Thực hiện tốt công tác kết nối, tạo việc làm cho người lao động

Hiện nay, huyện Yên Châu có khoảng 52.000 người trong độ tuổi lao động, chiếm 60% dân số. Tạo việc làm ổn định cho người lao động, huyện đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, gắn đào tạo nghề với kết nối, tuyên truyền, tư vấn việc làm thông qua các phiên giao dịch việc làm, ngày hội việc làm.

Giọng nữ

Hằng năm, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Yên Châu phối hợp với UBND các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động người lao động, học sinh, sinh viên, bộ đội xuất ngũ tham gia các buổi tư vấn học nghề, việc làm do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Sơn La tổ chức; tổ chức phiên giao dịch việc làm thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia phỏng vấn tuyển dụng lao động. Qua các phiên giao dịch, đã tạo điều kiện cho người lao động được tiếp cận với các thông tin, tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập, từng bước thoát nghèo.

HTX Tuổi trẻ 26/3, thị trấn Yên Châu, tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.

Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Trưởng phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Yên Châu, cho biết: Từ năm 2020 đến nay, Phòng đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh và các đơn vị tổ chức 3 chương trình “Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp”, thu hút hơn 100 lượt doanh nghiệp tham gia, gần 20.000 lượt người lao động được tiếp cận với các thông tin tuyển dụng, tư vấn hướng nghiệp. Riêng trong năm 2023 và 2024, đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, các doanh nghiệp trong và ngoài nước tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm, hướng dẫn làm hồ sơ, thủ tục để xuất khẩu lao động sang các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu..., cho hơn 3.000 học sinh tại Trường THPT Yên Châu, Trường PTDT nội trú THCS, Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện và các trường THPT.

Cán bộ Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Yên Châu giải ngân vốn vay giải quyết việc làm tại xã Sặp Vạt.

Em Vì Thị Phượng, học sinh lớp 12B, Trường PTDT nội trú huyện Yên Châu, chia sẻ: Em được tham gia Ngày hội tư vấn việc làm do huyện tổ chức và được tư vấn, định hướng nghề nghiệp, tìm hiểu về các đơn vị tuyển dụng. Vì vậy, em có thêm nhiều thông tin về lựa chọn ngành học và công việc phù hợp sau khi tốt nghiệp. 

Bên cạnh đó, huyện còn phối hợp với các ngành chức năng xây dựng kế hoạch đào tạo nghề, giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động. Tổ chức khảo sát nhu cầu học nghề của nhân dân ở từng địa phương. Phối hợp với các đơn vị mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn theo hình thức “cầm tay, chỉ việc”. Từ năm 2020 đến nay, huyện đã phối hợp với các đơn vị liên kết tổ chức 33 lớp đào tạo nghề ngắn hạn theo các chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cho 1.300 lao động nông thôn. Trong đó, chủ yếu là các lớp nghề nông nghiệp, nông thôn, như: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả, kỹ thuật chăn nuôi trâu bò và phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm… Hiện nay, tỷ lệ lao động toàn huyện qua đào tạo đạt 73%.

Nông dân xã Chiềng Pằn, huyện Yên Châu, sử dụng cơ giới hóa trong chăn nuôi.

Sau khi tham gia lớp đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP do huyện tổ chức, chị Hà Thị Chình, hội viên phụ nữ tại bản Văng Lùng, xã Chiềng Hặc, đã áp dụng kỹ thuật trong trồng xoài, bưởi và đã thu được nhiều kết quả tích cực. Tháng 6/2023, chị đã tiến hành tạo hình cho quả bưởi với các chữ phúc, lộc, thọ... để bán vào dịp Tết Nguyên đán. Chị Chình chia sẻ: Hiện nay, tôi đang trồng hơn 1 ha bưởi, xoài theo tiêu chuẩn VietGAP; trong đó, tôi lựa chọn bưởi để gắn khung tạo hình các chữ. Mẫu bưởi có hình chữ phục vụ thị trường cuối năm có thể bán với giá từ 300-500 nghìn đồng/quả, cao hơn gấp nhiều lần so với quả bưởi thông thường.

Chị Hà Thị Chình, bản Văng Lùng, xã Chiềng Hặc, chăm sóc cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP.

Thực hiện tốt công tác kết nối việc làm, đào tạo nghề, huyện Yên Châu phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 73,8%. Đồng thời, tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện hiệu quả các hoạt động hỗ trợ phát triển thị trường lao động; tạo điều kiện cho người lao động tiếp cận đầy đủ các thông tin về việc làm, học nghề, giúp người lao động có việc làm ổn định, nâng cao đời sống, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Thu Thảo
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Nông nghiệp -
    Toàn tỉnh đang có hơn 138.800 con chó, mèo cần được tiêm vắc xin phòng bệnh dại. Để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh dại bùng phát trong mùa nắng nóng, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh đã phối hợp với các địa phương triển khai tiêm vắc xin dại cho đàn chó, mèo.
  • 'Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Hằng năm, huấn luyện dân quân tự vệ ở huyện Thuận Châu luôn có sự đổi mới theo hướng thiết thực, chất lượng, bám sát chức năng, nhiệm vụ trên từng địa bàn; nội dung, hình thức phong phú. Qua đó, chất lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dân quân tự vệ được nâng lên, góp phần đảm bảo công tác quốc phòng - an ninh tại địa phương.
  • 'Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Kinh tế -
    Với lợi thế là trung tâm kinh tế - chính trị của huyện, xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp luôn tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư mở rộng dịch vụ, thương mại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
  • 'Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Kinh tế -
    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm 2025 luôn hối hả, với 3 dự án xây dựng nhà máy đang triển khai. Cùng với thu hút đầu tư, các cấp, ngành của tỉnh đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho các dự án đang triển khai tại Khu công nghiệp Mai Sơn nhằm sớm đưa các nhà máy vào hoạt động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Nông thôn mới -
    Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo và quyết tâm vươn lên thoát nghèo của nhân dân, diện mạo 10 bản biên giới của thị xã Mộc Châu có nhiều khởi sắc; cuộc sống của nhân dân ngày một ấm no.
  • 'Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Xây dựng Đảng -
    Kịp thời nắm bắt tư tưởng, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và đề xuất các giải pháp tuyên truyền phù hợp, tạo sự đồng thuận, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy đã tổ chức điều tra dư luận xã hội liên quan đến việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW.
  • 'Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Gương sáng bản làng -
    Những ngày cuối tháng 3, chúng tôi có dịp đến bản Pặt, xã Mường Chùm, huyện Mường La. Đây là bản nông thôn mới kiểu mẫu của xã, nơi có nhiều gương nông dân làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo. Tiêu biểu là chị Lò Thị Thưa với mô hình trồng dâu tây và cà chua, vừa đem lại thu nhập cao, vừa tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.