Đặc sản chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi ở bản Bẹ

Về bản Bẹ, xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, có các cây chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi đã được xếp vào loại cây di sản. Hiện nay, vùng chè cổ thụ đang được chăm sóc, bảo tồn giá trị vừa để thu hút du lịch, vừa thu hái đem lại thu nhập cho người dân địa phương.

 

Nhân dân bản Bẹ, xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên thu hái chè cổ thụ.

Nằm ở độ cao 1.600 – 1.800 m so với mặt nước biển, nên xã Tà Xùa luôn có khí hậu mát mẻ từ 18-20 độ c về mùa hè, mùa đông thường xuyên có mây mù phủ kín, giá lạnh nên chất lượng chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi rất đặc biệt. Cả xã Tà Xùa có gần 300 ha cây chè Shan tuyết, trong đó, khoảng 40 ha cây chè Shan tuyết cổ thụ, với 2.500 - 3.000 cây có 100 - 300 tuổi, tập trung ở bản Bẹ; còn hơn 250 ha chè dưới 100 năm tuổi trồng ở các bản Tà Xùa, Chung Chinh. 

Người cao tuổi ở bản Bẹ kể từ khi lớn lên đã thấy cây chè to lớn lắm và không ai biết rõ cây chè có từ bao giờ. Trước đây bà con thường hái búp chè tươi về sao lên để uống và tặng cho khách quý. Trà là thức uống hằng ngày, gắn bó với đời sống sinh hoạt, văn hóa của đồng bào dân tộc Mông vùng cao Tà Xùa hàng trăm năm nay, nghề sao chè cũng ra đời từ đó.

Những cây chè cổ thụ có thân cây cao to, vỏ cây rêu mốc, nhiều địa y bám vào, cành vươn xa phải bắc thang trèo lên mới hái được từng búp chè non bỏ vào gùi. Công việc thu hái trên những cây chè cổ thụ tốn nhiều công sức, mỗi cây chè cổ thụ cho hái một năm 3 lứa, mỗi lứa hái được 7-8 kg.

Gia đình anh Mùa A Sềnh, bản Bẹ, có 30 cây chè cổ thụ trên 100 năm tuổi, là một trong những hộ có diện tích chè nhiều nhất bản, cho biết: Những cây chè này là của ông cha để lại, nên chúng tôi luôn giữ gìn, bảo vệ và khai thác cẩn thận. Tuy cây chè cho năng suất thấp, nhưng chất lượng trà rất thơm ngon, mang lại giá trị kinh tế cao. Những cây chè được trồng lâu đời, phát triển hoàn toàn tự nhiên, không dùng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật để chăm nón, nên sản phẩm thơm ngon tự nhiên và rất an toàn, được rất nhiều người ưa chuộng và tìm mua. Mỗi năm, gia đình thu được gần 2 tạ trà thành phẩm, bán được hơn 160 triệu đồng.  

Công nhân Công ty TNHH trà và đặc sản Tây Bắc chế biến sản phẩm trà bánh.

Chè cổ thụ ở bản Bẹ được nhiều người biết đến và tìm mua, nhưng không nhiều người mua được, vì loại chè đặc sản sản lượng có hạn. Anh Hoàng Minh Công, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội, cho biết: Tôi đã uống chè Tà Xùa nhiều năm nay. Nhấp ngụm trà, cảm giác đầu tiên là vị hơi chát sau đó dần chuyển sang ngọt đượm, có hương thơm đặc trưng riêng, vị ngọt dịu còn đọng lại lâu mà khó loại chè nào có được. Một điều đặc biệt nữa là, pha một ấm chè Tà Xùa có thể dùng hết một phích nước 2 lít mới phải thay trà.

Sản phẩm trà bánh của Công ty TNHH trà và đặc sản Tây Bắc.

Hiện nay, phần lớn sản phẩm chè búp tươi của cây chè cổ thụ bản Bẹ, xã Tà Xùa được Công ty TNHH trà và đặc sản Tây Bắc thu mua với giá 80.000 -100.000 đồng/kg búp tươi, để chế biến thành các sản phẩm: Bạch trà Mây, Hoàng trà Mây, trà viên, trà trúc, trà mây… đáp ứng nhu cầu khách hàng trong nước và phục vụ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và các nước thuộc khối EU.

Ông Phạm Vũ Khánh, Giám đốc Công ty TNHH trà và đặc sản Tây Bắc, cho biết: Công ty chế biến chè theo công nghệ lên men hiện đại. Riêng loại Bạch trà Mây và Hoàng trà Mây có cách chế biến rất đặc biệt, nguyên liệu chè đem ép bánh chặt, tận dụng quá trình lên men chậm, nội chất trà tự thân biến đổi, hàm lượng khoáng chất trong trà như axit amin, các loại vitamin, độ ngọt càng biến chuyển phong phú hơn. Sau khi chế biến, bánh trà tiếp tục lên men, để hàng vài chục năm, càng để lâu càng giá trị, không bị mất mùi, vẫn hội tụ đủ hương thơm, vị ngọt, màu nước. Từ năm 2020, các loại trà của công ty đạt sản phẩm OCOP. Hiện nay, chúng tôi đang chuẩn bị hoàn tất thủ tục để sản phẩm trà tiếp tục trở thành sản phẩm 5 sao cấp quốc gia vào cuối năm 2023.

Bảo tồn và tăng diện tích chè đặc sản địa phương, bà Trịnh Thị Phượng, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Yên, cho biết: Chúng tôi đang chỉ đạo các đơn vị và xã Tà Xùa tập trung hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, thu hái để nâng cao chất lượng sản phẩm; tuyên truyền, vận động người dân mở rộng diện tích vùng trồng chè, phấn đấu đến năm 2025 sẽ trồng mới 50 ha chè Shan tuyết, nâng diện tích chè của xã lên 418 ha. Đồng thời, liên kết với doanh nghiệp giữ gìn, bảo tồn diện tích chè cổ thụ, nhằm nâng cao thương hiệu trà Tà Xùa, góp phần nâng cao đời sống bà con vùng cao Bắc Yên.

Minh Tuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Nơi gửi gắm niềm tin của phụ huynh

    Nơi gửi gắm niềm tin của phụ huynh

    Huyện Thuận Châu -
    Với đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, cùng cơ sở vật chất đáp ứng tốt yêu cầu dạy và học, Trường Mầm non Sơn Ca, thị trấn Thuận Châu, huyện Thuận Châu không chỉ là nơi ươm mầm những bước đi đầu đời cho trẻ mà còn là nơi gửi gắm của các bậc phụ huynh.
  • 'Ổn định kinh tế vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng

    Ổn định kinh tế vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng

    Kinh tế -
    Ngân hàng Thế giới (WB) vừa điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu và một số quốc gia Đông Á-Thái Bình Dương. Triển vọng tăng trưởng cao hay thấp sẽ phụ thuộc một phần vào triển vọng tăng trưởng chung, nhưng quan trọng không kém là cách các quốc gia ứng phó với những bất ổn trên toàn cầu.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 4/5/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 4/5/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, tỉnh chịu ảnh hưởng của rìa phía Nam rãnh áp thấp có trục ở khoảng 26-29 độ Vĩ Bắc nối với vùng áp thấp phía Tây tiếp tục mở rộng và phát triển về phía Đông. Thời tiết: Mây thay đổi, có mưa rào và dông rải rác (thời gian mưa tập trung vào chiều tối và đêm). Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Ngày nắng, có nơi nắng nóng.
  • 'Thủ tướng Phạm Minh Chính tri ân các Anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ cách mạng tại Côn Đảo

    Thủ tướng Phạm Minh Chính tri ân các Anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ cách mạng tại Côn Đảo

    Thời sự - Chính trị -
    Nhân Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước và Kỷ niệm 50 năm Giải phóng Côn Đảo, sáng 3/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ viếng, tri ân các Anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc tại nghĩa trang Hàng Dương và nghĩa trang Hàng Keo, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
  • 'Xanh hóa, số hóa ngành logistics

    Xanh hóa, số hóa ngành logistics

    Kinh tế -
    Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng và chuỗi cung ứng toàn cầu biến động không ngừng, Việt Nam cần xây dựng hệ sinh thái logistics hiện đại, gắn kết chặt chẽ với chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong đó, hai trụ cột chiến lược là logistics số và logistics xanh sẽ là đòn bẩy giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường.
  • 'Sốp Cộp xây dựng chính quyền liêm chính vì nhân dân phục vụ

    Sốp Cộp xây dựng chính quyền liêm chính vì nhân dân phục vụ

    Cải cách hành chính -
    Là huyện biên giới đặc biệt khó khăn của tỉnh, Sốp Cộp có 8 xã, 101 bản, trong đó 4 xã và 23 bản giáp biên giới dài gần 125 km với Lào. Đảng bộ, chính quyền huyện xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững quốc phòng – an ninh khu vực biên giới.