Hiện thực hóa mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân

Bảo hiểm y tế là chính sách quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội, giúp người dân giảm bớt gánh nặng tài chính khi ốm đau, tai nạn phải điều trị. Hướng tới mục tiêu BHYT toàn dân, Bảo hiểm xã hội huyện Quỳnh Nhai đang tập trung đẩy mạnh công tác phát triển người tham gia BHYT theo hộ gia đình.

Giọng nữ
Nhân dân đến giải quyết thủ tục hành chính tại BHXH huyện Quỳnh Nhai.

Tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHYT

Quỳnh Nhai là huyện thuộc vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, có 11 xã, 103 bản, dân số hơn 67.000 người. Đến hết năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn 4,6%, toàn huyện có 7/11 xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023. Ngoài 4 xã thuộc vùng III đang được hưởng chính sách hỗ trợ cấp BHYT, thì phần lớn dân số của huyện Quỳnh Nhai đều phải tự mua thẻ BHYT.

Ông Ngô Quang Thành, Giám đốc BHXH huyện Quỳnh Nhai, cho biết: Nâng tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân, BHXH huyện đã tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo, phối hợp tuyên truyền về quyền lợi khi tham gia BHYT. Đồng thời, BHXH huyện đã thành lập 11 tổ tuyên truyền tại 11 xã, thường xuyên đến tận bản, hộ gia đình; phối hợp với người có uy tín trong cộng đồng để tuyên truyền, giúp người dân hiểu rõ về chính sách BHXH, BHYT.

Trung bình mỗi năm, BHXH huyện phối hợp tổ chức trên 40 hội nghị tại các bản, gần 100 cuộc truyền thông nhóm nhỏ gặp trực tiếp người dân để tuyên truyền, tư vấn, đối thoại về BHXH tự nguyện, BHYT tự đóng. Tổ chức lồng ghép trên 50 hội nghị truyền thông phổ biến, tư vấn, đối thoại, về việc triển khai, thực hiện Đề án 06 và công tác chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam. Nội dung truyền thông về BHXH, BHYT còn được soạn thành các bản tin bằng 3 thứ tiếng (tiếng phổ thông, Thái, Mông) phát trên loa truyền thanh cơ sở; tuyên truyền bằng hình ảnh trực quan, treo băng zôn, biển hiệu; phát hàng chục nghìn tờ rơi, tờ gấp về BHXH tự nguyện, BHYT tự đóng và BHYT học sinh, góp phần phổ biến kiến thức về BHXH, BHYT trong cộng đồng.

Mục tiêu BHYT toàn dân

Năm 2015, Mường Giàng là xã đầu tiên của huyện Quỳnh Nhai đạt chuẩn nông thôn mới, lại là xã thuộc khu vực I, nên nhân dân trong xã thuộc đối tượng phải tự mua BHYT. Mường Giàng cũng không nằm trong danh sách được hỗ trợ mua BHYT theo Nghị định số 75/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 146/2028/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế.

Nhân viên BHXH huyện Quỳnh Nhai tuyên truyền tại xã Chiềng Khoang.

Ông Lường Văn Bua, Chủ tịch UBND xã Mường Giàng, thông tin: Công tác tuyên truyền về BHYT luôn được xã chú trọng, tăng cường phối hợp giữa các đoàn thể với BHXH huyện vận động người dân tham gia BHYT, vừa đảm bảo quyền lợi, vừa thực hiện chỉ tiêu về BHXH, BHYT, để xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào cuối năm 2024. Đến nay, xã đã đạt chỉ tiêu 95,2% tỷ lệ dân số tham gia BHYT.

Năm 2023, có 6/7 xã nông thôn mới của huyện Quỳnh Nhai được hưởng chính sách theo Nghị định số 75/2023/NĐ-CP, gồm: Chiềng Khoang, Chiềng Bằng, Mường Giôn, Mường Chiên, Pá Ma Pha Khinh, Chiềng Ơn. Theo đó, người dân chỉ phải đóng hơn 379.000 đồng/người/năm, giúp bà con giảm chi phí khi mua BHYT cho cả gia đình.

Ông Quàng Văn Quyết, Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Bằng, nói: Việc được hỗ trợ khi mua BHYT theo Nghị định số 75/2023/NĐ-CP đã giúp công tác phát triển người tham gia BHYT đạt hiệu quả cao. Năm 2023, xã đã vận động cán bộ, công chức xã, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm hỗ trợ mua hơn 100 thẻ BHYT cho nhân dân. Nhờ đó, xã Chiềng Bằng đạt chỉ tiêu xã nông thôn mới nâng cao, có trên 95% dân số tham gia BHYT.

Cũng nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền tại cơ sở, nhận thức của bà con nhân dân về giá trị thiết thực của thẻ BHYT ngày càng được nâng lên rõ rệt. Tỷ lệ người tham gia mua BHYT tăng lên hằng năm. Thời điểm năm 2022, tỷ lệ bao phủ BHYT trên dân số toàn huyện chỉ đạt hơn 80% thì đến nay, tỷ lệ duy trì ở mức bình quân trên 92%, với 2 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và xã Mường Giàng là trên 94%.

