Cơ hội của Đà Nẵng

Bước sang những năm đầu thập niên của thế kỷ XXI, Việt Nam trở thành một trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới và đứng trong nhóm 20 quốc gia hàng đầu về thu hút đầu tư nước ngoài. Riêng trong năm 2024, với đà tăng trưởng 7,09%, quy mô nền kinh tế đã đạt 476,3 tỷ USD, đứng thứ 35 thế giới. Nhờ thực hiện đường lối đổi mới, từ tiềm lực phát triển cao, đặc biệt là tác động tích cực và xu hướng chính của thời đại trong đó có cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cơ hội phát triển bứt phá của đất nước ta ngày càng trở nên rõ nét hơn.

Giọng nữ

 

Du khách đến Đà Nẵng trong những ngày đầu năm 2025. Ảnh: NGỌC HÀ
Du khách đến Đà Nẵng trong những ngày đầu năm 2025. Ảnh: NGỌC HÀ

Trước những cơ hội “ngàn năm có một”, khát vọng phát triển nhằm đưa Việt Nam trở thành quốc gia sánh vai với các cường quốc năm châu chưa bao giờ được đặt ra mạnh mẽ đến như vậy. Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định: dấu mốc bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam chính là từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV. Với tinh thần và khí thế mới, toàn thể dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng có đầy đủ sự tự tin, tự lực, tự cường, tự hào chung tay phát triển đất nước.

Ưu tiên hàng đầu trong kỷ nguyên mới là thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược: Đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045 trở thành nước xã hội chủ nghĩa phát triển, thu nhập cao. Như vậy, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam có thể được coi là khoảng thời gian đất nước ta tăng tốc phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực. Đất nước, xã hội, con người phát triển lên một tầm vóc, chất lượng, trình độ mới, tiên tiến, văn minh, hiện đại; hiện thực hóa mục tiêu xây dựng một Việt Nam hòa bình, độc lập, dân chủ, giàu mạnh, phồn vinh, hạnh phúc, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Kỷ nguyên mới đặt ra những yêu cầu lịch sử đặc biệt, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cần nhận thức sâu sắc, quyết tâm và quyết liệt hành động.

Thứ nhất, phải có sự phát triển bứt tốc mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là công nghệ cao; hoàn thiện cơ chế quản trị quốc gia hiện đại gắn với chính phủ số, xã hội số và công dân số. Đi liền với đó là giải quyết triệt để những điểm nghẽn, những yếu kém, hạn chế, những khó khăn đang kìm hãm, cản trở sự phát triển của đất nước cũng như mỗi địa phương.

Thứ hai, cần có những đột phá lý luận với cách tiếp cận mới về lộ trình và bước đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, trong đó có sự đánh giá toàn diện, đầy đủ về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa phù hợp với cuộc cách mạng số, kỷ nguyên số; về hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc trong kỷ nguyên mới.

Thứ ba, quá trình vươn mình mạnh mẽ không thể không nhắc đến việc sử dụng tối ưu các nguồn lực của đất nước. Nguồn lực tích tụ từ sức mạnh của dân tộc là sự cần cù, sáng tạo, chịu khó, thông minh và tinh thần yêu nước của nhân dân, là lợi thế của đất nước. Một nguồn lực cần phải được khơi thông từ nguồn sức mạnh của thời đại là các dòng đầu tư đang chảy mạnh vào đất nước, là sự lan tỏa và thời cơ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Vậy, để tiến vào kỷ nguyên vươn mình của cả dân tộc, thành phố Đà Nẵng đứng trước những cơ hội nào?

Trong rất  nhiều lần làm việc với thành phố Đà Nẵng, các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước đều nhấn mạnh, thành phố có tiềm năng rất lớn cả về nguồn lực con người, vị trí hết sức thuận lợi cho phát triển du lịch, công nghiệp công nghệ cao, cảng biển...; lại có truyền thống cách mạng kiên cường. Sự phát triển khá toàn diện về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng; tính năng động, sáng tạo, quyết tâm, quyết liệt trong mọi lĩnh vực đã tạo nên nét riêng, là vốn quý của Đà Nẵng.

Chính vì vậy, Đà Nẵng phải nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí, tiềm năng, tầm quan trọng của thành phố, sứ mệnh đầu tàu, tiên phong, đột phá, đi trước mở đường; phát huy mạnh mẽ vai trò đầu tàu kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, một cực tăng trưởng, phát triển của miền Trung và cả nước.

Trong bối cảnh mới, thành phố đang đứng trước những thời cơ rất lớn. Năm 2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là cơ sở pháp lý vô cùng quan trọng, tạo hành lang vững chắc cho sự phát triển bền vững của thành phố trong giai đoạn mới; là nền tảng để tiếp tục khai thác và phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng theo đúng định hướng và đạt được hiệu quả cao nhất trong thời gian sớm nhất. Đến năm 2030, bằng nhiều kênh khác nhau, thành phố ra sức huy động vốn đầu tư phát triển khoảng 800 ngàn tỷ đồng để thực hiện quy hoạch mục tiêu của quy hoạch.

