Ngọt thơm rượu hoẵng

Trong đời sống thường ngày, đồng bào dân tộc Thái có rượu cần, dân tộc Mông có rượu ngô, thóc, còn đối với đồng bào dân tộc Dao ở hai huyện Mộc Châu và Vân Hồ có rượu hoẵng (hay gọi là tíu bầu). Từ lâu, rượu hoẵng ở đây nổi tiếng thơm dịu và ngọt thanh của gạo nếp nương. Đây là loại rượu đặc trưng của dân tộc Dao không thể thiếu khi có khách đến thăm nhà và trong các dịp lễ, tết, công việc của gia đình.

Người Dao Tiền Mộc Châu dùng rượu hoẵng trong các dịp lễ, tết

Trước đây, người dân tộc Dao chủ yếu dùng củ sắn để làm rượu hoẵng. Nhiều năm trở lại đây, cuộc sống khấm khá hơn, bà con sử dụng gạo nếp nương loại ngon để làm rượu này. Cách nấu rượu hoẵng gồm: Gạo nếp ngâm qua đêm, đãi sạch, để ráo nước và đồ lên. Khi xôi chín, lót lá chuối trên nong cho xôi nguội, rồi rắc men lên xôi, lượng men tùy thuộc vào lượng gạo đồ xôi (men làm từ gạo nếp), trộn đều và cho vào ủ trong chum đậy kín nắp. Thời gian ủ rượu mùa hè thường là 3 ngày 3 đêm, mùa đông từ 5 đến 6 ngày. Ủ đến khi bã rượu nổi lên, vắt lấy nước cốt, bỏ phần bã và lọc sạch thêm một lần, sau đó cho vào nồi đun sôi. Rượu sau khi để nguội có thể sử dụng ngay hoặc bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng lâu dài.

Ông Lý Văn Nam, bản Suối Lìn, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, cho biết: Độ nóng, nguội của xôi để lên men là yếu tố quyết định đến chất lượng của rượu. Người có kinh nghiệm nhìn chất liệu men sẽ biết khi trộn cần tỷ lệ bao nhiêu là đủ để rượu thơm, ngọt, không bị chua hoặc quá cay, có vị đắng, khó uống lại chóng say. Nồng độ nặng, nhẹ của rượu phụ thuộc vào nhu cầu của người làm rượu.

Rượu hoẵng ngon, chuẩn có màu trắng sữa, có mùi thơm dịu của gạo nếp nương, có vị ngọt thanh dễ uống, nồng độ rượu thấp. Đồng bào dân tộc Dao nơi đây quan niệm, trong các dịp lễ, tết, công việc to của gia đình như: Lập tịnh, cưới xin, thờ cúng… phái nam uống rượu siêu (rượu nấu từ gạo tẻ hay còn gọi là rượu trắng), phái nữ uống rượu hoẵng để cùng chung vui với gia đình. Theo kinh nghiệm dân gian, uống rượu hoẵng giúp chị em đẹp da, có lợi đối với phụ nữ sau khi sinh nở, giúp lợi sữa…

Rượu hoẵng của người Dao Tiền có mùi thơm dịu của lúa nếp nương, vị ngọt thanh dễ uống

Rượu hoẵng không chỉ được đồng bào Dao sử dụng trong gia đình mà còn để biếu tặng người thân, bạn bè. Nhiều gia đình làm rượu hoẵng để cung cấp cho các nhà hàng, bán theo đơn đặt hàng của du khách ưa thích loại rượu này. Chị Triệu Thị Thêm, tiểu khu Tà Lọng, thị trấn Nông trường Mộc Châu, được nhiều người biết đến là người nấu rượu hoẵng thơm ngon, chuẩn vị. Chị Thêm cho biết: Tôi nấu rượu hoẵng từ năm 2016 đến nay. Thời điểm cuối năm 2021, đầu năm 2022, tôi bán được hơn 600 lít rượu hoẵng cho khách ở một số huyện trong tỉnh và Hà Nội. Giá bán giao động từ 27.000 đồng đến 35.000 đồng/lít, giúp gia đình có thêm nguồn thu nhập.

Chị Bùi Thị Oanh, huyện Thanh Trì, Hà Nội, cho biết: Lần đầu tiên tôi uống rượu hoẵng khi đến thăm gia đình người bạn tại huyện Mộc Châu. Tôi thấy rượu này thơm, ngọt, dễ uống. Năm nay, tôi đặt mua 20 lít rượu hoẵng của người Dao để sử dụng trong gia đình và làm quà biếu bạn bè.

Không biết rượu hoẵng có từ bao giờ, chỉ biết qua câu chuyện kể, đời nọ truyền đời kia, rượu hoẵng luôn hiện hữu trong đời sống của đồng bào dân tộc Dao. Từ sự tỷ mỉ trong chế biến đã tạo nên hương vị rượu hoẵng đặc trưng. Với đồng bào dân tộc Dao, mời nhau chén rượu ngọt các dịp lễ, tết thể hiện lòng mến khách và gắn kết tình làng, nghĩa xóm trong cộng đồng dân tộc.

Huyền Trăng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Về nguồn”

    Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Về nguồn”

    Thời sự - Chính trị -
    Kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950 - 21/4/2025), hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), ngày 20/4, Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Về nguồn” tại các khu di tích lịch sử, văn hóa thuộc cụm di tích An toàn khu Định Hóa, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 21/4/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 21/4/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của rìa Nam rãnh áp thấp có trục ở khoảng 25-28 độ Vĩ Bắc nối với vùng áp thấp phía Tây, từ ngày 21/4 bị nén và dịch dần xuống phía Nam bởi bộ phận áp cao lục địa phía Bắc. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có xu hướng hoạt động mạnh dần lên và lấn về phía Tây. Thời tiết: Mây thay đổi, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Trong mưa dông có khả năng xyả ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt.
  • 'Thực hiện đồng bộ các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả

    Thực hiện đồng bộ các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả

    Là trung tâm chính trị - kinh tế - xã hội của tỉnh, tập trung đông dân cư, nhiều cơ quan, doanh nghiệp, nên nhu cầu sử dụng điện trên địa bàn thành phố Sơn La ở mức cao, đặc biệt là mùa nắng nóng. Ngoài triển khai các biện pháp kỹ thuật giảm tổn thất điện năng, Điện lực thành phố Sơn La đẩy mạnh tuyên truyền, vận động khách hàng sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.
  • 'Hỗ trợ triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G

    Hỗ trợ triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 13/4/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 88/2025/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị quyết số 193/2025/QH15 ngày 19 tháng 2 năm 2025 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, gồm 4 chương, 32 điều. Trong đó, quy định rõ các điều kiện, căn cứ hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp viễn thông triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G.
  • 'Chương trình "Ký ức để lại" tái hiện lịch sử cách mạng hào hùng

    Chương trình "Ký ức để lại" tái hiện lịch sử cách mạng hào hùng

    Tối 19-4, tại Quảng trường Đài tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ tỉnh Tây Ninh, Đảng ủy Công an Trung ương (Bộ Công an) phối hợp với UBND tỉnh Tây Ninh thực hiện Chương trình nghệ thuật chính luận "Ký ức để lại", nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 / 30-4-2025) và 65 năm thành lập Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam (7-1960 / 7-2025).