Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Lưu giữ điệu xòe của dân tộc Thái

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Thái nói chung, nghệ thuật xòe Thái được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại nói riêng, thành phố Sơn La triển khai thực hiện nhiều giải pháp, trong đó có việc thành lập các câu lạc bộ xòe Thái.

Vòng xòe đoàn kết - nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Thái. 

Nghệ thuật xòe Thái thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian, có từ lâu đời và đã trở thành nếp sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu của đồng bào Thái. Khi tiếng chiêng, tiếng trống vang lên, người dân hân hoan tay nắm tay nối thành vòng xòe, cùng đưa những bước chân nhịp nhàng hòa mình trong không khí náo nức, rộn ràng. Vòng xòe trở thành sợi dây kết nối cộng đồng, thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc.

Nghệ thuật xòe được đồng bào dân tộc Thái Thành phố bảo tồn khá nguyên vẹn, gồm 6 điệu xòe: Điệu cầm tay nhau (khắm khen); điệu tung khăn (nhôm khăn); điệu tiến lùi (đổn hôn); điệu phá xí (bổ bốn); điệu nâng khăn mời rượu (khắm khăn mơi lảu) và điệu đi vòng tròn vỗ tay (ỏm lọm tốp mư).

Trong đó, điệu cầm tay nhau là động tác cơ bản đầu tiên, trong điệu này, đội hình xếp vòng tròn, mọi người nắm tay nhau, chân phải bước tiến một bước, chân trái bước theo sát vào chân phải, đồng thời nắm tay nhau đưa lên cao ngang đầu theo nhịp trống.

Tái hiện lại điệu xòe tung khăn.  

Còn điệu tung khăn, khi tay tung cao theo nhịp bước chân thì đồng thời hai tay cầm hai đầu khăn tung lên cao theo nhịp trống xòe. Với điệu xòe bước tiến lùi, trong vòng tròn, cứ một người bước tiến, một người sát cạnh bước lùi, động tác tay cầm khăn tung cao và ký chân theo nhịp trống.

Điệu xòe bổ bốn gồm từng tốp 4 người thể hiện các động tác xòe tay đan rồi lần lượt tách ra, biểu hiện tình cảm của mỗi cá nhân trong cộng đồng, dù có đi nơi đâu cũng không quên được nguồn cội.

Hay điệu đi vòng tròn vỗ tay, mọi người đi vòng tròn, chân bước tiến đều, tay vung theo nhịp bước chân, mỗi khi kết thúc một nhịp thì dừng chân nhún theo nhịp và đưa tay lên cao ngang đầu vỗ tay...

Lễ ra mắt các CLB xòe Thái tại xã Hua La, thành phố.

Bà Lù Thị Đoàn, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin Thành phố, cho biết: Mỗi điệu xòe mang đặc sắc riêng, nhưng tựu chung phản ánh đời sống, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của bà con dân tộc Thái. Hiện nay, Thành phố đang phổ cập các điệu xòe đến cán bộ, đảng viên, nhân dân các dân tộc địa phương, phục vụ sinh hoạt cộng đồng và giao lưu văn hóa. Đến nay, Thành phố đã thành lập hơn 20 câu lạc bộ văn hóa các dân tộc, gần 20 câu lạc bộ xòe Thái tại các xã, phường.

Câu lạc bộ xòe Thái bản Nẹ Tở, xã Hua La mới thành lập trong tháng 9/2023, với 60 thành viên đều là hạt nhân văn nghệ của bản. Giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc, định kỳ một quý ít nhất một lần, các thành viên tập trung về nhà văn hóa bản để họp và cùng nhau luyện tập.

Thành viên CLB xòe Thái bản Nẹ Tở, xã Hua La luyện tập điệu xòe Thái. 

Chị Hà Thị Sươi, thành viên câu lạc bộ xòe Thái bản Nẹ Tở, chia sẻ: Thành viên CLB đa dạng lứa tuổi từ người cao tuổi, trẻ tuổi, có cả nam và nữ, chủ yếu làm nông nghiệp, nên CLB thống nhất tổ chức khung thời gian luyện tập chủ yếu vào buổi tối để mọi người tham gia đầy đủ. Ngoài lưu giữ, truyền dạy các điệu xòe cổ, CLB tiếp tục nghiên cứu, sáng tạo ra những điệu xòe sáng tạo hấp dẫn. Hiện nay, CLB tuyên truyền, vận động kết nạp thêm những hội viên mới, nhất là những người trẻ tuổi, đảm bảo sự kế thừa. 

Còn tại phường Chiềng Sinh, đều đặn mỗi tuần một lần, thành viên CLB văn hóa dân tộc Thái bản Phung tập trung tại nhà văn hóa cộng đồng cùng nhau tập luyện các điệu múa dân tộc Thái. Thành viên đến đây với tinh thần tự nguyện, người già nhất đã 68 tuổi, người trẻ nhất 8 tuổi đều say mê múa xòe. Ông Cà Văn Phơn, Chủ nhiệm CLB, chia sẻ: Nếu bây giờ không gìn giữ, truyền dạy cho thế hệ trẻ thì các điệu múa, điệu xòe của dân tộc Thái sẽ bị mai một. Vì vậy, thành viên CLB luôn chủ động, tích cực tìm hiểu, sưu tầm các bài múa cổ. Riêng với điệu xòe Thái, CLB đã sưu tầm, phục dựng 4/6 điệu xòe cổ.

Luyện tập các điệu xòe cổ của dân tộc Thái.

Bà Vương Thanh Hải, Nghệ sĩ ưu tú, nguyên Giám đốc Nhà hát ca múa nhạc tỉnh, chia sẻ: “Không xòe không vui, không xòe cây lúa không trổ bông, không xòe cây ngô không ra bắp, không xòe trai gái không thành đôi”, đồng bào Thái có câu ca như vậy để nói lên ý nghĩa của điệu xòe trong đời sống sinh hoạt. Ít cuộc vui nào, ngày hội nào của người Thái lại vắng bóng điệu xòe. Bảo tồn, phát triển dân ca, dân vũ, trong đó có các điệu xòe Thái cổ bằng việc thành lập các CLB xòe Thái tại các tổ, bản mà Thành phố đang triển khai là rất thiết thực và hiệu quả, cần tiếp tục phát huy.

Các câu lạc bộ xòe Thái thu hút đông đảo chị em hội viên phụ nữ tham gia. 

Múa xòe không chỉ dùng trong sinh hoạt cộng đồng để biểu cảm, kết giao bạn bè, còn diễn đạt các ý tưởng của cội nguồn tâm linh và mang bản sắc độc đáo từ nghi thức nghệ thuật đến trang phục. Bên cạnh đó, múa xòe còn được coi là một sản phẩm du lịch đặc sắc đối với mỗi du khách khi đến Sơn La. Ngoài biểu diễn trong đời sống sinh hoạt cộng đồng, thành phố Sơn La đã khuyến khích phát triển loại hình nghệ thuật này thông qua việc tổ chức các hoạt động lễ hội gắn với nghệ thuật xòe Thái.

Lưu giữ, bảo tồn di sản nghệ thuật xòe Thái, thành phố Sơn La tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá với nhiều hình thức, trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, qua các hội thi, hội diễn và tổ chức các hoạt động giao lưu, biểu diễn giữa các CLB xòe Thái các xã, phường và giữa các CLB xòe Thái của Thành phố với các địa phương trong và ngoài tỉnh.

Minh Thu-Thanh Huyền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chiềng Mung chung sức, đồng lòng, khát vọng phát triển

    Chiềng Mung chung sức, đồng lòng, khát vọng phát triển

    Xã hội -
    Chiềng Mung được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 xã: Chiềng Mung, Mường Bằng và Mường Bon, huyện Mai Sơn cũ. Đảng bộ xã có 56 chi bộ trực thuộc, với 1.236 đảng viên. Trong khí thế phấn khởi hướng tới Đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030, cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Chiềng Mung tràn đầy niềm tin và kỳ vọng về nhiệm kỳ mới khởi sắc, tạo nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững.
  • 'Chăm lo các gia đình chính sách, người có công

    Chăm lo các gia đình chính sách, người có công

    Xã hội -
    Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, các cấp, các ngành, các địa phương và nhân dân trên địa bàn tỉnh luôn quan tâm thực hiện tốt việc chăm lo, giúp đỡ, tạo điều kiện các gia đình chính sách, người có công vươn lên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
  • 'Tô thắm truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

    Tô thắm truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

    Xã hội -
    Thực hiện chức năng tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, phục hồi sức khỏe; thực hiện chế độ, chính sách, tiêu chuẩn đãi ngộ của Nhà nước đối với người có công thuộc phạm vi quản lý, Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh luôn nỗ lực hoàn thành tốt vai trò, thể hiện tấm lòng tri ân với thế hệ cha anh đã dành trọn thanh xuân cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • 'Phong trào văn hóa, văn nghệ trong quân đội

    Phong trào văn hóa, văn nghệ trong quân đội

    Văn hóa - Xã hội -
    Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, phong trào “Tiếng hát át tiếng bom” cùng những ca khúc cách mạng đã trở thành nguồn sức mạnh tinh thần to lớn, hun đúc ý chí quân chiến đấu, góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang của dân tộc. Trong thời bình, khi yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu ngày càng cao, việc chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho bộ đội luôn được Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh xác định là một trong những nội dung quan trọng, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.
  • 'Sức sống từ những làn điệu dân ca

    Sức sống từ những làn điệu dân ca

    Văn hóa - Xã hội -
    Vùng đất Thuận Châu xưa được biết đến với tên gọi Mường Muổi, là nơi cư ngụ lâu đời của đồng bào dân tộc Thái đen, nổi tiếng với kho tàng văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những giá trị văn hóa ấy vẫn đang được bà con gìn giữ, phát huy và truyền lại cho nhiều thế hệ.
  • 'CÔNG MINH - CHÍNH TRỰC - KHÁCH QUAN - THẬN TRỌNG - KHIÊM TỐN

    CÔNG MINH - CHÍNH TRỰC - KHÁCH QUAN - THẬN TRỌNG - KHIÊM TỐN

    Xã hội -
    Với tinh thần đổi mới, đoàn kết và trách nhiệm, ngành Kiểm sát Sơn La khẳng định vai trò là một trong những lực lượng nòng cốt trong công cuộc bảo vệ pháp luật, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo các quyền dân chủ của nhân dân.
  • 'Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, góp phần đưa tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, góp phần đưa tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Xây dựng Đảng -
    Thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Đảng bộ Ủy ban nhân dân tỉnh chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/3/2025. Đảng bộ có 47 tổ chức cơ sở đảng, gồm 31 đảng bộ cơ sở, trong đó, 233 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở, 9 đảng bộ bộ phận và 16 chi bộ cơ sở, với tổng số hơn 5.100 đảng viên. Ngay sau khi đi vào hoạt động, Đảng bộ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực.
  • 'Ổn định tổ chức, bứt phá cải cách tài chính công

    Ổn định tổ chức, bứt phá cải cách tài chính công

    Cải cách hành chính -
    Cùng với tập trung sắp xếp tổ chức bộ máy theo mô hình mới, tỉnh Sơn La cũng chú trọng cải cách tài chính công, là một trong những địa phương đầu tiên hoàn tất hệ thống thanh toán chi ngân sách liên thông từ tỉnh đến xã. Đến ngày 16/7, tỉnh Sơn La có phường Tô Hiệu và xã Sốp Cộp đã thực hiện thành công việc chi trả lương.