Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Thơm bùi hương vị trám đen

Khi cái nắng chói chang, gay gắt của mùa hè nhường chỗ cho những cơn gió heo may đầu thu cũng là lúc trám đen vào mùa. Chúng tôi về xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu - vùng đất nổi tiếng có quả trám thơm, ngon, được nhiều người sành ăn mách nhau “săn lùng”, để tìm hiểu nét ẩm thực độc đáo, mang bản sắc rất riêng của đồng bào Thái Tây Bắc.

Quả trám đen.

Vườn trám của gia đình ông Lò Văn Cu, bản Hỏm, xã Chiềng Bôm

Sở hữu vườn trám nếp cổ thụ xanh ngút ngàn, cây nào cây đấy thân to, tán rộng xum xuê, ông Lò Văn Cu (70 tuổi) ở bản Hỏm, xã Chiềng Bôm, bảo: Trước đây, cây trám chỉ mọc hoang, muốn ăn phải lên rừng tìm mới có. Trong một lần sang bản Nà Trạng cùng xã, thấy loại trám nếp bản địa nên tôi đã mang giống về trồng. Cây hợp đất lớn nhanh như thổi, được vài năm, thân đã tròn, cao vút, sai trĩu quả. Trước đây, trám đen chỉ dùng trong gia đình, nay cây trám đang đem lại giá trị kinh tế cao nên bà con trong bản đã xin giống về trồng. Hiện, nhà nào cũng có từ 1 đến 2 cây, riêng vườn trám của gia đình có trên 30 cây, trong đó có những cây đã tròn 50 năm tuổi.

Cây trám ở Chiềng Bôm đang được huyện Thuận Châu bảo tồn, nhân giống

Theo chân ông Lò Văn Cu cùng vợ chồng người con trai út và các cháu nhỏ vào vườn hái trám. Người con trai ông đã quen trèo chám, nên thoắt cái đã leo được đến gần ngọn. Cẩn thận tìm một cành trám thật chắc để đứng, rồi cứ thế dùng cây sào đập thật mạnh. Chẳng mấy chốc, những quả trám đen rụng đầy gốc, khiến chúng tôi vô cùng thích thú.

Thân cây trám khá trơn và cao nên phải là người có kinh nghiệm mới leo hái được.

Người hái chọn một cành để đứng và dùng cây sào dài đập quả.

Nhanh tay nhặt trám bỏ vào túi, ông Lò Văn Cu bảo: Mùa thu hoạch trám bắt đầu từ tháng 7 âm lịch, kéo dài đến khoảng tháng 8 âm lịch. Thời điểm này, đang vào chính vụ, nên gia đình phải huy động người nhà tự trèo hái, sau đó, thương lái đến tận nơi thu mua. Mặc dù năm nay không sai quả, ước cả vườn được khoảng 7 tạ nhưng đổi lại, trám bán được giá (giá bán buôn tại vườn đã 120 nghìn đồng/kg) và luôn trong tình trạng “cung không đủ cầu”. Bởi trám ở Chiềng Bôm sau khi om, ăn có vị ngậy, bùi, 10 quả như 10, không có vị chát.

Quả trám đen hình thoi, khi chín có màu tím thẫm, cùi màu vàng, hạt nhọn hai đầu.

Các em nhỏ thích thú nhặt trám.

Chỉ một chốc đã thu hoạch được gần chục cân trám. 

Thời điểm này, đang chính vụ trám, nên dọc các chợ, hàng quán, ẩm thực dân tộc Thái ở huyện Thuận Châu, đâu đâu cũng thấy món trám được chế biến sẵn và được ship mang về chế biến thành nhiều món khác nhau, như: Thịt lợn nhồi trám, trám kho cá, trám kho thịt… Món nào cũng ngon, nhưng món ăn thường xuyên được biết đến, ngon và hay làm, truyền thống nhất vẫn là món xôi trám.

Trám đen giờ đây được nhiều thướng lái đến tận vườn thu mua với giá khá cao 120 nghìn đồng/kg.

Chị Lường Thị Chơ, ở tiểu khu 10, thị trấn Thuận Châu, nhiều năm có kinh nghiệm làm xôi trám bán, chia sẻ: Vào vụ trám, trung bình mỗi ngày tôi bán được 20-30 suất với giá 50.000 đồng/suất, gồm có xôi, trám, cá nướng và nhộng tùy theo khách đặt. Trám tươi sau khi hái mang về rửa sạch, để ráo nước. Sau đó, đun nước ấm khoảng 40 độ (nếu nước quá nóng thì om trám sẽ bị cứng) rồi thả trám vào nồi, tắt bếp, đậy vung lại và om khoảng 15-20 phút. Đến khi cầm quả trám bóp nhẹ, phần vỏ mềm tách ra, lộ lớp cùi màu vàng ruộm là được. Xôi nếp sau khi đồ được trộn đều với mỡ hành để tăng độ ngậy. Khi ăn, chỉ cần dàn mỏng xôi, gỡ miếng cá nướng, vài con nhộng ong, thêm 4-5 quả trám, chút chẳm chéo cảm nhận vị dẻo thơm, đậm đà của xôi nếp hòa lẫn trong những hương vị thơm ngọt, bùi của quả trám, chắc chắn ai ăn rồi sẽ nhớ mãi khó quên.

