Yên Châu tạo việc làm cho lao động nông thôn

Những năm qua, huyện Yên Châu đã tổ chức các lớp dạy nghề, giúp lao động nông thôn có kiến thức để phát triển kinh tế; phối hợp kết nối với các doanh nghiệp tạo việc làm cho lao động có thu nhập ổn định, góp phần giảm nghèo bền vững.

Tập huấn kỹ thuật ủ chua thức ăn cho gia súc tại xã Chiềng Sàng, Chiềng Pằn, huyện Yên Châu.

Hiện nay, toàn huyện có gần 48.500 người trong độ tuổi lao động, chiếm trên 60% dân số. Tuy nguồn lao động dồi dào, nhưng phần lớn là lao động nông nghiệp, chưa qua đào tạo. Hàng năm, huyện khảo sát nhu cầu học nghề để xây dựng kế hoạch đào tạo sát với thực tế, phù hợp với nhu cầu thị trường lao động; ưu tiên dạy nghề cho người dân tộc thiểu số, đối tượng chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo. Nội dung các lớp chủ yếu là chuyển giao kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, may công nghiệp, cơ khí, xây dựng...

Từ năm 2010 đến nay, huyện đã tổ chức 43 lớp đào tạo nghề cho gần 1.400 người lao động. Sau dạy nghề, có trên 80% lao động áp dụng những kiến thức được học vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Một số học viên còn chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho nông dân trong bản, xã để phát triển kinh tế. Các lớp dạy nghề, tập huấn chuyển giao kỹ thuật được huyện lựa chọn, phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và yêu cầu của thị trường.

Bên cạnh việc đào tạo nghề, từ năm 2010 đến nay, huyện chỉ đạo cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức 31 hội nghị tư vấn, tuyển chọn lao động đi làm việc tại các doanh nghiệp trong nước. Hiện nay, huyện có hơn 2.000 lao động đi làm việc tại các khu công nghiệp ngoài tỉnh và lao động tự do đi làm việc tại các tỉnh. Đồng thời, phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, các đơn vị được cấp phép thông báo đến người lao động đăng ký nhu cầu học ngoại ngữ tiếng Hàn Quốc, Nhật Bản và tư vấn cho người lao động đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.

Chị Vì Thị Đôi, bản Nà Và, xã Viêng Lán, thông tin: Được Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh kết nối, năm 2020, hai vợ chồng tôi về làm việc tại Công ty Samsong Vina - Khu công nghiệp Đại An, tỉnh Hải Dương, với mức thu nhập 14 triệu đồng/người/tháng. Sau 2 năm làm việc, chúng tôi gửi tiền về cho gia đình mua 7 con bò sinh sản, đầu tư trồng gần 1 ha cây ăn quả và làm nhà ở mới khang trang.

 Huyện Yên Châu hiện đang tiếp tục tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực trên địa bàn huyện để xây dựng kế hoạch đào tạo giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Phối hợp với Trường Cao đẳng Than khoáng sản Việt Nam tư vấn cho lao động trên địa bàn đi học tập và làm việc tại Tập đoàn công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam và một số đơn vị khác. Phấn đấu đưa 50 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Kết nối việc làm thành công cho ít nhất 10.000 lao động, trong đó trên 50% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo ở vùng khó khăn.

Lò Luận
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho những người làm báo

    Bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho những người làm báo

    Xã hội -
    Ngày 24/10, tại VOV Tây Bắc, tỉnh Sơn La, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Truyền thông, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho trên 30 phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của Cơ quan thường trú Đài tiếng nói Việt Nam khu vực Tây Bắc và các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh.
  • 'Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV

    Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 23/10, đồng chí Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021 – 2026, đánh giá kết quả phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tháng 10, triển khai nhiệm vụ tháng 11.
  • 'Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

    Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

    Khoa Giáo -
    Thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, xây dựng môi trường học tập để trẻ vui chơi, phát triển trí tuệ và năng khiếu.
  • 'Sốp Cộp mở rộng diện tích trồng sắn cao sản

    Sốp Cộp mở rộng diện tích trồng sắn cao sản

    Kinh tế -
    Là địa phương có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây sắn cao sản, những năm qua, huyện Sốp Cộp đã khuyến khích, hỗ trợ nhân dân mở rộng diện tích trồng sắn làm nguyên liệu chế biến, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân.
  • 'Chiềng Cang phấn đấu giảm nghèo bền vững

    Chiềng Cang phấn đấu giảm nghèo bền vững

    Xã hội -
    Những năm qua, xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, đã tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã.