Ứng phó với biến đổi khí hậu

Giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, huyện Thuận Châu chỉ đạo xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp xanh, sạch, an toàn, bền vững; tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, xử lý vi phạm pháp luật đất đai, tài nguyên nước và môi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Giọng nữ
Nông dân xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu chăm sóc cây cà phê.

Ông Hà Trung Thắng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Châu, thông tin: Huyện ban hành kế hoạch sử dụng hiệu quả đất, tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hữu cơ, nông nghiệp xanh, sạch, an toàn, bền vững. Phối hợp đánh giá thực trạng về lưu lượng, chất lượng nguồn cấp nước cho đô thị; xây dựng phương án, dự án thay thế nguồn nước cấp để đảm bảo cấp nước lâu dài và bền vững. Thực hiện tốt phong trào chống rác thải nhựa; đầu tư, lắp đặt bể thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật tại khu vực sản xuất...

Huyện phối hợp triển khai Dự án “Giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông lâm nghiệp vùng núi Tây Bắc - Giai đoạn 2”, do Tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới - tổ chức phi chính phủ Đức tài trợ và giao cho Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững chủ trì thực hiện tại 5 xã: Muổi Nọi, Bon Phặng, Nậm Lầu, Chiềng Pha và Phổng Lập của huyện Thuận Châu. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn tuyên truyền, vận động nhân dân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, nông nghiệp hữu cơ, trồng các giống cây phù hợp với điều kiện sinh thái, góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc...

Tại xã Phổng Lái, vào tháng 12 và tháng 1 hằng năm, trên địa bàn thường xuất hiện sương muối, ảnh hưởng sản xuất nông nghiệp. Xã đã chủ động triển khai nhiều giải pháp đưa sản xuất nông nghiệp phát triển thích ứng với sự biến đổi của khí hậu. Ông Mè Văn Tiền, Chủ tịch UBND xã Phổng Lái, thông tin: UBND xã đã tuyên truyền, vận động nhân dân thay đổi tư duy sản xuất; liên kết thành lập các HTX áp dụng khoa học kỹ thuật; đưa các giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao, khả năng chống chịu tốt với các điều kiện thời tiết bất lợi, sâu, bệnh hại vào sản xuất. Hiện nay, toàn xã có 636 ha cây chè, 375 ha cây cà phê, 287 ha cây ăn quả các loại...; xã có 2 sản phẩm chè, mật ong được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh từ 3 sao trở lên.

Ông Nguyễn Bá Vụ, bản Đông Quan, xã Phổng Lái, chia sẻ: Trước đây, gia đình trồng 2 ha chè nhưng thường hay bị sương muối, nên cây chè khó phát triển. Năm 2019, gia đình đã chuyển sang trồng mận và bưởi, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, nên cây ăn quả phát triển tốt. Mỗi năm, cho thu nhập hơn 200 triệu đồng.

Nông dân huyện Thuận Châu còn đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đến nay, toàn huyện có 3.911 ha cây ăn quả các loại; 1.377 ha chè, 6.658 ha cà phê. Trong đó, có 72 ha cây trồng áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm, tưới ẩm; 25 cơ sở trồng trọt được cấp giấy chứng nhận VietGAP, với tổng diện tích 658 ha; 10 mã số vùng trồng các loại cây ăn quả. Đảm bảo việc thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, huyện bố trí 520 bể chứa ở khu vực sản xuất; hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng”. Năm 2024, đã thu gom 1.417 kg bao bì thuốc bảo vệ thực vật theo quy định.

Nông dân xã Bản Lầm, huyện Thuận Châu thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.

Cùng với đó, huyện chỉ đạo các đợt huấn luyện, diễn tập phương án phòng chống thiên tai, sự cố môi trường; hỗ trợ trang thiết bị, phương tiện cho các xã và các đơn vị chức năng. Các tổ chức đoàn thể triển khai các phong trào: “5 không, 3 sạch” của Hội Phụ nữ; “Ngày thứ bảy tình nguyện”, “Ngày chủ nhật xanh” của Đoàn thanh niên; các trường học với phong trào “Xanh - sạch - đẹp”…

Với các giải pháp đồng bộ, hiệu quả, nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và nhân dân được nâng lên; công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường có nhiều chuyển biến tích cực. Đến nay, Thuận Châu có 99,18% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom đạt 100%; tỷ lệ chất thải rắn ở nông thôn được thu gom đạt 86%; 82% số hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh...

Biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp, mỗi cá nhân, tổ chức, cộng đồng nâng cao ý thức, chung tay góp sức bảo vệ môi trường, hạn chế thấp nhất các tác nhân gây ô nhiễm môi trường, góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Trần Hiền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đọng đầy “tình dân tộc, nghĩa đồng bào”

    Đọng đầy “tình dân tộc, nghĩa đồng bào”

    Văn hóa - Xã hội -
    Thời khắc trước thềm năm mới, nhìn lại năm 2024, Sơn La cùng cả nước đạt được những kết quả ấn tượng, toàn diện trên mọi lĩnh vực, từ sức mạnh khối đại đoàn kết, đọng đầy “tình dân tộc, nghĩa đồng bào”, vượt qua mọi thách thức, khó khăn.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 28/1/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 28/1/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa tăng cường, sau ổn định dần. Thời tiết: Nhiều mây, không mưa. Trời rét đậm, rét hại. Vùng núi cao thuộc các huyện Mộc Châu, Vân Hồ, Bắc Yên, Mai Sơn và thành phố Sơn La có khả năng xảy ra băng giá và sương muối. Trưa chiều có lúc giảm mây hửng nắng.
  • 'Xuất hiện băng giá tại xã Ngọc Chiến

    Xuất hiện băng giá tại xã Ngọc Chiến

    Bạn cần biết -
    Ngày 27/1 (28 Tết Nguyên đán), do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh, kèm mưa rét, tại đỉnh núi bản Nậm Nghẹp, xã Ngọc Chiến, tỉnh Sơn La, với độ cao khoảng 2.700 m so với mực nước biển, khu vực giáp ranh huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, đã xảy ra băng giá.
  • 'Agribank Mai Sơn với công tác an sinh xã hội

    Agribank Mai Sơn với công tác an sinh xã hội

    Xã hội -
    Cùng với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh doanh, phục vụ tốt tín dụng cho nông nghiệp nông thôn, Agribank Chi nhánh huyện Mai Sơn còn luôn đồng hành với chính quyền địa phương, chung tay với cộng đồng, tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội “không để ai bị bỏ lại phía sau”.
  • 'Tình quân và dân nơi biên giới

    Tình quân và dân nơi biên giới

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Yên Châu có chung đường biên giới với huyện Xiềng Khọ, tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào, nơi có Khu di tích cách mạng Việt Nam - Lào tại bản Lao Khô, xã Phiêng Khoài. Những năm qua, Ban Chỉ huy quân sự huyện Yên Châu thực hiện tốt đường lối đối ngoại quốc phòng, góp phần vun đắp tình hữu nghị, đoàn kết đặc biệt giữa hai Đảng, hai dân tộc, Quân đội nhân dân hai nước Việt Nam - Lào nói chung, hai tỉnh Sơn La - Hủa Phăn nói riêng.
  • 'Địa chỉ kết nối những tấm lòng nhân ái

    Địa chỉ kết nối những tấm lòng nhân ái

    Xã hội -
    Phát huy tinh thần tương thân, tương ái, Hội Chữ thập đỏ huyện Quỳnh Nhai đã phát huy vai trò cầu nối hoạt động nhân đạo, từ thiện trong cộng đồng bằng những việc làm ý nghĩa, góp phần chung tay cùng địa phương thực hiện an sinh xã hội.
  • 'Chung tay vì cuộc sống cộng đồng

    Chung tay vì cuộc sống cộng đồng

    Xã hội -
    Thực hiện quyết định của UBND tỉnh Sơn La về phân công các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phụ trách giúp đỡ xã khu vực III trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2026, ngành Ngân hàng tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát, tặng quà hộ nghèo, ủng hộ đầu tư sửa chữa, xây dựng mới các công trình, khắc phục thiệt hại bão lũ, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương.