Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Điện sáng bản mường

Đúng như đã hẹn, đón xuân mới Quý Mão, chúng tôi trở lại bản Cà Pống, xã Nặm Ét, huyện Quỳnh Nhai để chung niềm vui với bà con đón dòng điện lưới quốc gia về bản.

Tuyến đường về bản Cà Pống dốc ngược, khúc khuỷu nhiều cua tay áo, nhiều đoạn bị xói mòn thành rãnh sâu, khiến chiếc xe của Ban quản lý dự án, Công ty Điện lực Sơn La liên tục chồm lên, lắc lư như muốn hất chúng tôi ra khỏi xe. Vào đến bản, không khí đã rộn ràng, phấn khởi, đón xuân mới, đón dòng điện lưới quốc gia, bản Cà Pống chưa bao giờ vui thế.

Công nhân Điện lực Sông Mã hướng dẫn nhân dân bản Nặm Căn, xã Nậm Lạnh, huyện Sốp Cộp sử dụng điện an toàn.

Tất bật chuẩn bị tổ chức các hoạt động cho bà con đón năm mới, Bí thư Chi bộ, Trưởng bản Lò Văn Thoại, không giấu được niềm vui: Bản có 156 hộ, nhưng từ nhiều năm qua, mới hơn một nửa số hộ có điện, còn lại bà con phải dùng điện nước, điện năng lượng mặt trời, hoặc kéo nhờ của những hộ đã có điện từ những năm trước, vừa không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt, vừa không an toàn. Mừng lắm, tết này cả bản đã có điện lưới quốc gia. Mặc dù còn khó khăn, nhưng nhiều hộ đã mua thêm ti vi, tủ lạnh, tối đến nhà nào cũng sáng trưng. Ban quản lý bản còn trích từ tiền được chi trả dịch vụ môi trường rừng để tổ chức cho cả bản ăn tết.

 Không mừng sao được, khi niềm vui của bà con bản Cà Pống cũng là niềm vui của hàng nghìn hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở các bản vùng sâu, vùng xa của các huyện Quỳnh Nhai, Mai Sơn, Yên Châu và thành phố Sơn La được cấp điện lưới quốc gia trong năm 2022 theo Chương trình cấp điện nông thôn của tỉnh.

Ông Trần Duy Trinh, Giám đốc Công ty Điện lực Sơn La, cho biết: Giai đoạn 2016-2021, Chương trình cấp điện nông thôn của tỉnh đã đầu tư cấp điện cho 29.681 hộ, nâng tỷ lệ số hộ sử dụng điện trong toàn tỉnh từ 86,7% năm 2015 lên 98,4% năm 2021. Đây là chương trình có ý hết sức nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh. Năm 2022, toàn tỉnh tiếp tục đầu tư cấp điện cho 4.724 hộ và nâng cấp điện cho các hộ tại những vùng đã có điện lưới quốc gia nhưng chưa bảo đảm an toàn.

Bảo đảm nguồn vốn để triển khai dự án, Sở Công Thương đã tham mưu cho UBND tỉnh đề nghị các bộ, ngành Trung ương cân đối, bố trí các nguồn vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi do WB tài trợ cho chương trình điện nông thôn. Đề nghị ngành điện huy động nguồn lực đầu tư nâng cấp, cấp điện an toàn và đầu tư phát triển công tơ mới cho các hộ dân phát sinh tại các vùng đã được cấp điện. Các huyện, thành phố lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án; đặc biệt là lồng ghép nguồn vốn chương trình phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ và cân đối các nguồn vốn ngân sách để triển khai tiểu dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia.

Bên cạnh đó, Sở Công Thương, Công ty Điện lực Sơn La và các địa phương đã có sự phối hợp chặt chẽ, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia hiến đất, giải phóng mặt bằng; tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc nhà thầu bảo đảm tiến độ thi công, phấn đấu hoàn thành đóng điện cho các hộ dân trong thời gian sớm nhất. Phương châm “xã nào, bản nào thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng thì sẽ nhanh có điện” đã nhận được sự đồng tình của nhân dân, bà con đã tích cực góp sức cùng với các đơn vị thi công đào móng cột, kéo dây, vận chuyển vật liệu. Nhiều hộ đã tự nguyện hiến đất, cây cối, hoa màu để xây dựng các vị trí cột, kéo đường dây, xây dựng trạm biến áp, bà con còn đóng góp ngày công tham gia cùng đơn vị thi công để sớm đưa điện về bản.

Công nhân Điện lực Mai Sơn kiểm tra công tơ cấp điện cho các hộ dân bản Pắng Sẳng, xã Chiềng Kheo.

