Mộc Châu phát huy giá trị văn học, nghệ thuật

Mộc Châu vùng đất được thiên nhiên ban tặng với điều kiện tự nhiên và cảnh quan tươi đẹp, bản sắc văn hóa độc đáo của nhiều dân tộc. Thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới, Mộc Châu đã và đang tiếp tục phát huy thế mạnh và kết quả đạt được, trở thành nơi khởi nguồn cho những dòng cảm xúc văn học, nghệ thuật của giới văn, nghệ sỹ trong và ngoài tỉnh.

Biểu diễn múa sạp tại Phố đi bộ Mộc Châu.

Đồng chí Phạm Thị Nhung, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, cho biết: Trong suốt 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, cấp ủy, chính quyền huyện Mộc Châu đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đổi mới và tạo mọi nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trên địa bàn huyện; đảm bảo việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Huyện luôn quan tâm phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ, các câu lạc bộ văn học nghệ thuật; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý văn hóa, các nghệ nhân dân gian, định hướng cho đội ngũ văn nghệ sỹ tâm huyết, gắn bó với sự nghiệp đổi mới và phát triển của huyện trong điều kiện mới.

Chi hội Văn học nghệ thuật Mộc Châu được thành lập từ năm 2003, đến nay có 20 hội viên, với 5 chuyên ngành: Văn học, nhiếp ảnh, âm nhạc, múa, mỹ thuật. Các văn nghệ sỹ của Chi hội là nòng cốt trong sáng tác văn học, nghệ thuật với nhiều tác phẩm có giá trị phục vụ đời sống văn hóa của nhân dân và phát triển du lịch của huyện. Cùng với đó, huyện Mộc Châu thường xuyên tạo điều kiện và mời các văn nghệ sỹ của Trung ương, của tỉnh mở trại sáng tác tại Mộc Châu. Qua các trại sáng tác, có nhiều tác phẩm để lại dấu ấn, được đăng trên các báo, tạp chí văn nghệ của Trung ương và địa phương, tạo ấn tượng tốt đẹp về miền đất Mộc Châu thơ mộng và mến khách.

15 năm qua, các văn nghệ sĩ Mộc Châu đã có hơn 150 tác phẩm thuộc các chuyên ngành đạt giải cao trong các cuộc thi quốc tế, Trung ương, tỉnh tổ chức. Nổi bật như tác phẩm: “Ngày hội hái chè” tác giả Ngọc Vinh đạt Huy chương Vàng cuộc thi ảnh Quốc tế tại Mỹ năm 2011; “Kỷ vật thiêng liêng” tác giả Đức Nguyên đạt giải Nhì cuộc thi sáng tác kịch bản sân khấu toàn quốc về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc năm 2015; “Suy tư” tác giả Nguyễn Hải đạt Huy chương Bạc hạng mục ảnh chân dung cuộc thi Ảnh nghệ thuật Quốc tế lần thứ 11 tại Việt Nam năm 2021; “Khu rừng của Páo” tác giả Nguyễn Phạm Thành Đạt đoạt giải Phim ngắn xuất sắc tại bế mạc Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ 6 năm 2022; “Cướp vợ người Mông” tác giả Minh Đức đoạt giải Quán quân dòng nhạc trẻ năm 2022...

Anh Nguyễn Hải, hội viên Chi hội Văn học nghệ thuật Mộc Châu, chia sẻ: Những năm qua, đội ngũ văn nghệ sĩ luôn nhận được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, thường xuyên tham gia sáng tác tại nhiều lễ hội, sự kiện lớn của huyện, qua đó, góp phần quảng bá hình ảnh Mộc Châu - điểm đến thiên nhiên hàng đầu thế giới đến với mọi miền Tổ quốc và bạn bè quốc tế.

Công tác nghiên cứu, phát triển lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật thường xuyên được tổ chức gắn với các chủ đề: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; di dân tái định cư thủy điện Sơn La; ca ngợi quê hương đất nước và viết về đề tài phát triển khu du lịch quốc gia Mộc Châu, đã giới thiệu tới công chúng trên 500 tác phẩm ký sự, bài nghiên cứu được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Xây dựng chuyên đề “Phát huy các hoạt động văn hóa cộng đồng dân tộc Mông trong thực hiện dân chủ ở cơ sở” nằm trong Đề tài khoa học cấp Quốc gia “Thực hiện dân chủ cơ sở trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số nước ta: Thực trạng, những vấn đề đặt ra” được đánh giá cao. Sáng kiến “Giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị của nghệ thuật khèn của người Mông ở huyện Mộc Châu” được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Sáng kiến “Bảo tồn phát huy giá trị văn hóa - nghệ thuật các dân tộc huyện Mộc Châu qua công nghệ thực tế ảo” được Tổng Liên đoàn Việt Nam cấp bằng Lao động sáng tạo.

Trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc, huyện Mộc Châu tập trung bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đặc trưng, tiêu biểu của các dân tộc Mộc Châu, như: dân tộc Thái, Mường, Mông, Dao... Trong đó, chú trọng đến bảo tồn các hoạt động văn hóa, văn nghệ (đặc biệt là múa dân tộc Thái, Dao; nhảy tha kềnh của người Mông...). Khôi phục các loại hình nghệ thuật âm nhạc, ca múa, nghệ thuật diễn xướng dân gian trong một số lễ hội: Hết Chá, Cầu Mưa..., đảm bảo đúng nghi lễ, phát huy được giá trị văn hóa truyền thống và phát triển sáng tạo, bổ sung chọn lọc những với giá trị mới cho phù hợp của cuộc sống đương đại.

Thường xuyên tổ chức “Ngày hội văn hóa các dân tộc Mộc Châu” vào dịp Tết độc lập 2/9 với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc, trở thành một sản phẩm văn hóa đặc trưng của cao nguyên Mộc Châu. Đến nay, huyện Mộc Châu được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận 9 di sản là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia gồm: 5 di sản chung của tỉnh Sơn La; 4 di sản riêng của huyện Mộc Châu.

Việc triển khai, thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW tại huyện Mộc Châu đã góp phần động viên, khơi dậy lòng nhiệt huyết, khát khao sáng tạo và cống hiến của đội ngũ văn, nghệ sỹ trong huyện, góp phần bảo tồn và phát triển văn học, nghệ thuật huyện Mộc Châu đậm bản sắc dân tộc.

Việt Anh
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho những người làm báo

    Bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho những người làm báo

    Xã hội -
    Ngày 24/10, tại VOV Tây Bắc, tỉnh Sơn La, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Truyền thông, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho trên 30 phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của Cơ quan thường trú Đài tiếng nói Việt Nam khu vực Tây Bắc và các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh.
  • 'Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV

    Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 23/10, đồng chí Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021 – 2026, đánh giá kết quả phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tháng 10, triển khai nhiệm vụ tháng 11.
  • 'Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

    Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

    Khoa Giáo -
    Thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, xây dựng môi trường học tập để trẻ vui chơi, phát triển trí tuệ và năng khiếu.
  • 'Sốp Cộp mở rộng diện tích trồng sắn cao sản

    Sốp Cộp mở rộng diện tích trồng sắn cao sản

    Kinh tế -
    Là địa phương có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây sắn cao sản, những năm qua, huyện Sốp Cộp đã khuyến khích, hỗ trợ nhân dân mở rộng diện tích trồng sắn làm nguyên liệu chế biến, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân.
  • 'Chiềng Cang phấn đấu giảm nghèo bền vững

    Chiềng Cang phấn đấu giảm nghèo bền vững

    Xã hội -
    Những năm qua, xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, đã tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã.