Muôn triệu dân Việt hướng về Quốc tổ

Ngày 10/3 âm lịch hàng năm là ngày Giỗ tổ Hùng Vương, Quốc giỗ của dân tộc Việt Nam, tưởng nhớ công lao dựng nước và giữ nước của các Vua Hùng. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

 

 

 

Với gương mặt khá nghiêm trang, ông trung niên xúc động:

 

- Không một dân tộc nào sánh được dân tộc Việt, bởi cư dân hình chữ S tự hào có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, trong đó có một ngày giỗ chung - thờ Quốc tổ Hùng Vương. “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ tổ mồng mười tháng ba”. Vào ngày này, người Việt ta từ Nam chí Bắc, từ miền ngược tới miền xuôi, từ trong nước ra nước ngoài, ai ai cũng hướng về đất Tổ Phong Châu, tưởng nhớ công lao dựng nước và giữ nước của các Vua Hùng từ hàng mấy ngàn năm trước. Và cũng chẳng ở đâu trên trái đất này lại có câu chuyện tình đẹp như Lạc Long Quân và Âu Cơ; chẳng ở đâu có món bánh vừa ngon, vừa giàu ý nghĩa về tình cảm, triết lý nhân sinh như bánh chưng, bánh dày; chẳng loài chim nào đẹp bằng chim lạc; chẳng nhạc cụ nào trầm hùng, oai nghiêm như trống đồng, đến kẻ địch chỉ “nghe tiếng trống đồng mà đã bạc cả tóc”...

 

Góp thêm vào câu chuyện, giọng bác da ngăm ngăm văn hoa hẳn lên:

 

- Giỗ Tổ Hùng Vương thêm hội tụ khí thiêng sông núi, sâu sắc thêm niềm tự hào dân tộc, củng cố thêm thế trận lòng dân, khẳng định những giá trị truyền thống của dân tộc. Trải qua bao thăng trầm trong lịch sử dựng nước và giữ nước với những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, đương đầu với thiên tai, dịch giã... lòng yêu nước, tinh thần anh dũng vô song của dân tộc càng được chứng minh, tạo nên truyền thống yêu nước thương nòi, đoàn kết, kiên cường, thông minh, sáng tạo, độc lập, tự chủ, khẳng định chủ quyền và bồi đắp bản sắc dân tộc. Lớp lớp con dân đất Việt hội tụ, dâng hương tưởng nhớ công đức các bậc tiền nhân, chung sức chung lòng giữ gìn đất nước, bồi đắp nền tảng văn hóa và truyền thống yêu nước, tự hào và tự tôn dân tộc, đoàn kết, xây dựng đất nước ngày càng văn minh, giàu mạnh, hiện đại.

 

Tỏ ra khá thông thạo, anh chàng nhỏ thó cung cấp thêm thông tin:

 

- Cứ mùng 10 tháng ba âm lịch hằng năm, đất thiêng Phong Châu lại đón hàng vạn con dân nước Việt tìm về, hướng triệu triệu “con Rồng, cháu Lạc” muôn phương dõi đến với niềm thành kính. Năm nay, đại dịch COVID-19 đang hoành hành khắp thế giới, không thể tổ chức Quốc lễ trong môi trường thực tế, Đảng và Nhà nước vẫn quan tâm tổ chức Ngày Quốc tổ Việt Nam toàn cầu theo phương thức online, thực thi sứ mệnh đại đoàn kết dân tộc, gắn kết tình đồng bào, truyền tải tình yêu thương của cộng đồng dân tộc Việt toàn cầu hướng về Tổ quốc, hướng về Quốc tổ. Theo đó, tuyên truyền, vận động mọi công dân đồng loạt thay đổi hình ảnh trên trang facebook cá nhân, hoặc fanpage bằng logo Ngày Quốc tổ Việt Nam đúng dịp 10/3 âm lịch (hoặc từ 31/3 đến 2/4 dương lịch) như một nén tâm nhang hướng về các Vua Hùng.

 

Nhìn quanh một lượt các thành viên, ông trung niên tiếp tục:

 

- Tránh bất trắc của đại dịch COVID-19, Quốc giỗ sẽ chỉ tổ chức phần lễ mà không tổ chức phần hội, nhưng vẫn bảo đảm an toàn, trang nghiêm, thành kính. Thông qua Quốc giỗ, khẳng định độc lập, tự chủ và văn hóa Việt Nam giàu bản sắc các dân tộc anh em, chứng minh nguồn cội, Nhà nước dân tộc Việt có từ buổi bình minh lịch sử, thông qua các hiện vật khảo cổ hậu kỳ đá mới, đồ đồng, sơ kỳ đồ sắt, các chứng tích văn học, huyền thoại lịch sử, nghệ thuật dân gian; tôn vinh các giá trị văn hóa dân tộc, giáo dục truyền thống yêu nước, đạo lý "uống nước nhớ nguồn", tưởng nhớ, tri ân công lao các Vua Hùng cùng bao bậc tiền nhân đã dày công dựng nước và giữ nước. Đồng thời, ghi dấu biểu tượng tinh thần dân tộc, cội nguồn sức mạnh, kết nối niềm tin, lòng tự hào dân tộc về quá khứ hào hùng và tương lai phát triển. Muôn triệu con dân đất Việt quyết làm theo lời Bác: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”

Quang Thành - Lò Luận
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đổi thay ở Nặm Giắt

    Đổi thay ở Nặm Giắt

    Kinh tế -
    Về bản Nặm Giắt, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, những ngày này, chúng tôi hết sức ấn tượng bởi màu xanh của những đồi chè, vườn cà phê chín đỏ đang vào vụ thu hoạch. Nặm Giắt hôm nay đã có nhiều đổi thay, người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, mà đã biết cách lựa chọn các phương thức sản xuất phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế.
  • 'Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Xã hội -
    Những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Châu đã triển khai hiệu quả chính sách tín dụng, giúp hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi. Đặc biệt, từ nguồn vốn vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho nhiều hộ dân ở nông thôn trên địa bàn.
  • 'Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số của ngành Kiểm sát Sơn La thời gian qua đã đạt kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và các hoạt động chuyên môn, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới.
  • 'Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Khoa Giáo -
    Trường THCS Ngọc Chiến, huyện Mường La, tập trung làm tốt công tác nấu ăn bán trú cho học sinh, góp phần duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục ở xã vùng III đặc biệt khó khăn.
  • 'Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Xã hội -
    Những năm qua, công tác khen thưởng của tỉnh không ngừng được đổi mới, bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch, coi trọng phát hiện, lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng, góp phần động viên cổ vũ kịp thời phong trào thi đua trên mọi lĩnh vực.