Ấm áp nghĩa tình đồng bào trong mưa lũ

Hoàn lưu cơn bão số 3  (bão Yagi) với những trận mưa lớn, kéo dài gây thiệt hại nặng nề với xã Ngọc Chiến, huyện Mường La. Thời điểm này, cấp ủy, chính quyền và nhân dân nơi đây đang tích cực khắc phục hậu quả mưa lũ, mang lại vẻ bình yên vốn có nơi “miền quê cổ tích”.

Giọng nữ

Thi công cầu tràn về bản Pú Dảnh, xã Ngọc Chiến.

Hơn 1 tháng nay, trụ sở sở xã Ngọc Chiên vắng vẻ khác thường bởi ngoài những bộ phận trực, còn lại từ lãnh đạo xã đến cán bộ công chức đều chia thành các tổ về cơ sở hỗ trợ người dân khắc phục mưa lũ.

Trực tiếp chỉ đạo xây dựng cầu tràn tại bản Pú Dảnh, ông Lò Văn Thoa, Chủ tịch UBND xã, thông tin: Do ảnh hưởng của mưa lũ cầu tràn của bản Pú Dảnh bị cuốn trôi ảnh hưởng đi lại của bà con. Chúng tôi kêu gọi được nhà hảo tâm ủng hộ tiền để xây dựng cầu mới. Dự kiến sẽ hoàn thành trước tháng 12/2024. Cùng với đó, một số cầu treo và các tuyến giao thông bị hư hỏng đang được khắc phục, cuộc sống của người dân dần ổn định sau thiên tai. 

Bản Mường Chiến chịu thiệt hại nặng nề về hoa màu, đường giao thông, các công trình thủy lợi do hoàn lưu cơn bão số 3. Nguy hiểm hơn chiều 22/9, sau một trận mưa lớn, hơn 1.000 khối đất đá sạt xuống khu dân cư Nà Sàng, bản Mường Chiến vùi lấp 3 căn nhà; xuất hiện nhiều vết nứt dài trên mái taluy dương tại đồi Nà Sàng có nguy cơ rất cao sạt lở, vùi lấp tài sản và con người của 71 hộ dân.

Lãnh đạo xã Ngọc Chiến động viên hộ dân bị thiệt hại do mưa lũ.

Chúng tôi đến nhà ông Lò Văn Inh, khu dân cư Nà Sàng, bản Mường Chiến, ngôi nhà sàn 5 gian cùng nhiều tài sản đã bị lũ vùi lấp. Chưa hết bàng hoàng, ông Inh kể lại: Khoảng gần 4 giờ chiều ngày 22/9, nước lũ đất đá tràn xuống từ trên đồi mọi người trong nhà kịp chạy ra ngoài, tài sản gần như mất hết. Gia đình được xã, bản hỗ trợ di chuyển đến nơi an toàn; được nhiều đoàn từ thiện tặng tiền, nhu yếu phẩm để ổn định cuộc sống.

Ông Lò Văn Quán, Bí thư Chi bộ, Trưởng bản Mường Chiến, thông tin: Ngay sau khi xảy ra thiên tai, xã xuống chỉ đạo trực tiếp cùng bà con trong bản hỗ trợ các hộ bị sạt lở vùi lấp nhà ở đến nơi an toàn. Cùng với đó, bản được hỗ trợ xi măng của các đoàn từ thiện, bà con đóng góp công sức, hơn 70 triệu đồng để tập trung sửa chữa, nâng cấp hơn 500 đường nội bản. Hiện nay, các hộ bị sạt lở nhà và trong diện nguy cơ sạt lở, vùi lấp mong muốn sớm được đến điểm tái định cư mới đến yên tâm ổn định cuộc sống.

Nhân dân bản Mường Chiến sửa chữa, nâng cấp tuyến đường nội bản.

Theo thống kê, do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, xã Ngọc Chiến có 1 người bị thiệt mạng; 106 nhà bị ảnh hưởng, trong đó có 2 nhà bị lũ cuốn trôi hoàn toàn, 1 nhà bị vùi lấp, 3 nhà đất đá trôi vào nhà, 100 nhà có nguy cơ sạt lở phải di dời khẩn cấp; 150 ha lúa, hoa màu bị cuốn trôi và ngập úng; 14 công trình thủy lợi, 8 công trình nước sinh hoạt bị ảnh hưởng; 2 câu treo và nhiều mố cầu tại các bản bị cuốn trôi; nhiều đoạn đường liên bản, nội bản bị sạt lở, bong tróc… Ước thiệt hại khoảng gần 16 tỷ đồng.

Ngay sau khi xảy ra thiên tai, xã Ngọc Chiến thành lập các tổ công tác kiểm tra thực tế tại các bản để nắm bắt tình hình thiệt hại, chỉ đạo công tác di dời người dân và tài sản đến nơi an toàn. Bố trí lực lượng thường trực tại các điểm ngập lụt, hướng dẫn người dân tham gia giao thông. Rà soát các điểm sạt lở để huy động máy móc, nhân lực khắc phục. Trong thiên tai bão lũ tình đoàn kết của bà con nhân dân nơi đây được phát huy cao độ. Bà con đã tích cực góp công sức giúp các hỗ bị ảnh hưởng di dời tài sản; giúp nhau gặp lúa trong đêm; những hộ ở nơi an toàn giúp các hộ trong diện nguy cơ sạt lở cao đến ở nhờ; góp công sức, tiền của khắc phục những công trình đường giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt…

 Trước những thiệt hại nặng nề do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 gây ra, không trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, cấp ủy, chính quyền xã Ngọc Chiến đã tích cực phát huy nội lực trong nhân dân, đặc biệt là việc kêu gọi xã hội hóa khắc phục hậu quả mưa lũ. Trong hoàn cảnh khó khăn, mới thấy nghĩa tình đồng bào ấm áp vô cùng, bởi chia sẻ với những khó khăn, mất mát của bà con xã Ngọc Chiến, đã có nhiều đoàn tình nguyện, mạnh thường, các tổ chức, cá nhân hỗ trợ bà con nơi đây.

Chia sẻ với xã Ngọc Chiến, Công ty Liên doanh vận chuyển quốc tế Hải Vân đã trao tặng 2,5 tấn gạo và 2 tấn xi măng với tổng trị giá hơn 50 triệu đồng hỗ trợ xã khắc phục thiệt hại do hoàn lưu cơn bão số 3 gây ra. Chị Song Loan, đại diện Công ty Liên doanh vận chuyển quốc tế Hải Vân, chia sẻ: Phần quà tuy không nhiều nhưng là tấm lòng, sự chia sẻ của cán bộ, nhân viên công ty với đồng bào xã Ngọc Chiến trong lúc khó khăn, hoạn nạn do thiên tai gây ra, góp phần giúp bà con sớm ổn định cuộc sống.

Đại diện Công ty Liên doanh vận chuyển quốc tế Hải Vân trao hỗ trợ cho xã Ngọc Chiến.    Ảnh: PV

Đến nay, Ngọc Chiến đã tiếp nhận được gần 125 triệu đồng tại Agribank huyện Mường La qua số tài khoản của Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ngọc Chiến; gần 450 triệu đồng tiền mặt do các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân trực tiếp trao đến tay từng hộ bị thiệt hại; tiếp nhận hơn 600 tấn xi măng được các tổ chức, cá nhân chở xi măng đến, xã giao cho các bản sửa chữa đường, các công trình công cộng.

 Cùng với đó, nhân dân xã Ngọc Chiến được hỗ trợ 1.439 thùng mì tôm, 780 thùng nước lọc, 800 thùng sữa, gần 20 tấn gạo, 600 chiếc chăn bông cùng nhiều nhu yếu phẩm do các tổ chức, cá nhân trực tiếp trao đến tay từng hộ dân theo danh sách bị thiệt hại. Đặc biệt, các đoàn từ thiện đã hỗ trợ xây dựng mới 4 cầu treo bị hỏng do mưa lũ với tổng trị giá gần 700 triệu đồng. Số tiền hỗ trợ đã được các nhà hảo tâm đều trực tiếp chuyển tiền vào tài khoản Ban quản lý các bản, Ban quản lý các bản trực tiếp mua vật liệu và thi công. Xã trực tiếp chỉ đạo, giám sát và chịu trách nhiệm về tiến độ và chất lượng công trình; phấn đấu hoàn thành trong năm 2024.

Lễ khởi công cầu treo bản Lọng Cang do tổ chức thiện nguyện Cô Son-Charity tài trợ.

Với tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau, vượt khó, cùng với sự chung tay của các nhà hảo tâm tiếp thêm động lực, sức mạnh để giúp người dân Ngọc Chiến vượt qua khó khăn, nhanh chóng ổn định cuộc sống. Về lâu dài xã Ngọc Chiến mong muốn các cấp, các ngành sớm triển khai xây dựng khu tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng do mưa lũ, đảm bảo an toàn cho nhân dân, giúp người dân yên tâm "an cư lạc nghiệp". 

Việt Anh - Hoàng Giang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Nông nghiệp -
    Toàn tỉnh đang có hơn 138.800 con chó, mèo cần được tiêm vắc xin phòng bệnh dại. Để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh dại bùng phát trong mùa nắng nóng, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh đã phối hợp với các địa phương triển khai tiêm vắc xin dại cho đàn chó, mèo.
  • 'Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Hằng năm, huấn luyện dân quân tự vệ ở huyện Thuận Châu luôn có sự đổi mới theo hướng thiết thực, chất lượng, bám sát chức năng, nhiệm vụ trên từng địa bàn; nội dung, hình thức phong phú. Qua đó, chất lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dân quân tự vệ được nâng lên, góp phần đảm bảo công tác quốc phòng - an ninh tại địa phương.
  • 'Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Kinh tế -
    Với lợi thế là trung tâm kinh tế - chính trị của huyện, xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp luôn tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư mở rộng dịch vụ, thương mại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
  • 'Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Kinh tế -
    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm 2025 luôn hối hả, với 3 dự án xây dựng nhà máy đang triển khai. Cùng với thu hút đầu tư, các cấp, ngành của tỉnh đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho các dự án đang triển khai tại Khu công nghiệp Mai Sơn nhằm sớm đưa các nhà máy vào hoạt động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Nông thôn mới -
    Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo và quyết tâm vươn lên thoát nghèo của nhân dân, diện mạo 10 bản biên giới của thị xã Mộc Châu có nhiều khởi sắc; cuộc sống của nhân dân ngày một ấm no.
  • 'Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Xây dựng Đảng -
    Kịp thời nắm bắt tư tưởng, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và đề xuất các giải pháp tuyên truyền phù hợp, tạo sự đồng thuận, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy đã tổ chức điều tra dư luận xã hội liên quan đến việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW.
  • 'Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Gương sáng bản làng -
    Những ngày cuối tháng 3, chúng tôi có dịp đến bản Pặt, xã Mường Chùm, huyện Mường La. Đây là bản nông thôn mới kiểu mẫu của xã, nơi có nhiều gương nông dân làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo. Tiêu biểu là chị Lò Thị Thưa với mô hình trồng dâu tây và cà chua, vừa đem lại thu nhập cao, vừa tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.