Chữ Nôm Dao - giá trị cội nguồn của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao là một trong số ít các dân tộc thiểu số của Việt Nam có chữ viết riêng. Với dân tộc Dao, văn tự là nơi ghi lại tất cả vạn vật và sự thay đổi, biến chuyển của cuộc sống và con người. Bộ chữ nôm Dao truyền thống là một phần quan trọng không thể thiếu trong văn hóa, tín ngưỡng truyền đời của người Dao, là di sản quý giá, đại diện cho văn hóa cội nguồn dân tộc mà không gì thay thế được. Vậy nên, những người nặng lòng với văn hóa dân tộc vẫn đang không ngừng nỗ lực trong hành trình “hồi sinh” chữ nôm Dao, đưa bộ chữ truyền thống của dân tộc truyền lại cho thế hệ trẻ ngày nay.

                                 

Nghệ nhân ưu tú Bàn Văn Đức - người biên soạn bộ sách giáo khoa của dân tộc Dao.

           

Dân tộc Dao ở Sơn La thuộc nhóm Dao Tiền và Dao Đỏ, sinh sống chủ yếu ở Mộc Châu, Vân Hồ, Bắc Yên và Phù Yên, chiếm khoảng 2,5% dân số cả tỉnh. Theo các cụ cao niên, chữ nôm của dân tộc Dao ra đời từ cách đây hàng nghìn năm, được xây dựng từ các ký tự Hán dùng để phiên âm và ghi lại tiếng nói của dân tộc. Nhờ có chữ viết riêng mà từ xa xưa, dân tộc Dao đã có hệ thống nguồn tư liệu quý giá với hàng chục cuốn văn tự có giá trị lớn về mặt lịch sử, văn hóa. Trong đó có 2 bộ sách lớn nhất là: Bộ sách giáo khoa, dùng cho việc dạy học gồm 15 cuốn, chia thành 3 phần với nội dung truyền dạy về lịch sử dân tộc, giáo dục đạo đức, triết lý nhân sinh; Bộ “tôm dung sâu” (trường ca) viết về thuở khai thiên lập địa, lưu lại các tích truyện của người Dao, các bài ca dao, dân ca về tình yêu đôi lứa, kinh nghiệm sản xuất. Ngoài ra còn có rất nhiều quyển sách khác kể về các câu chuyện cổ, câu đối, lời răn, lịch vạn sự, bài hát cúng, các bài hát trong đám tang hay đám cưới, các bài thuốc dân gian, truyền nghề...

           

Hiện nay, tại các bản đồng bào dân tộc Dao chỉ còn số ít những vị cao niên, già làng am hiểu và thuần thục chữ nôm Dao, chữ viết cũng dần bị mai một trước sự thay đổi của thời đại. Để bảo tồn vốn tri thức quý giá của dân tộc, không ít già làng, người có uy tín trong cộng đồng người Dao tại các bản đã liên kết, mở lớp dạy chữ nôm Dao. Trong đó, phải kể đến người có nhiều đóng lớn là ông Bàn Văn Đức, nghệ nhân ưu tú dân tộc Dao ở tiểu khu Sao Đỏ 1, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ. Ông là người dân tộc Dao đầu tiên tại Sơn La biên soạn bộ sách giáo khoa 15 cuốn dùng cho dạy học, cũng là người giảng dạy trực tiếp tại các lớp học chữ nôm Dao hơn 10 năm nay. Ông Đức trăn trở: Mong muốn lớn nhất của tôi là tất cả những ai là con cháu dân tộc Dao thì sẽ biết tiếng Dao và có nhiều người am hiểu, thông thạo chữ nôm Dao để văn hóa dân tộc được tiếp tục gìn giữ.

           

Từ năm 2010 đến nay, đã có gần 20 lớp học chữ nôm Dao được mở tại các bản dân tộc Dao thuộc huyện Mộc Châu, Vân Hồ. Hiện nay vẫn đang duy trì mỗi năm 2 lớp tại các cụm bản có dân tộc Dao sinh sống, mỗi lớp có từ 30-60 học viên độ tuổi từ 10 đến 70 tuổi theo học. Cách đây hơn 10 năm, những lớp học chữ nôm Dao chỉ được ông Bàn Văn Đức dạy miễn phí vào buổi tối, thì nay các lớp học được tổ chức bài bản hơn, có thêm 2 “giảng viên” cùng với ông Đức tham gia giảng dạy trực tiếp. Mỗi lớp học 2 ngày/tuần, mỗi khóa học kéo dài 1,5 năm với 400 tiết học. Học viên tự nguyện đóng góp kinh phí phục vụ việc in sao tài liệu và chi trả các chi phí phục vụ học tập.

           

Ông Tặng Quốc Khánh, xã Tân Lập (Mộc Châu) chia sẻ: Theo học lớp dạy chữ Nôm Dao, các học viên không chỉ được học chữ viết mà còn được truyền dạy cả văn hóa truyền thống của dân tộc. Với vai trò là trưởng họ thì điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì thông thạo chữ viết dân tộc giúp tôi có thể tự nghiên cứu các văn tự người Dao, hiểu về nghi lễ, phong tục để răn dạy con cháu gìn giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình.

           

Trước đây, trong đồng bào dân tộc Dao chỉ có nam giới mới được học chữ, nhưng ngày nay, dù nam hay nữ, già hay trẻ đều có thể đăng ký và theo học các lớp dạy chữ nôm Dao. Ngoài các lớp dạy chữ viết, các lớp học dân ca Dao cũng được tổ chức song song vào buổi tối với phần lớn học viên là phụ nữ. Nhờ vậy, không chỉ chữ viết mà văn hóa truyền thống của dân tộc cũng đang được bà con dân tộc Dao các bản nỗ lực gìn giữ và phát huy.

Thanh Đào
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng trong hệ thống ngân hàng

    Thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng trong hệ thống ngân hàng

    Kinh tế -
    Thực hiện mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 8% trở lên, hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Sơn La tập trung tăng trưởng tín dụng, thúc đẩy hoạt động đầu tư, mở rộng sản xuất, tiêu dùng, góp phần vào chỉ tiêu phấn đấu của tỉnh.
  • 'Sức sống mới bên dòng Đà Giang

    Sức sống mới bên dòng Đà Giang

    Xã hội -
    Nhường đất cho công trình thủy điện Sơn La, vùng quê tái định cư Chiềng Lao, huyện Mường La hôm nay đang chuyển mình, với cơ sở hạ tầng nông thôn khang trang, nông dân biết ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất gắn với thế mạnh địa phương, xây dựng thương hiệu và liên kết thành lập các HTX đa ngành nghề, đưa Chiềng Lao vươn lên.
  • 'Sông Mã chăm sóc xoài xuất khẩu

    Sông Mã chăm sóc xoài xuất khẩu

    Kinh tế -
    Cây xoài tượng da xanh đã bén rễ, gắn bó với người dân huyện Sông Mã từ nhiều năm nay. Sản phẩm được bán trên thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhân dân. Thời điểm này, các hộ đang tập trung chăm sóc để có mùa quả bội thu.
  • 'Vân Hồ phòng bệnh cho đàn gia súc

    Vân Hồ phòng bệnh cho đàn gia súc

    Kinh tế -
    Thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc ở Vân Hồ diễn biến phức tạp. Huyện đã chỉ đạo các phòng ban, đơn vị chuyên môn và các địa phương chủ động, làm tốt việc phòng, chống dịch bệnh, nhất là đẩy mạnh tiêm vắc xin cho đàn gia súc.
  • 'Nâng cao năng lực dự báo trong phòng, chống thiên tai

    Nâng cao năng lực dự báo trong phòng, chống thiên tai

    Xã hội -
    Công tác dự báo, cảnh báo thiên tai là cơ sở quan trọng, giúp chủ động các biện pháp ứng phó, giảm thiệt hại về tài sản, bảo đảm an toàn nhân dân. Những năm gần đây, dự báo thời tiết, cảnh báo thiên tai trên địa bàn tỉnh thực hiện hiệu quả, góp phần giảm thiểu hậu quả do thiên tai gây ra.
  • 'Giữ rừng dựa vào cộng đồng

    Giữ rừng dựa vào cộng đồng

    Xã hội -
    Bảo vệ “lá phổi xanh”, thị xã Mộc Châu đã thành lập 144 tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng ở các tổ, bản với 2.880 người tham gia. Phát huy sức mạnh của tập thể, cộng đồng, bảo vệ, phát triển rừng và tạo sinh kế, tăng thu nhập từ rừng.