Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Yên Châu là huyện biên giới, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 81,5%. Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện đã đầu tư xây dựng nhiều công trình, dự án, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Giọng nữ
Nhà hiệu bộ Trường THCS Chiềng Đông, xã Chiềng Đông, huyện Yên Châu được xây dựng khang trang.

Trước đây, tuyến đường dài 3 km từ tỉnh lộ 13 vào bản Bó Mon, xã Tú Nang, là đường đất gồ ghề rất khó đi, trời nắng thì bụi, trời mưa thì lầy lội. Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, huyện Bắc Yên đã làm tuyến đường bê tông vào bản với mức đầu tư 7,6 tỷ đồng. Ông Mùa A Chinh, Bí thư chi bộ, Trưởng bản Bó Mon, phấn khởi cho biết: Bản có 142 hộ, hơn 700 nhân khẩu, đều là dân tộc Mông. Tuyến đường hoàn thành, giúp bà con đi lại thuận tiện, vụ ngô năm nay không còn phải vất vả chở đi bán nữa, mà xe ô tô vào tận bản thu mua.

Không chỉ có tuyến đường vào bản được cải tạo, nâng cấp, mà ở bản Bó Mon còn có nhiều công trình được đầu tư xây dựng mới. Trong đó phải kể đến điểm Trường Mầm non Bó Mon, công trình có kiến trúc độc đáo, sáng tạo, mang dấu ấn ngôi nhà truyền thống người dân vùng đồng bào Tây Bắc, giúp cô, trò nơi đây thêm yêu trường, lớp. Cô giáo Hoàng Thị Bằng, điểm Trường Mầm non Bó Mon, chia sẻ: Từ khi có đường bê tông và ngôi trường mới, các cháu đến lớp đầy đủ, không còn tình trạng bỏ học; phụ huynh cũng yên tâm hơn, còn giáo viên đến lớp dạy và về nhà trong ngày, không phải ngủ lại điểm trường như trước nữa.

Đường về bản Bó Mon, xã Tú Nang, huyện Yên Châu được đổ bê tông kiên cố.

Năm học 2024-2025, niềm vui đến với các giáo viên Trường THCS Chiềng Đông, xã Chiềng Đông, khi nhà trường được đầu tư xây dựng nhà hiệu bộ 1 tầng, diện tích trên 194 m², với 5 phòng chức năng, tổng mức đầu tư gần 2,3 tỷ đồng. Thầy giáo Nguyễn Văn Thuận, Hiệu trưởng, thông tin: Trước đây, trường phải mượn lớp học của Trường Mầm non làm nhà hiệu bộ. Bây giờ, 32 cán bộ, giáo viên nhà trường có điều kiện làm việc tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

Trên đây chỉ là 2 trong 34 công trình được đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Yên Châu trong giai đoạn 2022-2024, với tổng mức đầu tư gần 100 tỷ đồng của Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống và giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, thuộc Chương trình 1719. Trong đó, có 13 nhà văn hóa xã, bản; 5 công trình đường giao thông nông thôn; 6 công trình bổ sung cơ sở vật chất trường lớp học và 10 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung được khởi công mới năm 2024. Đến nay, đã có 18 công trình hoàn thành, đưa vào sử dụng, góp phần nâng tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa đạt 100%; có 99% số hộ được dùng điện lưới quốc gia; 100% số xã được đầu tư xây dựng hệ thống trường học, trạm y tế kiên cố, đảm bảo việc học tập, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; trên 80% số bản có đường ô tô được cứng hóa; 99,5% hộ được sử dụng điện lưới quốc gia an toàn và nước sinh hoạt hợp vệ sinh...

Nhà hiệu bộ Trường THCS Chiềng Đông, xã Chiềng Đông, huyện Yên Châu được xây dựng khang trang.

Ông Lò Đức Việt, Trưởng phòng Dân tộc huyện Yên Châu, cho biết: Phòng tiếp tục tham mưu cho UBND huyện tháo gỡ khó khăn, triển khai các chính sách đến với vùng dân tộc thiểu số đúng đối tượng thụ hưởng. Đồng thời, lồng ghép các chương trình, dự án, đầu tư xây dựng các công trình thiết yếu, như cứng hóa đường giao thông nông thôn, công trình nước sinh hoạt, thủy lợi phục vụ sản xuất... Trong đó ưu tiên đối với các xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới. Huyện cũng chỉ đạo các xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện tốt nhất cho đơn vị thi công các công trình, dự án. Phát huy vai trò của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội của xã, bản và nhân dân giám sát tiến độ, chất lượng công trình.

Với việc quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống, giúp đồng bào dân tộc thiểu số có thêm động lực, điều kiện phát triển sản xuất và làm thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân.

Bài, ảnh: Quàng Hưởng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng trong hệ thống ngân hàng

    Thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng trong hệ thống ngân hàng

    Kinh tế -
    Thực hiện mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 8% trở lên, hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Sơn La tập trung tăng trưởng tín dụng, thúc đẩy hoạt động đầu tư, mở rộng sản xuất, tiêu dùng, góp phần vào chỉ tiêu phấn đấu của tỉnh.
  • 'Sức sống mới bên dòng Đà Giang

    Sức sống mới bên dòng Đà Giang

    Xã hội -
    Nhường đất cho công trình thủy điện Sơn La, vùng quê tái định cư Chiềng Lao, huyện Mường La hôm nay đang chuyển mình, với cơ sở hạ tầng nông thôn khang trang, nông dân biết ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất gắn với thế mạnh địa phương, xây dựng thương hiệu và liên kết thành lập các HTX đa ngành nghề, đưa Chiềng Lao vươn lên.
  • 'Sông Mã chăm sóc xoài xuất khẩu

    Sông Mã chăm sóc xoài xuất khẩu

    Kinh tế -
    Cây xoài tượng da xanh đã bén rễ, gắn bó với người dân huyện Sông Mã từ nhiều năm nay. Sản phẩm được bán trên thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhân dân. Thời điểm này, các hộ đang tập trung chăm sóc để có mùa quả bội thu.
  • 'Vân Hồ phòng bệnh cho đàn gia súc

    Vân Hồ phòng bệnh cho đàn gia súc

    Kinh tế -
    Thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc ở Vân Hồ diễn biến phức tạp. Huyện đã chỉ đạo các phòng ban, đơn vị chuyên môn và các địa phương chủ động, làm tốt việc phòng, chống dịch bệnh, nhất là đẩy mạnh tiêm vắc xin cho đàn gia súc.
  • 'Nâng cao năng lực dự báo trong phòng, chống thiên tai

    Nâng cao năng lực dự báo trong phòng, chống thiên tai

    Xã hội -
    Công tác dự báo, cảnh báo thiên tai là cơ sở quan trọng, giúp chủ động các biện pháp ứng phó, giảm thiệt hại về tài sản, bảo đảm an toàn nhân dân. Những năm gần đây, dự báo thời tiết, cảnh báo thiên tai trên địa bàn tỉnh thực hiện hiệu quả, góp phần giảm thiểu hậu quả do thiên tai gây ra.
  • 'Giữ rừng dựa vào cộng đồng

    Giữ rừng dựa vào cộng đồng

    Xã hội -
    Bảo vệ “lá phổi xanh”, thị xã Mộc Châu đã thành lập 144 tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng ở các tổ, bản với 2.880 người tham gia. Phát huy sức mạnh của tập thể, cộng đồng, bảo vệ, phát triển rừng và tạo sinh kế, tăng thu nhập từ rừng.