Bản Púm giữ xanh rừng

Trở lại bản Púm, xã Pá Ma Pha Khinh, huyện Quỳnh Nhai, sau hơn 15 năm di chuyển lên nơi ở mới nhường đất cho lòng hồ thủy điện Sơn La. Đời sống của 98 hộ đồng bào dân tộc Thái nơi đây đã ổn định và phát triển, thu nhập bình quân đầu người đạt 42 triệu đồng/năm, bản chỉ còn 3 hộ nghèo.

Bí thư chi bộ, Trưởng bản Lò Văn Thành cho biết: Mấy năm đầu ở điểm tái định cư, ngoài 8 ha ruộng nước, đất canh tác còn lại chủ yếu là đồi dốc, bạc màu. Bên cạnh đó, do ở xa dòng chảy chính của sông Đà, nên bà con không có điều kiện khai thác mặt nước lòng hồ để nuôi thủy sản. Vào mùa cạn, nước rút sâu, bà con chỉ tận dụng gieo cấy được một vụ ruộng bán ngập.

Với quyết tâm không trông chờ ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, bà con đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khai thác hết diện tích ruộng bán ngập, bảo đảm lương thực tại chỗ. Đồng thời, bản đã tập trung bảo vệ tốt hơn 600 ha rừng đặc dụng - phòng hộ. Hơn chục năm qua, trung bình mỗi năm bản được chi trả khoảng 300 triệu đồng tiền dịch vụ môi trường rừng. Đây là nguồn kinh phí hết sức quan trọng, không những tạo thêm sinh kế từ nghề rừng, mà còn giúp bản có điều kiện xây dựng các công trình phục vụ đời sống và sản xuất cho bà con. Hiện nay ở bản không còn đất trống, đồi trọc, theo đó, rùng được phát triển tốt hơn.

Nhân dân bản Púm, xã Pá Ma Pha Khinh khoanh nuôi, bảo vệ rừng.

Ban quản lý bản đã tổ chức họp dân công khai số tiền được chi trả và thống nhất các khoản chi và được đưa vào hương ước của bản. Từ năm 2018 đến nay, các khoản chi được thực hiện theo quy chế có sự giám sát của chính quyền xã và Chi nhánh Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Thuận Châu - Quỳnh Nhai, bảo đảm công khai, minh bạch và đồng thuận của nhân dân.

Từ nguồn kinh phí này, bản đã trích 30% chi cho hoạt động của tổ bảo vệ rừng, 20 thành viên được trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ, dụng cụ phục vụ tuần tra, PCCCR, những buổi tuần tra rừng đều được trả thù lao, nên đã khuyến khích các thành viên tích cực tham gia.

Ông Nguyễn Thanh An, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Quỳnh Nhai, thông tin: Diện tích rừng đặc dụng - phòng hộ ở bản Púm rất lớn, kiểm lâm địa bàn thường xuyên phối hợp với Ban quản lý bản, tổ bảo vệ rừng tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt các quy định về bảo vệ, PCCCR, nên hơn 10 năm qua, Hạt Kiểm lâm huyện không phải ra bất cứ một quyết định xử phạt hành chính nào liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp tại bản Púm.

Để minh chứng cho việc thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng, Bí thư chi bộ, Trưởng bản Lò Văn Thành cùng tổ bảo vệ rừng đưa chúng tôi đến khu rừng khoanh nuôi tái sinh hơn chục năm tuổi của bản. Với diện tích hơn 20 ha rừng, hàng nghìn cây gỗ có đường kính từ 20-30 cm, nhiều cây cao đến 20 m, thẳng tắp, dưới tán được phát quang để phòng cháy rừng.

Theo Bí thư chi bộ, Trưởng bản Lò Văn Thành, toàn bộ diện tích rừng tái sinh trước đây là đất sản xuất giao cho các hộ TĐC, nhưng do đồi dốc, đất bạc màu, bà con chỉ trồng sắn, ngô được mấy năm đầu rồi bị bỏ hoang, sau đó thành rừng tái sinh và được bản chăm sóc, bảo vệ. Hiện nay, bản đang đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận thành rừng để được hưởng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, góp phần bổ sung thêm nguồn kinh phí đầu tư cho công tác bảo vệ và PCCCR.

Bên cạnh đó, từ nguồn kinh phí dịch vụ môi trường rừng, hằng năm bản đã trích 70% hỗ trợ phát triển sinh kế cho bà con từ nghề rừng. Đồng thời, đầu tư xây dựng nhiều công trình phục vụ đời sống, sản xuất của bà con. Đến nay, bản đã thực hiện bê tông hơn 2,5 km đường nội bản, kiên cố hóa hệ thống mương nội đồng, bảo đảm nước phục vụ gieo cấy 8 ha ruộng nước. Ngoài ra, bản còn lắp camera an ninh và hệ thống điện chiếu sáng, an ninh trật tự được bảo đảm, bà con yên tâm phát triển sản xuất.

Chia tay bản Púm, Bí thư chi bộ, Trưởng bản Lò Văn Thành khoe: Bản vừa nhận được hơn 300 triệu tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2023, từ nay đến cuối năm bản sẽ hỗ trợ sinh kế giúp 3 hộ nghèo còn lại thoát nghèo và tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn chỉnh một số công trình phục vụ sản xuất, từng bước nâng cao thu nhập cho bà con.

Ngọc Thuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thuận Châu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

    Thuận Châu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

    Xây dựng Đảng -
    Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, Đảng bộ huyện Thuận Châu đã chỉ đạo cụ thể hóa, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các cấp, lực lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập.
  • 'Các dân tộc đoàn kết, chung sức xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Các dân tộc đoàn kết, chung sức xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Xã hội -
    Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, những năm qua, đời sống, kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày một phát triển; cơ sở hạ tầng nông thôn miền núi đầu tư xây dựng cơ bản đồng bộ, hiệu quả; công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ cán bộ cơ sở được chú trọng; việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số được quan tâm... Niềm tin của đồng bào đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước không ngừng được củng cố, tăng cường; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được xây dựng ngày càng vững chắc.
  • 'Điểm tựa nơi bản mường

    Điểm tựa nơi bản mường

    Xã hội -
    Gương mẫu trong cộng đồng dân cư, giúp đỡ bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, đảm bảo an ninh trật tự... là những việc làm của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La. Là “điểm tựa” giữa nhân dân với Đảng, chính quyền và mặt trận tổ quốc các cấp.
  • 'Triển khai hiệu quả chính sách dân tộc ở huyện biên giới

    Triển khai hiệu quả chính sách dân tộc ở huyện biên giới

    Xã hội -
    Là huyện biên giới của tỉnh, huyện Sốp Cộp có 8 xã, 101 bản và 2 điểm dân cư, dân số gần 55.500 người, có 6 dân tộc sinh sống, trong đó, dân tộc thiểu số chiếm 96,8%. Những năm qua, huyện đã triển khai đồng bộ, hiệu quả chính sách dân tộc, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con.
  • 'Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh

    Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh

    An ninh trật tự -
    Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học được ngành Giáo dục và Đào tạo chú trọng. Nội dung, hình thức tuyên truyền được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.
  • 'Nhận diện thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc để kích động "ly khai", "tự trị"

    Nhận diện thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc để kích động "ly khai", "tự trị"

    Nhằm thực hiện mưu đồ chống phá Nhà nước Việt Nam, thời gian qua, các thế lực thù địch, tổ chức phản động tăng cường các hoạt động tuyên truyền, kích động, vu cáo Ðảng, Nhà nước trên không gian mạng, với rất nhiều chiêu trò, thủ đoạn tinh vi.