Nuôi gia súc nhốt chuồng ở Nậm Lạnh

Những năm gần đây, xã Nậm Lạnh (Sốp Cộp) đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân phát triển chăn nuôi gia súc nhốt chuồng, gắn với trồng cỏ; chú trọng xây dựng các mô hình điểm trong chăn nuôi gia súc ở các bản để bà con học tập, bước đầu đem lại hiệu quả thiết thực.

 

 

Thành viên HTX Pu Ngua, bản Bánh Han, xã Nậm Lạnh chăm sóc đàn gia súc.

 

Trước đây, người dân xã Nậm Lạnh thường chăn nuôi trâu, bò thả rông, hoặc chăn dắt với số lượng nhỏ, khó khăn trong việc kiểm soát, tiêm phòng dịch bệnh nên gia súc thường bị chết do mắc bệnh, nhất là thời điểm giao mùa, gây thiệt hại lớn về kinh tế với người dân. Những năm gần đây, người dân phát triển cây ăn quả trên đất dốc, diện tích chăn thả bị thu hẹp, song cũng tác động tích cực tới việc thay đổi tập quán chăn nuôi theo hướng tích cực, các hộ chăn nuôi dần hình thành mô hình nuôi gia súc theo hướng hàng hóa, thương phẩm, đó là nuôi bò sinh sản, nuôi bò vỗ béo gắn với trồng cỏ làm thức ăn tạo nguồn thu ổn định.

 

Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi gia súc, xã Nậm Lạnh đã vận động người dân chuyển đổi diện tích đất canh tác kém hiệu quả sang trồng cỏ làm thức ăn cho gia súc; đa dạng cơ cấu giống cỏ, mở rộng diện tích trồng cỏ voi, cỏ gine, cây chít; tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn trồng cỏ thâm canh và cách chế biến, dự trữ làm thức ăn ủ ướp cho gia súc vào mùa đông. Phát huy hiệu quả nguồn vốn các chương trình, dự án hỗ trợ giống vật nuôi, xây dựng chuồng trại, vay vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo đã góp phần thúc đẩy phát triển chăn nuôi gia súc trong nhân dân. Hiện toàn xã có trên 4.400 con gia súc, trồng trên 4 ha cỏ các loại phục vụ chăn nuôi. Công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc được cán bộ thú y xã theo dõi thường xuyên, nhất là các thời điểm giao mùa, tuyên truyền người dân giữ vệ sinh chuồng trại, nhận biết và theo dõi gia súc có bệnh, triển khai công tác tiêm vắc xin phòng bệnh. Từ đầu năm đến nay, xã đã tiêm trêm 8.500 liều vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng, lở mồm long móng.

 

Nằm cách khu dân cư bản Bánh Han khoảng 1 km, trang trại chăn nuôi bò rộng hơn 200 m² của Hợp tác xã Pu Ngua được xây dựng kiên cố, thông thoáng. Trang trại được chia thành các khu vực chuồng nuôi, khu trữ thức ăn ủ ướp, hệ thống xử lý chất thải... rất khoa học, thuận tiện, quy trình chăn nuôi khép kín. Anh Vì Văn Sơn, Giám đốc Hợp tác xã Pu Ngua, cho biết: Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, 7 thành viên HTX đã góp gần 100 triệu đồng xây dựng chuồng trại, mua con giống nuôi bò sinh sản nhốt chuồng. Các thành viên cũng thống nhất chuyển đổi diện tích cây ngô, sắn kém hiệu quả sang trồng hơn 1 ha cỏ gine, cỏ voi và cây chít để làm thức ăn cho gia súc. Hiện, HTX đã phát triển được 22 con bò; sau 8 tháng, đàn bò phát triển tốt.

 

Theo anh Mòng Văn An, bản Púng Tòng: Trước đây, gia đình tôi nuôi trâu, bò thả rông trên bãi chăn thả, nên thời gian nuôi lâu, phải mất hơn 1 năm mới có thể xuất bán, lại dễ bị bệnh. Sau khi được tuyên truyền, vận động, tôi dựng chuồng nuôi và trồng cỏ voi làm thức ăn cho trâu bò để nuôi vỗ béo. Tôi nhận thấy hình thức nuôi nhốt này, trâu bò phát triển tốt, ít bị bệnh, cứ 6 tháng là có thể bán được. Gia đình tôi hiện có 3 con bò, 1 con trâu. Mỗi năm, tôi bán 2 đến 3 con bò,  thu nhập từ 30 đến 50 triệu đồng.

 

Phát triển đàn gia súc tập trung gắn với trồng cỏ làm thức ăn là sự thay đổi tích cực về nhận thức của người dân xã Nậm Lạnh về chăn nuôi, chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang phương thức sản xuất hàng hóa. Thời gian tới, xã Nậm Lạnh tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăm sóc đàn gia súc, thực hiện công tác tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh; trồng cỏ phục vụ chăn nuôi... góp phần nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn.

Thu Hằng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Nghị quyết số 108/2025/NQ-HĐND

    Nghị quyết số 108/2025/NQ-HĐND

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 29/4/2025, tại Kỳ họp chuyên đề thứ 30, HĐND tỉnh Sơn La khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 108/2025/NQ-HĐND về việc quy định nguyên tắc, phạm vi, nội dung, mức hỗ trợ và việc sử dụng kinh phí hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Sơn La.
  • 'Sơn La trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Sơn La trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thời sự - Chính trị -
    Cách đây 71 năm, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 11/7/1954, công nhận nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương. Chiến thắng vĩ đại ở Điện Biên Phủ, có sự đóng góp to lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La.
  • 'Cán bộ Kiểm sát tận tụy, trách nhiệm với công việc

    Cán bộ Kiểm sát tận tụy, trách nhiệm với công việc

    Gương sáng bản làng -
    Với tinh thần nhiệt huyết, trách nhiệm trong công việc, luôn năng động, tích cực trong các hoạt động đoàn và nghiên cứu khoa học, chị Trần Diệu Linh, kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sơn La, đã góp phần xây dựng hình ảnh người cán bộ Kiểm sát tận tụy, tận tâm với nghề.
  • 'Đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất

    Đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất

    Xã hội -
    Phát triển nông nghiệp bền vững, thị xã Mộc Châu luôn ưu tiên nguồn lực đầu tư hoàn thiện hạ tầng thủy lợi; chỉ đạo các phòng chuyên môn phối hợp với các xã, phường thường xuyên duy tu, cải tạo và nâng cấp công trình thủy lợi, đảm bảo nguồn nước tưới cho các diện tích đất canh tác, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
  • 'Học Bác để dạy tốt, học tốt hơn

    Học Bác để dạy tốt, học tốt hơn

    Cụ thể hóa việc học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Chi bộ Trường THCS Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, đã đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, trở thành hoạt động nền nếp, lan tỏa sâu rộng trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
  • 'Hiệu quả mô hình chế biến thủy sản

    Hiệu quả mô hình chế biến thủy sản

    Kinh tế -
    Khai thác hiệu quả nguồn lợi thủy sản từ lòng hồ thủy điện Sơn La, Hội Nông dân tỉnh và huyện Mường La phối hợp triển khai dự án “Xây dựng mô hình chế biến thủy sản trên lòng hồ thủy điện Sơn La” tại xã Chiềng Lao. Sau 2 năm triển khai, bước đầu mô hình cho thấy những tín hiệu tích cực, các hộ tham gia mô hình đã tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, phát triển kinh tế, nâng cao giá trị nông sản địa phương.