi thực sự hiểu, làm báo không đơn giản, luôn phải đối mặt với những khó khăn, vất vả. Để có một tác phẩm thông tin đến độc giả, mỗi phóng viên vượt đường dài, đổ công sức và thậm chí là đối mặt với nguy hiểm để bám địa bàn, ghi nhận, thu thập đầy đủ thông tin một cách khách quan, đa chiều trước khi thông tin đến bạn đọc.

Song cái được không phải nghề nào cũng có, đó là được đi nhiều, biết nhiều, được góp phần giải quyết khó khăn cho nhân dân thông qua bài viết của mình. Cũng từ những chuyến đi tác nghiệp, tôi hiểu, cảm thông hơn với nỗi đau của những cảnh đời bất hạnh, biết thấu hiểu nỗi vất vả, khổ cực của bà con nông dân... Làm báo nếu không đi, không cảm nhận, thì không thể hiểu và viết được. Và nếu không phải là phóng viên, chắc rằng, tôi ít có cơ hội được đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người để cảm nhận cuộc sống tươi đẹp.

Phóng viên Thanh Huyền tác nghiệp, ghi hình vui xuân đón tết tại Đồn Biên phòng Chiềng Tương, huyện Yên Châu.

Cũng từ những chuyến đi ấy, những người anh, người chị, những bác nông dân, những thầy, cô giáo cắm bản, già làng, trưởng bản… tôi đã gặp đến nay vẫn giữ liên lạc, gọi điện thăm hỏi, động viên tôi trong công việc, thỉnh thoảng lại được nghe câu: "Lâu không thấy em lên công tác, nghe bà con kể chuyện làm kinh tế” - thật ấm áp trong lòng. Đó là món quà vô giá, tiếp thêm sức mạnh, năng lượng để tôi và các đồng nghiệp là nhà báo nữ tiếp tục guồng quay công việc, nỗ lực hơn nữa để cống hiến cho sự nghiệp báo chí tỉnh nhà.

Phan Trang - Thanh Huyền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hội nghị trực tuyến thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và các nước khu vực Trung Đông - Châu Phi

    Hội nghị trực tuyến thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và các nước khu vực Trung Đông - Châu Phi

    Đối ngoại -
    Ngày 20/5, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã chủ trì tổ chức Hội nghị tổng kết giữa kỳ việc thực hiện Đề án “Phát triển quan hệ giữa Việt Nam và các nước khu vực Trung Đông - châu Phi giai đoạn 2016-2025”. Hội nghị tổ chức trực tuyến đến các tỉnh, thành phố. Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Sơn La có lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh.
  • 'Tích cực luyện tập cho Hội thi thể thao nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

    Tích cực luyện tập cho Hội thi thể thao nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

    Alo 114 -
    Ngày 20/5, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Sơn La kiểm tra, đánh giá kết quả luyện tập của Đội tuyển Công an tỉnh tham gia Vòng chung kết Hội thi thể thao nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Chương trình Đại hội khoẻ “Vì An ninh Tổ quốc” lần thứ IX, năm 2025.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 21/5/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 21/5/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của rìa Nam rãnh áp thấp có trục ở khoảng 25-28 độ vĩ Bắc nối với vùng áp thấp phía Tây có xu hướng mở rộng về phía Đông, trên cao kết hợp với vùng hội tụ gió lên đến 3.000m hoạt động yếu dần. Thời tiết: Mây thay đổi, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Ngày nắng, có nơi nắng nóng đến nắng nóng gay gắt.
  • ' Ngân hàng Tái thiết Đức làm việc với UBND tỉnh Sơn La

    Ngân hàng Tái thiết Đức làm việc với UBND tỉnh Sơn La

    Kinh tế -
    Ngày 20/5, Đoàn công tác của Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) do ông Thomas Rival, Quản lý danh mục đầu tư và ông Hans Christian Traute, Kỹ sư cao cấp đã có cuộc làm việc với UBND tỉnh về Dự án Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố Sơn La. Tiếp và làm việc với Đoàn, tỉnh ta có đồng chí Lê Hồng Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện các sở, ngành và UBND thành phố Sơn La.
  • 'Sông Mã triển khai học bạ số

    Sông Mã triển khai học bạ số

    Chuyển đổi số -
    Hòa nhịp với xu hướng chuyển đổi số, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Sông Mã đã tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý và giảng dạy; trong đó, việc triển khai học bạ số đã góp phần nâng cao tính minh bạch, hiệu quả trong theo dõi kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.