Mở rộng nghề sinh vật cảnh

Người xưa có câu “Nhất chữ, nhì tranh, tam sành, tứ kiểng”, ý nói chơi cây cảnh là một trong bốn thú vui tao nhã. Ngày nay, thú chơi cây cảnh, bon sai phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế, đóng góp tích cực trong việc giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Giọng nữ
Khách hàng đến mua cây cảnh tại nhà vườn ở tiểu khu 1, thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn.

Ông Nguyễn Thế Luận, Phó Chủ tịch Hội Ngành nghề nông nghiệp, nông thôn tỉnh, thông tin: Toàn tỉnh 34 chi hội sinh vật cảnh, với 528 hội viên. Nắm bắt thị trường, gắn đam mê với phát triển kinh tế, nhiều hội viên đã đầu tư mở rộng quy mô; sưu tầm, khai thác và sáng tạo hàng nghìn chậu bon sai. Sáng tạo những viên đá mộc, gỗ lũa thành nhiều tác phẩm nghệ thuật độc đáo, phong phú về chủng loại, phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 7 nghệ nhân sinh vật cảnh (SVC) cấp tỉnh, 5 nhà vườn SVC tiêu biểu cấp Trung ương, 46 nhà vườn đạt danh hiệu nhà vườn tiêu biểu cấp tỉnh, tập trung ở các huyện Mộc Châu, Yên Châu, Sông Mã, Mai Sơn, Thuận Châu và thành phố Sơn La... Quy mô mỗi nhà vườn từ 200-300 m2, với hàng nghìn cây các loại, tổng giá trị cây cảnh lưu vườn trên 40 tỷ đồng.

Thăm vườn cây cảnh, bon sai của ông Vũ Hồng Phái, tiểu khu 1, thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn. Nằm bên quốc lộ 6, vườn cây của gia đình ông có trên 70 cây bon sai, hơn 350 chậu hoa cây cảnh mini các loại, 200 chậu phong lan và một bể cá cảnh. Mỗi cây đều được ông Phái cắt tỉa công phu, dáng thế bắt mắt và trồng trong chậu đúc chắc chắn.

Ông Phái chia sẻ: Tìm được cây ưng ý đã khó, để cây có dáng thế, trong quá trình chăm sóc, phải hiểu và nắm rõ thuộc tính từng loại cây và có kỹ thuật uốn cành, tạo tán để biến cây phôi không dáng thế thành tác phẩm nghệ thuật. Dịp lễ, tết nhu cầu của khách tăng cao, có ngày gia đình nhập từ một đến hai xe hoa, cây cảnh ở các tỉnh phía Bắc về phục vụ khách. Nhờ sản xuất, kinh doanh hiệu quả, thu nhập của gia đình đạt trên 500 triệu đồng/năm.

Là nghệ nhân SVC cấp tỉnh, hiện nay, nhà vườn của ông Nguyễn Quý Đôn, bản Chiềng Thi, xã Chiềng Pằn, huyện Yên Châu, có trên 150 tác phẩm, tổng trị giá cây cảnh lưu vườn trên 1,5 tỷ đồng. Ngoài ra, ông còn sưu tầm đá cảnh, đá quý trong thiên nhiên, thổi hồn tạo dáng nghệ thuật, nhiều tác phẩm đã đoạt giải. Điển hình là tác phẩm đá mã não “Mẫu tử” - mẹ bồng con, đoạt giải đặc biệt tại Festival SVC Hà Nội năm 2014.

Ông Đôn cho biết: Cuối năm 2019, Trung ương Hội SVC Việt Nam công nhận vườn cây của gia đình tôi là nhà vườn SVC tiêu biểu. Nhà vườn không chỉ mang lại không gian sống thoáng đãng, xanh mát, mà còn thu hút bạn bè yêu thích cây đến giao lưu. Từ đó, chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi buôn bán, nâng tầm giá trị cây cảnh.

Tại Hội thảo tư vấn phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh gắn với du lịch trên địa bàn tỉnh Sơn La do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La phối hợp với Hội Ngành nghề nông nghiệp, nông thôn tỉnh tổ chức cuối tháng 9 vừa qua, các nghệ nhân, nhà vườn, nhà khoa học tham dự đều chung nhận định, tỉnh ta có nhiều lợi thế về thiên nhiên ưu đãi, điều kiện khí hậu mát mẻ để phát triển ngành SVC.

Bên cạnh đó, Nghị định số 52/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ quy định sản xuất, kinh doanh SVC là một trong 7 ngành nghề nông thôn và Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cũng xác định SVC là một trong 6 nhóm sản phẩm được xem xét công nhận là sản phẩm OCOP. Do đó, định hướng phát triển trong thời gian tới, Hội SVC tỉnh tiếp tục khuyến khích hội viên, nông dân đầu tư cho SVC; hướng dẫn hội viên kỹ thuật để tạo ra những tác phẩm giá trị. Đồng thời, tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành phối hợp tổ chức các hội chợ, giới thiệu, trưng bày, giao thương sản phẩm SVC của tỉnh với trị thị trường

Cùng với sự hỗ trợ của cơ quan chức năng, các nhà vườn, nghệ nhân cần liên kết, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm SVC; xây dựng những vườn SVC sinh thái, góp phần thu hút khách du lịch, tạo việc làm, thu nhập cho lao động nông thôn.

Lò Thái
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Lắng nghe, kịp thời giải quyết các kiến nghị của nhân dân

    Lắng nghe, kịp thời giải quyết các kiến nghị của nhân dân

    VẤN ĐỀ HÔM NAY -
    Những năm qua, công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo được tỉnh Sơn La quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo được triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời với hình thức phong phú, đa dạng. Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo, cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo phù hợp với tình hình thực tế địa phương.
  • 'Đảng bộ xã Chiềng Ly học và làm theo Bác

    Đảng bộ xã Chiềng Ly học và làm theo Bác

    Xây dựng Đảng -
    Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng bộ xã Chiềng Ly, huyện Thuận Châu đã lựa chọn và triển khai hiệu quả nhiều khâu đột phá, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại địa phương.
  • 'Mộc Châu chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

    Mộc Châu chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

    Xã hội -
    Mộc Châu có 15 xã, thị trấn, với 12 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 60,69% dân số. Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, huyện đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống và sinh hoạt của nhân dân.
  • 'Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng nông thôn mới

    Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Thực hiện tiêu chí về giáo dục trong Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, huyện Yên Châu đã tập trung nâng cao chất lượng dạy và học, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường, đảm bảo đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.
  • 'Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở Sốp Cộp

    Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở Sốp Cộp

    Xã hội -
    Từ đầu năm đến nay, huyện Sốp Cộp đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giúp nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 30,23% năm 2023, xuống còn 25,93%; trong đó, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 4%.
  • 'Khai thác tiềm năng phát triển du lịch

    Khai thác tiềm năng phát triển du lịch

    Du lịch -
    Nằm trong Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, huyện Vân Hồ có tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa các dân tộc đa dạng, độc đáo, đã và đang được khai thác, trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách đến tham quan trải nghiệm.
  • 'Mở rộng nghề sinh vật cảnh

    Mở rộng nghề sinh vật cảnh

    Xã hội -
    Người xưa có câu “Nhất chữ, nhì tranh, tam sành, tứ kiểng”, ý nói chơi cây cảnh là một trong bốn thú vui tao nhã. Ngày nay, thú chơi cây cảnh, bon sai phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế, đóng góp tích cực trong việc giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
  • 'Bảo đảm an ninh trật tự từ cơ sở

    Bảo đảm an ninh trật tự từ cơ sở

    An ninh trật tự -
    Với địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi lòng hồ sông Đà, có 2 tuyến quốc lộ đi qua, Công an huyện Quỳnh Nhai luôn chủ động các phương án kiểm soát và phòng ngừa nguy cơ mất an ninh trật tự. Thường xuyên củng cố và phát huy hiệu quả các mô hình tự quản tại cộng đồng dân cư, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng tại cơ sở giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn.