Viettel ra mắt gói cước trả sau nhiều tiện ích với chi phí từ 200.000đ/tháng

Với gói cước trả sau NINE, khách hàng sẽ được sử dụng nhiều tiện ích và ưu tiên trải nghiệm những công nghệ mới nhất.

Giọng nữ

Ngày 7/10/2024, hướng tới kỷ niệm 20 năm ngày Viettel chính thức kinh doanh dịch vụ di động (15/10/2004-15/10/2024), Tổng Công ty Viễn thông Viettel công bố ra mắt gói cước trả sau “NINE”, được thiết kế với phương châm cung cấp mọi nhu cầu trong 1 sản phẩm dành cho đối tượng khách hàng ưu tiên. Với gói cước này, lần đầu tiên Viettel mang đến cho các khách hàng một trải nghiệm viễn thông toàn diện, đẳng cấp và khác biệt, đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng.

Hòa mạng gói cước NINE với mức chi phí từ 200.000đ/tháng, khách hàng không chỉ được cung cấp dịch vụ trọn gói nghe gọi và lướt web với lưu lượng data không giới hạn mà đi kèm là 1 hệ sinh thái các tiện ích và đặc quyền ưu tiên trải nghiệm những công nghệ mới nhất, giúp cho cuộc sống thuận tiện hơn.

Cụ thể, khách hàng sử dụng gói cước NINE sẽ được truy cập data với tốc độ cao hơn 10 lần, miễn phí truy cập dữ liệu trên các ứng dụng phổ biến như TikTok, YouTube, Facebook, Spotify; được lưu trữ dữ liệu an toàn, tiện lợi thông qua Cloud MyBox. Đặc biệt khách hàng NINE sẽ được sử dụng các dịch vụ ưu tiên với các giá trị lợi ích ngoài viễn thông: kho quà Viettel++ riêng, được sử dụng phòng chờ sân bay miễn phí...

Chưa hết, đặc quyền của khách hàng khi trở thành thành viên của NINE là sẽ được trải nghiệm tốc độ 5G sớm nhất, tiên phong trong công nghệ kết nối di động hiện đại và mạnh mẽ nhất tại Việt Nam hiện nay.

Lý giải về tên gọi của gói cước “NINE”, đại diện Viettel cho biết: theo quan niệm phương Đông, số lẻ thuộc hành dương, trong đó số 9 là con số lớn nhất trong dãy số dương chứa đựng nhiều ý nghĩa tốt lành. Số 9 còn mang ý nghĩa của quyền lực, sự trường cửu, may mắn và thành công. Theo số học, số 9 cũng rất đặc biệt bởi nếu nhân với một số bất kỳ có một chữ số, tổng của hai số trong kết quả sẽ luôn là 9, chứa đựng ý nghĩa về sự độc đáo và khác biệt.

Ông Nguyễn Trọng Tính, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Viễn thông Viettel, chia sẻ: "Chúng tôi tự hào khi ra mắt NINE – dịch vụ di động đột phá, mở ra một xu hướng mới trong thiết kế gói cước và chăm sóc khách hàng thân thiết. Viettel luôn nỗ lực để không chỉ cung cấp dịch vụ viễn thông chất lượng, mà còn mang đến những trải nghiệm độc đáo và vượt trội cho khách hàng. NINE chính là sự cam kết đó".

Lịch sử 2 thập kỷ kinh doanh di động của Viettel đã chứng kiến sự thành công của gói cước đại chúng Tomato- “bảo bối” giúp Viettel nhanh chóng đạt mốc 20 triệu thuê bao di động và vươn lên vị thế dẫn đầu chỉ sau 4 năm gia nhập thị trường. Trong đó, yếu tố quan trọng tạo nên thành công của Tomato nằm ở sự đột phá về chính sách sản phẩm và thấu hiểu nhu cầu của người dùng.

Ra mắt đúng vào dịp kỷ niệm 20 năm kinh doanh dịch vụ di động, gói cước trả sau NINE tiếp tục thể hiện cam kết của Viettel: luôn tiên phong cung cấp các sản phẩm đột phá và khác biệt, ứng dụng những công nghệ mới nhất, tiện ích nhất phục vụ khách hàng.

Được biết, hệ gói cước NINE bao gồm 6 gói dịch vụ trả sau với mức chi phí từ 200.000 đồng-2.000.000 đồng/tháng. Dịch vụ đã được cung cấp rộng rãi cho khách hàng hòa mạng mới hoặc chuyển đổi từ trả trước sang trả sau.

Thông tin thêm về hệ gói cước NINE và cách đăng ký dịch vụ vui lòng truy cập nine.viettel.vn/ hoặc hub.viettel.vn/ hoặc liên hệ tổng đài chăm sóc khách hàng 198./.

 

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng chấm Giải báo chí về xây dựng Đảng, đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng, thống nhất xếp loại các tác phẩm đoạt giải năm 2024.
  • 'Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào sinh sống ở tỉnh Sơn La có khoảng 3.380 người, sinh sống chủ yếu ở một số địa phương dọc theo đường biên giới Việt Nam - Lào, trong đó nhiều nhất tại huyện Sốp Cộp và huyện Sông Mã. Nhà ở của người Lào là kiểu nhà sàn có hai mái dài và hai mái đầu hồi. 
  • 'Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn, đã khảo sát 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới tại huyện Yên Châu.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của cao lạnh lục địa tăng cường, áp và độ ẩm tăng. Thời tiết: Nhiều mây, đêm có mưa, mưa rào và dông vài nơi, trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm, ngày có lúc giảm mây hửng nắng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • 'Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 5/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức Liên hoan "Các mô hình tổ truyền thông cộng đồng gắn với tìm hiểu Luật Bình đẳng giới" năm 2024. Đây là một trong những nội dung tuyên truyền về Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
  • 'Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha là một trong các dân tộc ít người ở Sơn La, hiện có dân số khoảng 10.000 người, sinh sống tập trung tại một số bản thuộc các huyện: Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mộc Châu. Dân tộc La Ha có ngôn ngữ riêng, họ sống cộng cư với người Thái Đen nên trong sinh hoạt hằng ngày, ngoài tiếng mẹ đẻ, đồng bào còn học và sử dụng tiếng Thái Đen để giao tiếp.