VNPT Money - thanh toán không dùng tiền mặt

Với nửa triệu người dùng Mobile Money tính tới hiện tại, trong đó hơn 50% là người dân sống tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, khẳng định vai trò của Mobile Money là “cánh tay nối dài của dịch vụ ngân hàng truyền thống”, giúp tiếp cận tốt và mang dịch vụ tài chính số tới gần hơn với người dân.

Ông Lê Minh Thắng, Phó Giám đốc VNPT Sơn La, thông tin: Sau 6 tháng triển khai cung cấp thí điểm Mobile Money trên toàn quốc, đã có hơn nửa triệu người dùng Mobile Money. Theo thống kê của VNPT, gần 90% các giao dịch thanh toán của khách hàng sử dụng Mobile Money tập trung vào các dịch vụ thiết yếu, như: Điện, nước, viễn thông, tiêu dùng hàng ngày và các dịch vụ hành chính công. Những con số phản ánh tính thiết thực của dịch vụ cũng như cho thấy mức độ quan tâm của người dân với dịch vụ Mobile Money.

             

Nhân viên Trung tâm Kinh doanh VNPT thành phố Sơn La hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng Ví điện tử VNPT Pay.

             

Phổ cập Mobile Money tới nhiều người dân, VNPT sẽ mở rộng hạn mức giao dịch; cho phép giao dịch liên thông giữa các nhà mạng và thanh toán chéo giữa các đơn vị trung gian thanh toán khác nhau. Đây là những vấn đề mấu chốt để thu hút người dân tiếp nhận và sử dụng Mobile Money, bởi việc thay đổi thói quen thanh toán của người dân cần phải xuất phát từ việc cho người dân thấy được lợi ích và tính tiện dụng của dịch vụ.

             

Chị Mai Thị Thanh Hằng, nhân viên Trung tâm Kinh doanh VNPT Sơn La, giới thiệu: Mobile Money còn gọi là tiền di động, là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, để thực hiện các giao dịch nhỏ trong cuộc sống hàng ngày. Người dùng sẽ chuyển đổi tiền mặt sang tiền điện tử. Lợi ích của Mobile Money VNPT được triển khai với sứ mệnh để tất cả người dân ở khắp mọi miền Tổ quốc, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo đều có thể dễ dàng sử dụng.

             

Ưu điểm của dịch vụ Mobile Money là cách đăng ký và sử dụng đơn giản, người dùng có thể thực hiện đăng ký, nạp tiền, chuyển tiền, rút tiền tại các điểm giao dịch của nhà mạng có nhân viên hướng dẫn hoặc ngay trên điện thoại. Thực hiện trên mọi thiết bị di động: Mobile Money cho phép thực hiện trên mọi loại điện thoại di động, không bắt buộc điện thoại thông minh. Nhờ đó, những người dân nghèo ở vùng sâu, vùng xa vẫn có thể sử dụng dịch vụ thanh toán số này bằng điện thoại di động của họ. Ưu điểm nữa của dịch vụ là không yêu cầu liên kết ngân hàng, người dân không cần phải đăng ký tài khoản ngân hàng vẫn có thể sử dụng được dịch vụ Mobile Money.

             

Người sử dụng có thể nạp tiền ở tài khoản Mobile Money qua các hình thức: Tới các điểm giao dịch và thực hiện nạp tiền mặt vào tài khoản theo hướng dẫn của giao dịch viên; tới điểm ngân hàng có liên kết với VNPT để thực hiện nạp tiền vào tài khoản Mobile Money. Hay qua ví điện tử VNPT PAY, người dùng có thể thực hiện nạp tiền ngay trên điện thoại.

             

Cách thức rút tiền đối với tài khoản Mobile Money của VNPT bằng các hình thức, như: Rút tiền mặt từ tài khoản Mobile Money tại các điểm kinh doanh của VNPT; rút tiền từ tài khoản Mobile Money về tài khoản thanh toán của khách hàng VNPT tại ngân hàng; rút về Ví điện tử VNPT Pay. Điểm đáng lưu ý, người dùng Mobile Money của VNPT có hạn mức giao dịch tối đa là 10 triệu đồng/tài khoản trong 1 tháng cho tất cả các giao dịch bao gồm: rút tiền, chuyển tiền, thanh toán.

             

Với những nỗ lực không ngừng, VNPT mong muốn ứng dụng Mobile Money được chung tay cho chiến lược thanh toán không dùng tiền mặt quốc gia, đồng hành cùng mỗi người, mỗi nhà thay đổi thói quen và tiếp cận với những dịch vụ tài chính số với nhiều lợi ích thiết thực.

Lê Anh
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho những người làm báo

    Bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho những người làm báo

    Xã hội -
    Ngày 24/10, tại VOV Tây Bắc, tỉnh Sơn La, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Truyền thông, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho trên 30 phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của Cơ quan thường trú Đài tiếng nói Việt Nam khu vực Tây Bắc và các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh.
  • 'Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV

    Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 23/10, đồng chí Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021 – 2026, đánh giá kết quả phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tháng 10, triển khai nhiệm vụ tháng 11.
  • 'Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

    Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

    Khoa Giáo -
    Thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, xây dựng môi trường học tập để trẻ vui chơi, phát triển trí tuệ và năng khiếu.
  • 'Sốp Cộp mở rộng diện tích trồng sắn cao sản

    Sốp Cộp mở rộng diện tích trồng sắn cao sản

    Kinh tế -
    Là địa phương có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây sắn cao sản, những năm qua, huyện Sốp Cộp đã khuyến khích, hỗ trợ nhân dân mở rộng diện tích trồng sắn làm nguyên liệu chế biến, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân.
  • 'Chiềng Cang phấn đấu giảm nghèo bền vững

    Chiềng Cang phấn đấu giảm nghèo bền vững

    Xã hội -
    Những năm qua, xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, đã tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã.