Những nét riêng của gia vị trong ẩm thực vùng cao

Cô bạn người Hà Nội của tôi nhận xét rằng “Ẩm thực Sơn La đặc trưng nhất là vị cay nồng đậm đà, rất lạ miệng, tưởng khó ăn, nhưng ăn một lần là nhớ mãi, bởi hương vị rất riêng, không trộn lẫn, không thể tìm thấy ở đâu khác ngoài Sơn La”. Thật vậy, nét riêng ấy có được là nhờ những gia vị núi rừng phong phú gắn với cuộc sống thường ngày, được chế biến bởi những bàn tay khéo léo và tấm lòng chân thành, mến khách của đồng bào các dân tộc miền núi Tây Bắc.

                                       

Những loại gia vị cay nóng được dùng phổ biến trong ẩm thực vùng cao.

             

 Những loại gia vị cay nồng được thiên nhiên ban tặng đã trở thành thứ không thể thiếu trong mỗi bữa cơm nuôi lớn bao thế hệ người dân miền núi, giúp họ đi qua những mùa đông buốt giá, chống chịu lại thời tiết khắc nghiệt của vùng cao. Đó là mắc khén, món quà của núi rừng, loại gia vị đặc trưng của đồng bào Thái, được ví như “đệ nhất gia vị” của vùng Tây Bắc. Đó là những cây ớt nhỏ có sức sống bền vững qua năm tháng trong mỗi vườn nhà, được người vùng cao quý như cơm gạo, đến mùa chín đỏ là hái nhẹ tay, mang về hong khô, cất giữ cẩn thận. Đó là tỏi đơn, với chỉ một nhánh củ duy nhất lớn lên trong suốt cả mùa đông, sương muối phủ dày trên những cánh đồng nơi chân núi. Đó là gừng thuốc củ nhỏ, chân cuống có màu đỏ tía, được gây giống trồng năm này sang năm khác để không làm mất đi giống gừng cay thơm quý giá...

             

Cùng là cay nồng, nhưng mỗi gia vị lại mang đến cho người thưởng thức ấn tượng riêng mà chẳng cần quá nhạy cảm vị giác cũng có thể nhận ra. Với những ai lần đầu ăn mắc khén sẽ thường liên tưởng đến mù tạt bởi vị cay nồng sộc thẳng lên sống mũi, khi quen dần, lại thấy mắc khén có vị thật lạ, không quá cay như ớt, không quá nồng như mù tạt, vị tê tê nơi đầu lưỡi, hương thơm lan tỏa và giữ thật lâu trong miệng. Với ớt, đặc biệt nhất là ớt chỉ thiên tươi vừa hái, dằm trong bát chấm đỏ lựng, vị cay chạm đến tận cùng của vị giác, khiến ai không quen ăn phải xuýt xoa chảy nước mắt.

             

Người miền núi thích dùng ớt tươi nướng cháy trên than hồng, hay ớt khô giã nhỏ để gia giảm trong bát nước chấm, hay để tẩm ướp cho những món ăn hàng ngày. Còn với tỏi và gừng, hai thứ có vị nồng đậm và cay nóng vừa là gia vị, vừa được dùng như một loại kháng sinh tự nhiên, không thể thiếu trong đời sống của người vùng cao, nhất là trong những bữa cơm mùa đông giúp giữ ấm cơ thể và kháng bệnh tật.

             

Những gia vị này thường được kết hợp khi tẩm ướp nguyên liệu chế biến những món nướng, hấp, nộm hay xào mang hương vị hấp dẫn đặc biệt đối với mọi thực khách. Nhờ có mắc khén, tỏi, gừng và đôi bàn tay khéo léo, tài hoa của những người phụ nữ dân tộc, các nguyên liệu phổ biến cũng trở thành món ăn ngon đặc trưng, được coi như đặc sản của Sơn La, như: thịt trâu gác bếp, pa pỉnh tộp (cá nướng), ba chỉ hun khói, gà hun khói,... với hương vị độc đáo và lạ lẫm, ăn một lần là nhớ.

             

Hay đơn giản chỉ là bát chẳm chéo cay nồng trong bữa cơm giản dị ngày đông bên bếp củi, chấm măng, rau cũng ngon, chấm thịt cũng hấp dẫn, mà chấm xôi cũng rất vừa miệng. Sự hòa quyện của những gia vị cay, nồng, bốc nóng trong một bát chéo có thể dung hòa mọi thực phẩm khi kết hợp cùng, kích thích thần kinh vị giác, làm nóng ấm cơ thể từ bên trong. Bữa cơm sau những chuyến đi rừng ngày mưa nhất định phải có bát canh gừng nóng hổi, thêm đĩa chéo ăn với xôi nếp, rau luộc, đủ ấm bụng, làm nóng cơ thể đang tê cóng vì lạnh, xua đi bao mệt nhọc, gian nan của cuộc sống mưu sinh.

             

Những ngày đông vùng cao nhiệt độ xuống thấp, quần áo mặc bao nhiêu lớp cũng vẫn thấy cái lạnh len vào da thịt buốt giá, bữa cơm đủ vị cay nồng, nóng ấm là cách giúp người ta chống chọi với thời tiết khắc nghiệt. Những gia vị của núi rừng cứ thế trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của bà con vùng cao và đi vào văn hóa ẩm thực miền núi như một nét riêng đặc sắc.

             

Thảo Nguyên

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tân Xuân đa dạng sản phẩm măng tre

    Tân Xuân đa dạng sản phẩm măng tre

    Kinh tế -
    Khai thác vùng nguyên liệu tre rộng hơn 2.000 ha, HTX Tân Xuân Nông nghiệp 269 Tân Xuân, tại bản Bướt, xã Tân Xuân, huyện Vân Hồ đã nghiên cứu tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo từ cây tre, xây dựng mô hình kinh doanh bền vững, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho các thành viên.
  • 'Chăm lo lợi ích cho đoàn viên

    Chăm lo lợi ích cho đoàn viên

    Xã hội -
    Chú trọng chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, Công đoàn Công ty cổ phần Phân bón Sông Lam Tây Bắc đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, giúp người lao động yên tâm làm việc, đồng hành với doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh.
  • 'Khơi dậy tiềm năng, trí tuệ người lao động

    Khơi dậy tiềm năng, trí tuệ người lao động

    Xã hội -
    Khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động thị xã Mộc Châu tích cực tham gia phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, cải thiện môi trường làm việc, đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh chuyển đổi số.
  • 'Phong trào thi đua lao động sáng tạo

    Phong trào thi đua lao động sáng tạo

    Xã hội -
    Trong bối cảnh chuyển đổi sâu rộng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu sắc, giai cấp công nhân và người lao động tỉnh Sơn La đang ngày càng khẳng định vai trò là lực lượng sản xuất chủ yếu, đồng thời là một bộ phận chính trị - xã hội to lớn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển bền vững của địa phương.
  • 'Đặc sắc ẩm thực dân tộc

    Đặc sắc ẩm thực dân tộc

    Du lịch -
    Cùng với các yếu tố thuận lợi về cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nét văn hóa độc đáo, thì sự đa dạng về ẩm thực của các dân tộc với những món ăn mang đậm hương vị núi rừng Tây Bắc, đã làm tăng sức hấp dẫn, mời gọi du khách tìm về khám phá và trải nghiệm vùng đất Sơn La.
  • 'Xây dựng giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn Sơn La vững mạnh

    Xây dựng giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn Sơn La vững mạnh

    Xã hội -
    Quán triệt quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, những năm qua, tổ chức công đoàn tỉnh Sơn La không ngừng được củng cố, phát triển cả về số lượng và chất lượng, trở thành chỗ dựa tin cậy của cấp ủy, chính quyền, của đoàn viên và người lao động trong tỉnh.
  • 'Phát triển bền vững du lịch Tà Xùa

    Phát triển bền vững du lịch Tà Xùa

    Du lịch -
    Cách thành phố Sơn La hơn 100 km, xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, sở hữu nhiều lợi thế phát triển du lịch. Miền “mây trời quyện với núi non” này là điểm đến lý tưởng, thu hút đông đảo du khách thích săn mây và khám phá vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ, hoang sơ. Tà Xùa đang tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, đưa du lịch phát triển bền vững.
  • 'Lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế

    Lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế

    Xây dựng Đảng -
    Nghị quyết đại hội Đảng bộ xã Púng Bánh, huyện Sốp Cộp, nhiệm kỳ 2020-2025, đề ra 19 chỉ tiêu, với 49 tiêu chí về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng. Những năm qua, Đảng bộ xã đã phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy, nhất là người đứng đầu, tinh thần tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên và các tổ chức hội, đoàn thể, chăm lo đời sống của nhân dân.