Cơ quan này nêu rõ, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với giảm nghèo bền vững; giảm dần tình trạng chênh lệch giàu-nghèo giữa các vùng, miền, các tầng lớp dân cư là một trong những định hướng lớn về chính sách xã hội được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Hiện nay, các chính sách giảm nghèo thường xuyên gồm 4 nhóm chính.
Thứ nhất, các chính sách hỗ trợ toàn diện cho người dân như hỗ trợ bảo hiểm y tế; miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; hỗ trợ tiền điện, trợ giúp pháp lý; hỗ trợ đào tạo nghề, kết nối việc làm; hỗ trợ nhà ở, nước sạch và vệ sinh; giảm nghèo về thông tin.
Thứ hai, các chính sách hỗ trợ giảm nghèo đặc thù do Trung ương, địa phương ban hành như chính sách hỗ trợ tiền mặt, lương thực, chăm sóc y tế, hỗ trợ máy tính, dịch vụ internet phục vụ học tập trực tuyến cho trẻ em nghèo; hỗ trợ chi phí nước sinh hoạt; hỗ trợ hộ nghèo thuộc diện đối tượng bảo trợ xã hội.
Thứ ba, chính sách tín dụng được đầu tư cho phát triển sản xuất, tạo sinh kế, tạo việc làm và đáp ứng nhu cầu thiết yếu trong đời sống của người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Cùng với đó, ngày 18/1/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 90/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Chương trình nhằm tạo một hệ thống chính sách đầy đủ, đồng bộ về công tác giảm nghèo để thực hiện thắng lợi mục tiêu tỷ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1-1,5%/năm mà Đảng, Quốc hội, Chính phủ giao và triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo đa chiều, bền vững, bao trùm, nhất là khu vực đồng bào dân tộc thiểu số.
Để góp phần tuyên truyền, hỗ trợ trong thực hiện các cơ chế, chính sách về công tác giảm nghèo từ Trung ương đến địa phương, Văn phòng quốc gia về giảm nghèo tập hợp các văn bản và giải đáp các vướng mắc thường gặp về công tác giảm nghèo trong cuốn "Cẩm nang cơ chế, chính sách về giảm nghèo giai đoạn 2021-2025".
Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian, nguồn lực, cẩm nang chỉ tập trung giới thiệu về các nội dung liên quan đến việc hướng dẫn, triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
Văn phòng quốc gia về giảm nghèo mong nhận được sự góp ý của bạn đọc, đặc biệt là các cán bộ, người lao động trực tiếp thực hiện công tác giảm nghèo để tiếp tục hoàn thiện cẩm nang này.
Là tập hợp danh mục các văn bản về công tác giảm nghèo giai đoạn 2021-2025, cẩm nang chia cụ thể thành 4 nhóm văn bản chính.
Đối tượng thụ hưởng của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 gồm 5 nhóm.
Đó là các văn bản về: chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025; hướng dẫn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; chỉ đạo, điều hành thực hiện chương trình; chính sách giảm nghèo thường xuyên.
Đối tượng thụ hưởng của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 gồm 5 nhóm.
Đầu tiên là nhóm hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên phạm vi cả nước. Ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng và trẻ em, người khuyết tật, phụ nữ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.
Tiếp đó là nhóm người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, và vùng nghèo, vùng khó khăn.
Cùng với đó, có các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.
Thêm vào đó, có các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp, hợp tác xã tại vùng nghèo, vùng khó khăn.
Cuối cùng là các tổ chức, cá nhân liên quan.
Chương trình thực hiện trên phạm vi cả nước, trọng tâm là các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. Thời gian thực hiện đến hết năm 2025.
Mục tiêu tổng quát của chương trình là thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo. Song hành với đó là hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.
Chương trình cũng nêu ra một số mục tiêu cụ thể.
Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1-1,5%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm.
30% huyện nghèo, 30% xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 4-5%/năm.
Nguồn lực thực hiện Chương trình gồm ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đóng góp của đối tượng hưởng lợi và các nguồn xã hội hóa khác. Tổng nguồn vốn thực hiện trong giai đoạn 2021-2025 tối thiểu là 75.000 tỷ đồng.
Một số mục tiêu cụ thể của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025:
Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1-1,5%/năm.
Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm.
30% huyện nghèo, 30% xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.
Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 4-5%/năm.
Chương trình gồm 7 dự án và 9 tiểu dự án cụ thể.
Dự án thứ nhất hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo
Dự án thứ hai là đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo.
Dự án thứ ba hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng.
Dự án thứ tư là phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững.
Dự án thứ năm hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo.
Dự án thứ sáu là truyền thông và giảm nghèo về thông tin.
Dự án thứ bảy nhằm nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình.
Bạn còn 500/500 ký tự
Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!