Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Những “sứ giả” của văn học dân gian

Kho tàng văn học dân gian các dân tộc ở Sơn La vô cùng phong phú, đa dạng, nhiều tác phẩm đã được đưa vào chương trình giáo dục văn học phổ thông. Các hội viên Chi hội Văn nghệ dân gian tỉnh dành nhiều tâm huyết với văn hóa truyền thống, dày công nghiên cứu, dịch thuật, bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian.

Hội viên Chi hội Văn nghệ dân gian tỉnh nghiên cứu văn học dân gian dân tộc.

Có hơn 60 năm nghiên cứu, sưu tầm về văn hóa, văn học dân gian dân tộc Thái, ông Lò Văn Lả, tổ 7, phường Tô Hiệu, thành phố Sơn La được ví như “thư viện sống” hay “từ điển bách khoa” về văn hóa Thái. Ngoài 80 tuổi, ông Lả dành hơn nửa cuộc đời nghiên cứu và cho ra đời bộ sưu tập đồ sộ với 27 tuyển tập, trên 3.000 bài viết bằng chữ Thái, chữ phiên âm, phiên dịch tiếng phổ thông về câu chuyện bản mường, nghi lễ dân gian, văn học dân tộc Thái, ca dao, tục ngữ Thái... Trong đó, nhiều tập sách đã được xuất bản, như: Xây dựng bản mường (3 tập); thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích dân tộc Thái (6.000 trang); Bài ca xên Mường La (2 tập)... Với những đóng góp cho nghiên cứu, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Thái, năm 2015, ông Lò Văn Lả vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú và Nghệ nhân nhân dân năm 2022.

Ông Lả chia sẻ: Điều tôi tâm huyết nhất khi nghiên cứu về văn hóa, văn học dân tộc là mong muốn để lại cho con cháu những giá trị tốt đẹp của truyền thống mà cha ông để lại bằng văn bản, bằng chữ viết thay vì truyền miệng như trước đây. Đó là cách tốt nhất để thế hệ mai sau có thể dễ dàng tìm lại, tiếp cận và hiểu hơn về văn hóa truyền thống của dân tộc mình, từ đó, bồi đắp lòng tự hào, tự tôn dân tộc, thêm yêu quê hương, nguồn cội của mình.

Cũng với niềm đam mê và tâm huyết còn có các ông: Đinh Văn Cung, phường Tô Hiệu, Thành phố, với những tác phẩm nghiên cứu văn hóa dân tộc Mường đã được xuất bản và đạt giải tại các cuộc thi sáng tác văn học của tỉnh và quốc gia, như: Khồng váil lól (Gọi vía lúa), Mo ma mól (Mo tiễn vong hồn người Mường), Kéol khi - Kéol khenh (Làm vía cho người già)... Ông Cà Văn Chung ở Chiềng Ngần, Thành phố, với những tác phẩm sưu tầm, dịch thuật: Nàng Cống Căm Đanh (200 trang); Xông ca - Xi cáy (190 trang); Ý Nọi Nàn Xưa và Út Ỏ (250 trang); biên soạn các tác phẩm về lịch Thái cổ và tri thức dân gian của dân tộc Thái ở Sơn La. Hay ông Lò Bình Minh, phường Quyết Tâm, Thành phố, với những tác phẩm chính nghiên cứu về lý luận phê bình văn học dân tộc, như: Hình ảnh Bác Hồ trong thơ của các tác giả dân tộc thiểu số Sơn La; Chuyên khảo “Tìm hiểu đặc điểm thi pháp tục ngữ Thái vùng Tây Bắc”; Chuyên khảo truyện thơ “Xống chụ xon xao” (Tiễn dặn người yêu) của người Thái Tây Bắc nhìn từ góc độ thi pháp...

Chi hội Văn nghệ dân gian tỉnh có 17 hội viên, hầu hết ở độ tuổi đã cao, từ trên 60 đến 90 tuổi. Ông Đinh Văn Liển, Chi hội trưởng Chi hội Văn nghệ dân gian tỉnh, cho biết: Chi hội là nơi tập hợp các hội viên có cùng niềm đam mê, tâm huyết với nghiên cứu văn hóa truyền thống, đặc biệt là văn học dân gian dân tộc. Thông qua hoạt động hội, các hội viên được giao lưu, học hỏi, tạo điều kiện và động lực để tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm, sáng tác theo chủ đề, chủ điểm, phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương và đóng góp vào việc bảo tồn, phát huy giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc.

Những hội viên Chi hội Văn nghệ dân gian xứng đáng là những “sứ giả” của văn học dân gian. Nhiều người đã bước sang tuổi “xưa nay hiếm” nhưng vẫn âm thầm, cần mẫn nghiên cứu, sưu tầm văn học dân gian. Mỗi tác phẩm ra đời là tâm huyết và niềm hy vọng góp phần gìn giữ, bảo tồn giá trị truyền thống ngàn đời của dân tộc cho thế hệ mai sau.

Bài, ảnh: Thanh Đào
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chiềng Mung chung sức, đồng lòng, khát vọng phát triển

    Chiềng Mung chung sức, đồng lòng, khát vọng phát triển

    Xã hội -
    Chiềng Mung được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 xã: Chiềng Mung, Mường Bằng và Mường Bon, huyện Mai Sơn cũ. Đảng bộ xã có 56 chi bộ trực thuộc, với 1.236 đảng viên. Trong khí thế phấn khởi hướng tới Đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030, cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Chiềng Mung tràn đầy niềm tin và kỳ vọng về nhiệm kỳ mới khởi sắc, tạo nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững.
  • 'Chăm lo các gia đình chính sách, người có công

    Chăm lo các gia đình chính sách, người có công

    Xã hội -
    Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, các cấp, các ngành, các địa phương và nhân dân trên địa bàn tỉnh luôn quan tâm thực hiện tốt việc chăm lo, giúp đỡ, tạo điều kiện các gia đình chính sách, người có công vươn lên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
  • 'Tô thắm truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

    Tô thắm truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

    Xã hội -
    Thực hiện chức năng tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, phục hồi sức khỏe; thực hiện chế độ, chính sách, tiêu chuẩn đãi ngộ của Nhà nước đối với người có công thuộc phạm vi quản lý, Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh luôn nỗ lực hoàn thành tốt vai trò, thể hiện tấm lòng tri ân với thế hệ cha anh đã dành trọn thanh xuân cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • 'Phong trào văn hóa, văn nghệ trong quân đội

    Phong trào văn hóa, văn nghệ trong quân đội

    Văn hóa - Xã hội -
    Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, phong trào “Tiếng hát át tiếng bom” cùng những ca khúc cách mạng đã trở thành nguồn sức mạnh tinh thần to lớn, hun đúc ý chí quân chiến đấu, góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang của dân tộc. Trong thời bình, khi yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu ngày càng cao, việc chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho bộ đội luôn được Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh xác định là một trong những nội dung quan trọng, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.
  • 'Sức sống từ những làn điệu dân ca

    Sức sống từ những làn điệu dân ca

    Văn hóa - Xã hội -
    Vùng đất Thuận Châu xưa được biết đến với tên gọi Mường Muổi, là nơi cư ngụ lâu đời của đồng bào dân tộc Thái đen, nổi tiếng với kho tàng văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những giá trị văn hóa ấy vẫn đang được bà con gìn giữ, phát huy và truyền lại cho nhiều thế hệ.
  • 'CÔNG MINH - CHÍNH TRỰC - KHÁCH QUAN - THẬN TRỌNG - KHIÊM TỐN

    CÔNG MINH - CHÍNH TRỰC - KHÁCH QUAN - THẬN TRỌNG - KHIÊM TỐN

    Xã hội -
    Với tinh thần đổi mới, đoàn kết và trách nhiệm, ngành Kiểm sát Sơn La khẳng định vai trò là một trong những lực lượng nòng cốt trong công cuộc bảo vệ pháp luật, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo các quyền dân chủ của nhân dân.
  • 'Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, góp phần đưa tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, góp phần đưa tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Xây dựng Đảng -
    Thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Đảng bộ Ủy ban nhân dân tỉnh chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/3/2025. Đảng bộ có 47 tổ chức cơ sở đảng, gồm 31 đảng bộ cơ sở, trong đó, 233 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở, 9 đảng bộ bộ phận và 16 chi bộ cơ sở, với tổng số hơn 5.100 đảng viên. Ngay sau khi đi vào hoạt động, Đảng bộ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực.
  • 'Ổn định tổ chức, bứt phá cải cách tài chính công

    Ổn định tổ chức, bứt phá cải cách tài chính công

    Cải cách hành chính -
    Cùng với tập trung sắp xếp tổ chức bộ máy theo mô hình mới, tỉnh Sơn La cũng chú trọng cải cách tài chính công, là một trong những địa phương đầu tiên hoàn tất hệ thống thanh toán chi ngân sách liên thông từ tỉnh đến xã. Đến ngày 16/7, tỉnh Sơn La có phường Tô Hiệu và xã Sốp Cộp đã thực hiện thành công việc chi trả lương.