Món xôi trám được nhiều người ưa chuộng.

Xôi trám là đặc sản của đồng bào Thái, nhưng giờ đây món ăn này được nhiều đồng bào dân tộc khác trên quê hương Sơn La biết đến và thường xuyên chế biến. Chị Lê Thị Huế, tổ 14, phường Quyết Thắng (Thành phố), chia sẻ: Khi được thưởng thức món xôi trám lần đầu tiên đúng là nhớ mãi ko quên, cứ đến mùa trám là tôi ra chợ tìm mua bằng được về ăn với xôi. Trám đen còn có thể rim với thịt ba chỉ ăn với cơm trắng nguội hay cơm nóng đều rất ngon. Mùa trám chỉ rộ trong vòng hơn tháng, nên tôi thường om chín trám rồi tách hạt cất vào ngăn đá tủ lạnh để ăn dần trong năm.

Cá nướng hay nhộng ong và xôi là đồ ăn kèm với trám ngon nhất. 

 

Món xôi trám sau khi được hoàn thiện.

Món ăn chế biến từ quả trám được nhiều người ưa chuộng.

Giờ đây trám đen là đặc sản của nhiều nhà hàng. Hương vị của loại quả này thật lạ, vừa bùi vừa dẻo, ngọt, béo hòa quyện như đan kết tất cả tinh túy của đất trời dễ khiến lòng người thương nhớ, đã làm phong phú thêm nét văn hóa ẩm thực của quê hương Sơn La giàu bản sắc. 

Thủy Ngân - Lò Thái

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

    Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

    Kinh tế -
    Phong trào “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, được các cấp Hội Nông dân triển khai sâu rộng, đã xuất hiện nhiều nông dân điển hình làm kinh tế giỏi, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và giảm nghèo bền vững tại các địa phương.
  • 'Lãnh đạo điều hành tài chính, ngân sách, kế hoạch và đầu tư

    Lãnh đạo điều hành tài chính, ngân sách, kế hoạch và đầu tư

    Xây dựng Đảng -
    Nâng cao chất lượng tham mưu về tài chính - ngân sách, kế hoạch và đầu tư, Đảng bộ Sở Tài chính đã lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao năng lực phân tích, tổng hợp, kiến nghị về thực hiện tốt điều hành ngân sách, xây dựng kế hoạch đầu tư công, thẩm định dự án và quản lý tài sản công, chính sách giá..., góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
  • 'Chàng trai có trái tim nhân ái

    Chàng trai có trái tim nhân ái

    Gương sáng bản làng -
    Hơn 20 lần hiến máu, vận động hơn 2.000 người tham gia hiến máu tình nguyện, là những thông tin về chàng trai có trái tim nhân ái Hoàng Thanh Tùng, sinh năm 1991, ở tổ 7, phường Tô Hiệu. Anh vinh dự được tôn vinh người hiến máu tình nguyện tiêu biểu toàn quốc năm 2025.
  • 'Bảo vệ và phát triển rừng bền vững

    Bảo vệ và phát triển rừng bền vững

    Xã hội -
    Toàn tỉnh Sơn La có hơn 593.268 ha rừng tự nhiên, 76.528 ha rừng trồng; tỷ lệ che phủ rừng đạt 48%. Lực lượng Kiểm lâm đẩy mạnh tuyên truyền, kết hợp với tuần tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm Luật Lâm nghiệp, nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân dân về bảo vệ, phát triển rừng.
  • 'Củng cố, phát huy vai trò của MTTQ ở cơ sở

    Củng cố, phát huy vai trò của MTTQ ở cơ sở

    Xã hội -
    Sau hơn 2 tuần thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp và sắp xếp tổ chức, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Chiềng Mai được kiện toàn, củng cố, phát huy vai trò tập hợp, đoàn kết các hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân, triển khai hiệu quả các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh, phát triển KT-XH, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
  • 'Lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm

    Lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm

    Cải cách hành chính -
    Lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, tỉnh ta chú trọng nâng cao chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và đạt được kết quả tích cực. Năm 2024, chỉ số SIPAS của tỉnh đạt 84,05%, tăng 1,82% so với năm 2023, đứng thứ 26/63 tỉnh, thành phố, tăng 7 bậc và cao hơn mức trung bình của cả nước 0,11%.