Những nỗ lực của các ngành chức năng, ngành điện và chính quyền các địa phương đã thực sự mang lại hiệu quả, ngay trước thềm xuân mới Quý Mão, 3.500 hộ vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh có điện lưới quốc gia. Dòng điện mang ánh sáng của Đảng, Nhà nước về với đồng bào đã góp phần nâng cao dân trí, giúp bà con thay đổi tập quán, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm nhanh số hộ nghèo. Đặc biệt, với việc thực hiện đúng tiến độ các dự án đã nâng tỷ lệ số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia trong toàn tỉnh gần 99%, hoàn thành sớm hơn 2 năm mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra.

Trở lại với không khí đón xuân mới ở bản Cà Pống, cây đào phai đầu bản đã bung cánh hoa khoe sắc thắm, nét vui hân hoan lan tỏa khắp mọi nhà. Nhìn hàng cột điện và hệ thống đường dây kéo dài theo con đường bê tông, ông Lò Văn Lón năm nay đã hơn 70 tuổi, phấn khởi nói: Đón cái tết đầu tiên có điện lưới quốc gia, ước mơ của đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đã thành hiện thực.

Ngọc Thuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tăng cường kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng

    Tăng cường kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng

    Xây dựng Đảng -
    Chú trọng công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh tập trung nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát, ngăn chặn, phòng ngừa suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cơ sở đảng; xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh.
  • 'Tình nguyện, chung sức xây dựng nông thôn mới

    Tình nguyện, chung sức xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tham gia xây dựng nông thôn mới, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã tập trung tuyên truyền, vận động, giúp nhân dân nhận thức rõ vai trò chủ thể trong xây dựng và thụ hưởng thành quả nông thôn mới, từ đó, tình nguyện, tích cực xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
  • 'Phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em

    Phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em

    Xã hội -
    Để trẻ em luôn được sống trong môi trường an toàn và lành mạnh, thời gian qua, các cấp, các ngành trong tỉnh đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống xâm hại, bạo lực, bảo đảm trẻ em được phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần
  • 'Huấn luyện chiến sĩ mới

    Huấn luyện chiến sĩ mới

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Với phương châm huấn luyện “cơ bản, thiết thực, vững chắc”, Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, chú trọng nâng cao chất lượng huấn luyện, rèn luyện chiến sĩ mới có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ kỹ, chiến thuật giỏi, sức khỏe bền bỉ, sẵn sàng nhận, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
  • 'Giải pháp xử lý chất thải cà phê

    Giải pháp xử lý chất thải cà phê

    Xã hội -
    Sơn La được biết đến là thủ phủ cà phê Arabica của Việt Nam, với hơn 21.400 ha, sản lượng khoảng 400.000 tấn quả/năm. Cùng với hiệu quả kinh tế mang lại, câu chuyện xử lý chất thải trong quá trình sơ chế quả cà phê là mối quan tâm của các cấp, ngành, địa phương.
  • 'Khát vọng Việt Nam và quá trình tạo lực để vươn mình

    Khát vọng Việt Nam và quá trình tạo lực để vươn mình

    Làm gì để Việt Nam vươn mình, vững vàng bước vào kỷ nguyên mới, với những cột mốc lịch sử vào năm 2030 và 2045, vừa là khát vọng của mọi công dân Việt Nam chân chính vừa là trăn trở, tâm huyết trong việc tìm cách tạo thế và lực để đất nước bứt phá, "sánh vai với các cường quốc năm châu" như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời. Nhưng đó cũng là sự ngờ vực, ganh tị, hậm hực của một số kẻ có tư duy lệch lạc, vẫn nặng tư tưởng hằn học, thù địch...
  • 'Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp sản xuất, kinh doanh

    Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp sản xuất, kinh doanh

    Xã hội -
    Giúp phụ nữ khởi nghiệp, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh (nay là Ban công tác Phụ nữ, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh) đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ, đồng hành cùng hội viên hiện thực hóa các ý tưởng sản xuất, kinh doanh, hiệu quả, liên kết chị em cùng nhau phát triển kinh tế, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
  • 'Khai thác các dư địa, nguồn lực sau sáp nhập

    Khai thác các dư địa, nguồn lực sau sáp nhập

    Thời sự - Chính trị -
    Thực hiện Kết luận số 137-KL/TW ngày 28/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, từ ngày 1/7, các tỉnh, thành phố chính thức sáp nhập và thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Sự thay đổi lớn trong công cuộc sắp xếp bộ máy sẽ dôi dư một số cán bộ ở nhiều lĩnh vực.