Trong năm 2024, thành phố Đà Nẵng cũng có thể được coi là địa phương đi đầu trong việc tiếp nhận thực hiện những đột phá về thể chế, một trong ba đột phá mà Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra thông qua các chủ trương, chính sách thí điểm lớn. Đó là, Kết luận số 79-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 136/2024/QH15 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng và mới đây nhất, Bộ Chính trị ban hành Thông báo số 47-TB/TW kết luận về việc xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam. Trong đó, cho phép thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng và thành lập Trung tâm tài chính khu vực tại thành phố Đà Nẵng. Đây là hai trong số nhiều cú hích tạo thành lực đẩy cộng hưởng đưa Đà Nẵng trở thành cửa ngõ đầu tư - thương mại - tài chính - công nghệ của quốc gia và của cả khu vực.

Tiến vào kỷ nguyên vươn mình của cả dân tộc, đứng trước nhiều cơ hội lớn lao nhưng cũng không ít thách thức, với truyền thống cách mạng hào hùng, thành phố Đà Nẵng chắc chắn sẽ là “phòng chờ” cho những đổi mới sáng tạo và đột phá để hiện thực hóa khát vọng phát triển, không ngừng vươn lên, trở thành đô thị thông minh, năng động, sáng tạo đẳng cấp khu vực và quốc tế như yêu cầu của Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đề ra.

Theo Báo Đà Nẵng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đọng đầy “tình dân tộc, nghĩa đồng bào”

    Đọng đầy “tình dân tộc, nghĩa đồng bào”

    Văn hóa - Xã hội -
    Thời khắc trước thềm năm mới, nhìn lại năm 2024, Sơn La cùng cả nước đạt được những kết quả ấn tượng, toàn diện trên mọi lĩnh vực, từ sức mạnh khối đại đoàn kết, đọng đầy “tình dân tộc, nghĩa đồng bào”, vượt qua mọi thách thức, khó khăn.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 28/1/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 28/1/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa tăng cường, sau ổn định dần. Thời tiết: Nhiều mây, không mưa. Trời rét đậm, rét hại. Vùng núi cao thuộc các huyện Mộc Châu, Vân Hồ, Bắc Yên, Mai Sơn và thành phố Sơn La có khả năng xảy ra băng giá và sương muối. Trưa chiều có lúc giảm mây hửng nắng.
  • 'Xuất hiện băng giá tại xã Ngọc Chiến

    Xuất hiện băng giá tại xã Ngọc Chiến

    Bạn cần biết -
    Ngày 27/1 (28 Tết Nguyên đán), do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh, kèm mưa rét, tại đỉnh núi bản Nậm Nghẹp, xã Ngọc Chiến, tỉnh Sơn La, với độ cao khoảng 2.700 m so với mực nước biển, khu vực giáp ranh huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, đã xảy ra băng giá.
  • 'Agribank Mai Sơn với công tác an sinh xã hội

    Agribank Mai Sơn với công tác an sinh xã hội

    Xã hội -
    Cùng với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh doanh, phục vụ tốt tín dụng cho nông nghiệp nông thôn, Agribank Chi nhánh huyện Mai Sơn còn luôn đồng hành với chính quyền địa phương, chung tay với cộng đồng, tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội “không để ai bị bỏ lại phía sau”.
  • 'Tình quân và dân nơi biên giới

    Tình quân và dân nơi biên giới

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Yên Châu có chung đường biên giới với huyện Xiềng Khọ, tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào, nơi có Khu di tích cách mạng Việt Nam - Lào tại bản Lao Khô, xã Phiêng Khoài. Những năm qua, Ban Chỉ huy quân sự huyện Yên Châu thực hiện tốt đường lối đối ngoại quốc phòng, góp phần vun đắp tình hữu nghị, đoàn kết đặc biệt giữa hai Đảng, hai dân tộc, Quân đội nhân dân hai nước Việt Nam - Lào nói chung, hai tỉnh Sơn La - Hủa Phăn nói riêng.
  • 'Địa chỉ kết nối những tấm lòng nhân ái

    Địa chỉ kết nối những tấm lòng nhân ái

    Xã hội -
    Phát huy tinh thần tương thân, tương ái, Hội Chữ thập đỏ huyện Quỳnh Nhai đã phát huy vai trò cầu nối hoạt động nhân đạo, từ thiện trong cộng đồng bằng những việc làm ý nghĩa, góp phần chung tay cùng địa phương thực hiện an sinh xã hội.
  • 'Chung tay vì cuộc sống cộng đồng

    Chung tay vì cuộc sống cộng đồng

    Xã hội -
    Thực hiện quyết định của UBND tỉnh Sơn La về phân công các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phụ trách giúp đỡ xã khu vực III trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2026, ngành Ngân hàng tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát, tặng quà hộ nghèo, ủng hộ đầu tư sửa chữa, xây dựng mới các công trình, khắc phục thiệt hại bão lũ, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương.