Thêm động lực để gắn bó với rừng

Những năm qua, việc triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện Mường La đã góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ, chăm sóc quản lý, nâng độ che phủ của rừng, bảo vệ đa dạng sinh học và giúp người dân có thêm nguồn thu nhập cải thiện đời sống.

Rừng tự nhiên bản Nậm Nghiệp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La được nhân dân quản lý, bảo vệ phát triển tốt.

Hiện nay, huyện Mường La có trên 67.890 ha rừng, trong đó 63.550 ha rừng tự nhiên và hơn 4.340 ha rừng trồng, tập trung chủ yếu ở các xã Chiềng Công, Chiềng Ân, Ngọc Chiến, Chiềng Muôn, Hua Trai, Chiềng Lao... Tỷ lệ che phủ rừng đạt 47,72%. Ông Tòng Văn Dần, Trưởng Chi nhánh Quỹ bảo vệ phát triển rừng Thành phố - Mường La, cho biết: Hàng năm, huyện được chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) từ 16 đến trên 30 tỷ đồng. Qua đó, giúp người dân thêm nguồn lực phát triển kinh tế, đầu tư xây dựng công trình nhà văn hóa, sửa chữa, bê tông hóa đường giao thông nông thôn, công trình nước sạch, mương phai thủy lợi… mua sắm dụng cụ phục vụ việc tuần tra, kiểm soát, PCCCR.

Bản Mển, xã Hua Trai, huyện Mường La biểu quyết xây dựng quy chế quản lý, sử dụng tiền DVMTR.

Hàng năm, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh đã phân công cán bộ phụ trách địa bàn theo dõi, giám sát việc thực hiện chính sách và quản lý, sử dụng nguồn kinh phí được chi trả cho các chủ rừng là cộng đồng, tổ chức chính trị xã hội các bản, bảo đảm công khai, minh bạch. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ rừng cho các chủ rừng và người dân. Tổ chức ký cam kết giữa các chủ dự án, UBND các xã với UBND huyện về công tác bảo vệ, PCCCR. Xây dựng quy chế, hương ước, quy ước quản lý, bảo vệ rừng. Thành lập và kiện toàn 15 tổ, đội bảo vệ rừng tại các xã với 190 người và 201 tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, PCCCR các bản gồm 2.100 người tham gia. 

Xã Chiềng Công quản lý, khoanh nuôi, bảo vệ gần 8.170 ha rừng, hàng năm được chi trả  từ 5 - 7 tỷ đồng tiền DVMTR. Nguồn kinh phí này giúp bà con có thêm vốn để phát triển sản xuất. Các hộ trong xã còn trồng hơn 470 ha cây táo sơn tra; gần 140 ha cây thảo quả dưới tán rừng; hai cây trồng này đã giúp một số hộ vươn lên thoát nghèo.

 Từ một phần tiền DVMTR của cộng đồng bản, bản Cát Lình, xã Chiềng Muôn đã bê tông hóa đường nội bản và lắp điện chiếu sáng.

Bản Cát Lình, xã Chiềng Muôn là một trong những địa bàn làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng và sử dụng hiệu quả tiền DVMTR. Hơn 1.840 ha rừng tự nhiên, trong đó 1.710 ha được giao cho cộng đồng bản và 130 ha giao 18 hộ dân quản lý, bảo vệ. Hàng năm, các chủ rừng được chi trả từ 600 triệu đồng đến 1,1 tỷ đồng tiền DVMTR. Ông Hàng A Ký, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng bản Cát Lình, chia sẻ: Từ tiền DVMTR, bà con đã đóng góp sửa chữa nhà văn hóa bản; đổ bê tông, lắp điện chiếu sáng gần 1,7 km đường nội bản và một số công trình phục vụ đời sống và sản xuất. 

Trồng thảo quả dưới tán rừng giúp nhiều hộ ở bản Tảo Ván, xã Chiềng Công có thêm thu nhập. 

Thực hiện chính sách chi trả DVMTR ở Mường La đã từng bước nâng cao ý thức và trách nhiệm của người dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng; giảm đáng kể các vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng. Diện tích rừng tự nhiên được bảo vệ tốt, phát huy năng lực phòng hộ đầu nguồn; diện tích rừng trồng tăng, góp phần tạo sinh kế lâu dài cho người dân và giảm những tác động tiêu cực đến rừng.

Trường Sơn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Duy trì chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản an toàn

    Duy trì chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản an toàn

    Kinh tế -
    Nâng cao giá trị, khẳng định chất lượng hàng hóa nông sản trên thị trường trong nước và quốc tế, tỉnh ta đã đẩy mạnh phát triển chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản an toàn; ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, xây dựng các chuỗi cung ứng mới, kiểm soát chất lượng sản phẩm trong từng khâu, hướng đến mô hình nông nghiệp tăng trưởng xanh.
  • 'Những gương sáng trong xây dựng nông thôn mới Thuận Châu

    Những gương sáng trong xây dựng nông thôn mới Thuận Châu

    Kinh tế -
    Phong trào xây dựng nông thôn mới đã và đang mang đến những đổi thay tích cực cho huyện Thuận Châu. Thực hiện phong trào, đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, từng bước làm thay đổi nhận thức và hành động của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
  • 'Nhiều chương trình hỗ trợ nông dân thoát nghèo bền vững

    Nhiều chương trình hỗ trợ nông dân thoát nghèo bền vững

    Kinh tế -
    Với 9.149 hội viên, sinh hoạt tại 99 chi hội. thời gian qua, Hội Nông dân huyện Bắc Yên đã thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ cho hội viên nông dân; tổ chức đào tạo nghề; tập huấn, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng các mô hình kinh tế cho thu nhập cao.
  • 'Tư vấn, kết nối việc làm cho người lao động

    Tư vấn, kết nối việc làm cho người lao động

    Xã hội -
    Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm, học nghề; cung ứng lao động trong và ngoài nước; thông tin thị trường lao động. Đó là cách làm của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh giúp các đơn vị, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng và với người lao động trong tỉnh tìm việc làm.
  • 'Sôi động du lịch Mộc Châu dịp cuối năm

    Sôi động du lịch Mộc Châu dịp cuối năm

    Du lịch -
    Cao nguyên Mộc Châu dịp cuối năm rực rỡ hơn với sắc màu của các loài hoa trên các triền đồi, những trái cây chín mọng đang vào mùa thu hoạch, cùng với các sản phẩm du lịch mới của các doanh nghiệp, đang thu hút ngày càng đông du khách đến tham quan, trải nghiệm.
  • 'Nâng cao cảnh giác, tránh sập bẫy lừa đảo trên mạng

    Nâng cao cảnh giác, tránh sập bẫy lừa đảo trên mạng

    An ninh trật tự -
    Thời gian gần đây, tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng trên địa bàn tỉnh tiếp tục diễn biến phức tạp. Phương thức thủ đoạn lừa đảo tinh vi, nhắm đến nhiều nhóm đối tượng; điểm chung của các vụ lừa đảo là chúng đánh vào tâm lý lo sợ, sự thiếu hiểu biết của nạn nhân để lấy lòng tin, đánh cắp thông tin người dùng để chiếm đoạt tài sản.
  • 'Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ mười, HĐND tỉnh khóa XV

    Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ mười, HĐND tỉnh khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Sáng 5/12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, HĐND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026, đã khai mạc Kỳ họp thứ mười. Các đồng chí: Nguyễn Thái Hưng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Chá A Của, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, chủ tọa và điều hành kỳ họp.
  • 'Cải cách thể chế, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội

    Cải cách thể chế, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội

    Cải cách hành chính -
    Cải cách thể chế là một trong 6 nhiệm vụ trọng tâm của công tác cải cách hành chính. Những năm qua, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã triển khai đồng bộ, toàn diện công tác cải cách thể chế; trong đó, tập trung rà soát, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn.