Cựu chiến binh Thuận Châu gương mẫu, thi đua yêu nước

Sau hơn 3 năm phục vụ trong quân ngũ, tham gia làm nhiệm vụ quốc tế tại nước bạn Lào, năm 1986, ông Lường Văn Chương, bản Nà Lạn, xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, xuất ngũ trở về địa phương. Phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, trở về với cuộc sống đời thường, không cam chịu đói nghèo, ông Chương đã khắc phục khó khăn, vươn lên phát triển kinh tế, trở thành hộ giàu, được vinh danh là cựu chiến binh gương mẫu, hội viên CCB sản xuất, kinh doanh giỏi.

Giọng nữ
Hội viên CCB xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu trao đổi kỹ thuật chăm sóc cây thanh long.

Hơn 5 năm qua, phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” được các cấp hội CCB trên địa bàn huyện Thuận Châu phát động và triển khai sâu rộng, thu hút đông đảo cán bộ, hội viên tham gia.

Ông Đỗ Danh Tuyên, Chủ tịch Hội CCB huyện Thuận Châu, cho biết: Hội Cựu chiến binh huyện có 30 tổ chức cơ sở hội, 313 chi hội, tổng số 5.087 hội viên. Thực hiện phương châm hướng hoạt động về cơ sở, các cấp hội đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên nêu cao tinh thần đoàn kết, dám nghĩ, dám làm, ý chí tự lực, tự cường, vượt lên khó khăn, xây dựng tổ chức hội vững mạnh, hỗ trợ, tạo điều kiện cho hội viên phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.

Nổi bật trong phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu”, là phong trào CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi. Đến nay, các cấp hội đã nhận ủy thác với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện trên 190 tỷ đồng cho hơn 1.700 lượt hộ CCB vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng mô hình kinh tế, thành lập HTX do CCB làm chủ. Ngoài ra, các cơ sở hội đã thành lập quỹ nội bộ hàng trăm triệu đồng cho hội viên vay với lãi suất ưu đãi.

Lãnh đạo Hội CCB huyện Thuận Châu kiểm tra việc sử dụng vốn vay Ngân hàng CSXH của hội viên tại xã Púng Tra.

Thông qua phong trào thi đua, nhiều hội viên đã tích cực tìm tòi, mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế, với nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, nhiều sản phẩm có giá trị, uy tín trên thị trường, nhiều mô hình kinh tế của CCB có thu nhập từ 200-500 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho con em hội viên và hàng trăm lao động địa phương. Trong đó, tại xã Phổng Lái có mô hình nuôi ong mật của hội viên Nguyễn Văn Thành; trồng chè, cà phê, cây ăn quả, trồng rừng của hội viên Thào Phá Sỷ; HTX du lịch Pha Đin của hội viên Bùi Ngọc Thắng. Tại xã Chiềng Pha có trang trại trồng chè, cà phê và chăn nuôi của hội viên Nguyễn Văn Trọng; kinh doanh dịch vụ của hội viên Lường Văn Lánh. HTX nông nghiệp Cả Vai, của hội viên Cà Văn Chơ, xã Mường É; trồng cà phê, trám đen của hội viên Lường Văn Than, xã Chiềng Bôm; Hội CCB xã Tông Lạnh có hội viên Lò Trung Phong, kinh doanh thu mua, sơ chế dược liệu; mô hình trồng thanh long xuất khẩu của hội viên Quàng Văn Hinh… Đến nay, toàn hội chỉ còn gần 11% hộ nghèo; đặc biệt, có chi hội 100% số hộ CCB khá giàu, như Chi hội CCB bản Nà Lạn, xã Tông Lạnh.

Mô hình muôi nhím của CCB xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu.

Đến thăm mô hình trồng thanh long xuất khẩu, nuôi lợn rừng và trùn quế của ông Quàng Văn Hinh, Chi hội trưởng, Chi hội CCB bản Nà Lạn, xã Tông Lạnh. Với hơn 4 ha đất, được xây dựng theo mô hình khép kín, dùng chất thải chăn nuôi và trùn quế để làm phân bón cho thanh long, bảo đảm sản phẩm sạch và không gây ô nhiễm môi trường. Ông Quàng Văn Hinh chia sẻ: Trung bình mỗi năm, gia đình thu hoạch khoảng 150 tấn thanh long cung cấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Ngoài ra, chất thải từ chăn nuôi, chất mùn của trùn quế trộn với vỏ cà phê, men vi sinh phục vụ sản xuất thanh long và cung cấp cho các HTX trồng cây ăn quả hữu cơ trong và ngoài huyện. Trung bình thu nhập mỗi năm sau khi trừ chi phí đạt hơn 500 triệu đồng và tạo việc làm cho hơn 20 lao động địa phương, mức thu nhập 250.000 đồng/người/ngày.

Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, hơn 5 năm qua, các hội viên CCB trong toàn huyện đã đóng góp hơn 500 triệu đồng, hiến hơn 3.600m² đất, gần 1.700 cây ăn quả và huy động hàng trăm ngày công của hội viên tham gia xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, làm nhà văn hóa bản; vận động hàng trăm hộ gia đình di dời chuồng trại chăn nuôi ra khỏi gầm sàn, tham gia vệ sinh môi trường. Đồng thời, cán bộ, hội viên CCB tích cực tham gia phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” với nhiều hình thức phong phú, hằng năm trên 96% gia đình CCB đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, chia sẻ khó khăn, các cấp hội đã vận động hội viên hưởng ứng cuộc vận động “Chung tay xóa nhà dột nát cho hội viên Cựu chiến binh nghèo”, hơn 5 năm qua, cán bộ, hội viên CCB đã ủng hộ 560 triệu đồng, hỗ trợ xóa 18 nhà dột nát cho hội viên nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu không còn hộ CCB nghèo; hằng năm có 80% số hội viên trở lên đạt tiêu chuẩn “CCB gương mẫu”, Hội CCB huyện Thuận Châu tập trung đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả của CCB, góp phần phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.

Bài, ảnh: Ngọc Thuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tăng cường phòng, chống và kiểm soát ma tuý

    Tăng cường phòng, chống và kiểm soát ma tuý

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 17/4, Văn phòng Trung ương Đảng, Đảng ủy Công an Trung ương đồng chủ trì tổ chức Hội nghị quán triệt Kết luận số 132-KL/TW ngày 18/3/2025 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý.
  • 'Đại tướng Nguyễn Tân Cương dự, kiểm tra tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành

    Đại tướng Nguyễn Tân Cương dự, kiểm tra tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành

    Ngày 16-4, tại Trung đoàn Không quân 935 (Sư đoàn 370, Quân chủng Phòng không - Không quân), Tiểu ban Diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 / 30-4-2025) tổ chức tổng hợp luyện lần 2 các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành.
  • 'Phát huy vai trò hỗ trợ, liên kết nông dân trong sản xuất, kinh doanh

    Phát huy vai trò hỗ trợ, liên kết nông dân trong sản xuất, kinh doanh

    Kinh tế -
    Những năm qua, Hội Nông dân tỉnh Sơn La đóng vai trò cầu nối giữa nông dân với các chương trình hỗ trợ của Nhà nước, doanh nghiệp và tổ chức xã hội. Thông qua tuyên truyền, đào tạo, hỗ trợ vốn, bảo hiểm và chuyển giao kỹ thuật, góp phần nâng cao nhận thức, năng lực sản xuất, xây dựng thương hiệu nông sản và liên kết thị trường.  
  • 'Mai Sơn đẩy mạnh các giải pháp thu ngân sách

    Mai Sơn đẩy mạnh các giải pháp thu ngân sách

    Kinh tế -
    Thực hiện chỉ tiêu thu ngân sách năm 2025, với quyết tâm cao nhất, ngay từ đầu năm, huyện Mai Sơn đã tập trung đôn đốc đơn vị chuyên môn phối hợp chặt chẽ với Đội Thuế liên huyện Mai Sơn - Yên Châu chủ động khai thác các nguồn thu, chống thất thu, quản lý nguồn thu phát sinh, phấn đấu hoàn thành dự toán được giao.
  • 'Sơn La tăng 5 bậc về chỉ số PAPI

    Sơn La tăng 5 bậc về chỉ số PAPI

    Cải cách hành chính -
    Ngày 15/4, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng (CECODES) công bố Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) 2024 ở Việt Nam.
  • 'Xây dựng mã số vùng trồng cho các loại nông sản

    Xây dựng mã số vùng trồng cho các loại nông sản

    Kinh tế -
    Sơn La có trên 84.700 ha cây ăn quả các loại và gần 150.000 ha các loại nông sản ngô, lúa, cà phê, sản lượng khoảng 1 triệu tấn/năm. Thực hiện các tiêu chuẩn xuất khẩu, tỉnh chú trọng xây dựng mã số vùng trồng cho các loại nông sản và mã số cơ sở đóng gói theo tiêu chuẩn quốc tế, tạo ra “tấm vé thông hành” quan trọng cho nông sản địa phương chinh phục thị trường toàn cầu.
  • 'Đổi thay ở Chiềng Xuân

    Đổi thay ở Chiềng Xuân

    Nông thôn mới -
    Về xã Chiềng Xuân, huyện Vân Hồ, theo tuyến đường giao thông kết nối điểm du lịch rừng sinh thái bản Pa Cốp với trung tâm xã Chiềng Xuân. Mùa này, dọc hai bên đường những vườn mận sai trĩu quả, những cánh rừng nguyên sinh mang lại cho vùng đất này nhiều đổi thay.
  • 'Bắc Yên về đích xóa nhà tạm, nhà dột nát

    Bắc Yên về đích xóa nhà tạm, nhà dột nát

    Xã hội -
    Với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”, huyện Bắc Yên đã huy động cả hệ thống chính trị cùng tham gia, kết hợp nhiều nguồn lực và tập trung hỗ trợ các địa phương thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát. Sau gần 4 tháng triển khai, huyện đã hoàn thành việc xóa 161/161 nhà tạm, nhà dột nát, vượt tiến độ đề ra 15 ngày.