Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Bản Lùa giữ nghề truyền thống

Cách trung tâm xã Phổng Lập, huyện Thuận Châu 2 km, bản Lùa có 82 hộ dân đồng bào dân tộc Thái. Những năm qua, bà con luôn lưu giữ nghề truyền thống mây tre đan đã có từ lâu đời.

Tổ hợp tác đan lát mây tre lá xã Phổng Lập, huyện Thuận Châu.

Hầu như bà con ở bản Lùa ai cũng biết đan lát, cha truyền con nối, đời trước dạy cho đời sau. Mong muốn bảo tồn và phát huy nghề truyền thống, anh Lò Văn Hoan có ý tưởng thành lập nhóm những người biết và làm nghề mây tre đan. Tháng 4/2022, Tổ hợp tác đan lát mây tre lá xã Phổng Lập được thành lập với 15 thành viên.

Anh Lò Văn Hoan, Tổ trưởng Tổ hợp tác đan lát mây tre lá xã Phổng Lập, cho biết: Chúng tôi được sự hỗ trợ từ Ban Quản lý dự án quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh (Ban Quản lý dự án VFBC tỉnh), tạo điều kiện tham quan, học tập kinh nghiệm về trồng rừng sản xuất bền vững tại các tỉnh. Ban Quản lý dự án còn mời các nghệ nhân về xã tập huấn, phổ biến kiến thức, kỹ thuật đan lát, nâng cao tay nghề và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các thành viên tổ hợp tác.

Hiện nay, Tổ hợp tác đang hoàn thiện 100 bộ ép khảu (ba sản phẩm/bộ), 200 hộp đựng trà và 200 túi xách xuất theo đơn đặt hàng của Công ty TNHH Thiết kế và Phát triển sản phẩm Việt Nam, với giá từ 55 - 380 nghìn đồng/chiếc. Tổng giá trị đơn hàng gần 80 triệu đồng, góp phần tạo thu nhập cho thành viên trong thời gian nông nhàn, tận dụng được nhân lực tại chỗ, nhất là người cao tuổi.

Kỹ thuật đan lát thủ công của đồng bào dân tộc Thái bản Lùa không khác nhiều so với kiểu đan của các dân tộc khác, từ đan lóng mốt, lóng đôi, đan ô vuông, lồng ngang dọc, đan bắt chéo, nhưng về hoa văn thì có nhiều điểm khác biệt. Sản phẩm hoàn thành, bà con để trên gác bếp hong khói, đến khi ngả sang màu nâu cánh gián, nhằm chống mối mọt những chiếc ép khảu, mâm cơm, chiếc đó bắt cá, rổ, rá, sọt đựng nông sản trên nương...

Ông Quàng Văn Giót, thành viên Tổ hợp tác, chia sẻ: Thông thường, một bộ ép khảu gồm ba sản phẩm, tôi đan trong 3 ngày, không tính thời gian chặt, chẻ nan. Trong khi đan, tôi và các thành viên trong tổ tuân thủ kỹ thuật đan, kích thước, hoa văn theo đơn đặt hàng của công ty để sản phẩm có mẫu mã đẹp, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Tổ hợp tác đan lát mây tre lá xã Phổng Lập khai thác tiềm năng từ rừng và tạo thu nhập ổn định cho nhân dân. Tuy nhiên, hiện nay, các thành viên đang sản xuất cầm chừng, do thiếu nguồn nguyên liệu mây, song tự nhiên.

Ông Lò Anh Viễn, Chủ tịch UBND xã Phổng Lập, thông tin: Xã tiếp tục tuyên truyền, động viên bà con chủ động tìm nguồn mây, tre sẵn có tại địa phương; định hướng bà con phát triển vùng nguyên liệu, trước mắt là mở rộng diện tích trồng vầu để tạo vùng nguyên liệu chất lượng cao. Đồng thời, tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm cơ hội liên kết, nhân rộng mô hình tổ hợp tác đan lát ra các bản trong xã, tiến tới xây dựng hợp tác xã đan lát, góp phần nâng cao thu nhập cho các thành viên.

Bài, ảnh: Lò Thái
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Mưa, dông gây thiệt hại tại một số địa phương

    Mưa, dông gây thiệt hại tại một số địa phương

    Bạn cần biết -
    Do ảnh hưởng sau cơn bão số 3, từ tối ngày 24 và sáng ngày 25/7 trên địa bàn xã Tân Yên, Chiềng Sơn và phường Mộc Châu, đã có mưa, mưa vừa, cục bộ có mưa to và rải rác có dông đã gây ngập úng nhiều nơi, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, làm gãy đổ cây xanh, hư hại nhà cửa, các công trình giao thông, cơ sở hạ tầng.
  • 'Chiềng Mung chung sức, đồng lòng, khát vọng phát triển

    Chiềng Mung chung sức, đồng lòng, khát vọng phát triển

    Xã hội -
    Chiềng Mung được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 xã: Chiềng Mung, Mường Bằng và Mường Bon, huyện Mai Sơn cũ. Đảng bộ xã có 56 chi bộ trực thuộc, với 1.236 đảng viên. Trong khí thế phấn khởi hướng tới Đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030, cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Chiềng Mung tràn đầy niềm tin và kỳ vọng về nhiệm kỳ mới khởi sắc, tạo nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững.
  • 'Chăm lo các gia đình chính sách, người có công

    Chăm lo các gia đình chính sách, người có công

    Xã hội -
    Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, các cấp, các ngành, các địa phương và nhân dân trên địa bàn tỉnh luôn quan tâm thực hiện tốt việc chăm lo, giúp đỡ, tạo điều kiện các gia đình chính sách, người có công vươn lên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
  • 'Tô thắm truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

    Tô thắm truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

    Xã hội -
    Thực hiện chức năng tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, phục hồi sức khỏe; thực hiện chế độ, chính sách, tiêu chuẩn đãi ngộ của Nhà nước đối với người có công thuộc phạm vi quản lý, Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh luôn nỗ lực hoàn thành tốt vai trò, thể hiện tấm lòng tri ân với thế hệ cha anh đã dành trọn thanh xuân cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • 'Phong trào văn hóa, văn nghệ trong quân đội

    Phong trào văn hóa, văn nghệ trong quân đội

    Văn hóa - Xã hội -
    Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, phong trào “Tiếng hát át tiếng bom” cùng những ca khúc cách mạng đã trở thành nguồn sức mạnh tinh thần to lớn, hun đúc ý chí quân chiến đấu, góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang của dân tộc. Trong thời bình, khi yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu ngày càng cao, việc chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho bộ đội luôn được Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh xác định là một trong những nội dung quan trọng, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.
  • 'Sức sống từ những làn điệu dân ca

    Sức sống từ những làn điệu dân ca

    Văn hóa - Xã hội -
    Vùng đất Thuận Châu xưa được biết đến với tên gọi Mường Muổi, là nơi cư ngụ lâu đời của đồng bào dân tộc Thái đen, nổi tiếng với kho tàng văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những giá trị văn hóa ấy vẫn đang được bà con gìn giữ, phát huy và truyền lại cho nhiều thế hệ.
  • 'CÔNG MINH - CHÍNH TRỰC - KHÁCH QUAN - THẬN TRỌNG - KHIÊM TỐN

    CÔNG MINH - CHÍNH TRỰC - KHÁCH QUAN - THẬN TRỌNG - KHIÊM TỐN

    Xã hội -
    Với tinh thần đổi mới, đoàn kết và trách nhiệm, ngành Kiểm sát Sơn La khẳng định vai trò là một trong những lực lượng nòng cốt trong công cuộc bảo vệ pháp luật, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo các quyền dân chủ của nhân dân.