Chi phí nhỏ, lợi ích lớn

Từ năm 2017, xã Mường Chiên bắt đầu thực hiện chính sách tự mua BHYT. Nhiều gia đình vẫn còn tâm lý chủ quan, tiếc tiền và chưa thấy được hết sự cần thiết của BHYT. Khi phải tự mua BHYT, ông Điêu Văn Thế, bản Quyền, chỉ mua cho vợ và các con, còn bản thân thì chủ quan là còn khỏe mạnh nên không mua. Cùng năm đó, ông Thế có dấu hiệu bị đau khớp gối, phải điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Quỳnh Nhai. Do không có BHYT, gia đình phải chịu hoàn toàn viện phí. Trong khi bệnh của ông Thế phải điều trị thường xuyên, thấy tốn kém nhiều mà điều kiện kinh tế gia đình còn hạn chế, sau đó, ông quyết định mua BHYT cho cả gia đình.

Ông Thế chia sẻ: Mỗi năm, tôi phải vào viện điều trị 2-3 lần, nhưng nhờ có BHYT, nên chi phí mỗi đợt được hỗ trợ 80%, giờ không phải quá lo lắng chuyện tiền khám, chữa bệnh. Tôi rất tiếc vì không mua BHYT sớm hơn.

Còn bà Tòng Thị Ban, ở bản Đông, xã Chiềng Khoang, bị cao huyết áp từ nhiều năm nay. Biết bệnh của mình phải khám và điều trị bằng thuốc liên tục, nên bà chủ động mua BHYT hằng năm. Bà Ban nói: Định kỳ hằng tháng, tôi đến Trạm Y tế xã để khám, đo huyết áp và được cấp thuốc miễn phí. Nhờ có BHYT mà gia đình tôi không phải lo lắng nhiều về tiền mua thuốc, khi phải điều trị ở bệnh viện được hỗ trợ viện phí.

Với chi phí mua thẻ BHYT phù hợp với mức thu nhập của bà con đang sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, đã mang đến cho người dân sự an tâm. Từ đầu năm đến nay, BHXH huyện đã giám định BHYT cho hơn 39.700 người, tổng chi phí trên 18,7 tỷ đồng.

Thực tế đã cho thấy lợi ích và giá trị thiết thực mà BHYT mang lại cho mỗi người dân khi tham gia. Đó cũng là lý do để những người làm công tác BHXH tại Quỳnh Nhai đã và đang nỗ lực tuyên truyền để người dân hiểu và tin tưởng ở chính sách của Nhà nước, hướng đến mục tiêu BHYT toàn dân, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, giúp bà con chủ động trong bảo vệ và chăm sóc sức khỏe.

Bài, ảnh: Thanh Đào
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Nông nghiệp -
    Toàn tỉnh đang có hơn 138.800 con chó, mèo cần được tiêm vắc xin phòng bệnh dại. Để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh dại bùng phát trong mùa nắng nóng, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh đã phối hợp với các địa phương triển khai tiêm vắc xin dại cho đàn chó, mèo.
  • 'Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Hằng năm, huấn luyện dân quân tự vệ ở huyện Thuận Châu luôn có sự đổi mới theo hướng thiết thực, chất lượng, bám sát chức năng, nhiệm vụ trên từng địa bàn; nội dung, hình thức phong phú. Qua đó, chất lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dân quân tự vệ được nâng lên, góp phần đảm bảo công tác quốc phòng - an ninh tại địa phương.
  • 'Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Kinh tế -
    Với lợi thế là trung tâm kinh tế - chính trị của huyện, xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp luôn tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư mở rộng dịch vụ, thương mại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
  • 'Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Kinh tế -
    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm 2025 luôn hối hả, với 3 dự án xây dựng nhà máy đang triển khai. Cùng với thu hút đầu tư, các cấp, ngành của tỉnh đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho các dự án đang triển khai tại Khu công nghiệp Mai Sơn nhằm sớm đưa các nhà máy vào hoạt động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Nông thôn mới -
    Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo và quyết tâm vươn lên thoát nghèo của nhân dân, diện mạo 10 bản biên giới của thị xã Mộc Châu có nhiều khởi sắc; cuộc sống của nhân dân ngày một ấm no.
  • 'Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Xây dựng Đảng -
    Kịp thời nắm bắt tư tưởng, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và đề xuất các giải pháp tuyên truyền phù hợp, tạo sự đồng thuận, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy đã tổ chức điều tra dư luận xã hội liên quan đến việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW.
  • 'Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Gương sáng bản làng -
    Những ngày cuối tháng 3, chúng tôi có dịp đến bản Pặt, xã Mường Chùm, huyện Mường La. Đây là bản nông thôn mới kiểu mẫu của xã, nơi có nhiều gương nông dân làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo. Tiêu biểu là chị Lò Thị Thưa với mô hình trồng dâu tây và cà chua, vừa đem lại thu nhập cao, vừa tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.