Giữ gìn các trò chơi dân gian

Trong các lễ hội đầu xuân, ngày hội văn hóa - thể thao, hoạt động văn hóa cộng đồng không thể thiếu các trò chơi dân gian truyền thống, như ném còn, ném pao, tù lu, tó má lẹ, đi cà kheo, kéo co..., phục vụ vui chơi, giải trí, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, thu hút du khách đến tìm hiểu, trải nghiệm và góp phần bảo tồn, gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Thành viên CLB Văn hóa dân tộc Thái, tổ 3, phường Chiềng An (Thành phố) tham gia trò chơi tó má lẹ

Tỉnh ta có 12 dân tộc cùng sinh sống, với nhiều nét văn hóa bản sắc riêng, các trò chơi dân gian phong phú, đa dạng. Trong đó, đồng bào dân tộc Thái với trò chơi tung còn, tó má lẹ, đi cà kheo; đồng bào dân tộc Dao với trò chơi đu, chơi quay, múa bắt ba ba, nhảy lửa; đồng bào dân tộc Khơ Mú đánh cầu làm bằng lông gà; đồng bào dân tộc Mông đấu tu lu, ném pao; người Mường bắn nỏ, đánh đu, đánh cắt, cò le, đánh mảng, chăm chỉ, chằm chăn... Các trò chơi đều xuất phát từ cuộc sống lao động, sản xuất hàng ngày, không cầu kỳ, tốn kém, nên có thể chơi mọi lúc, mọi nơi, dụng cụ dễ kiếm, dễ làm, chủ yếu lấy trong tự nhiên.

Hầu hết các trò chơi dân gian đều được chơi theo hình thức tập thể. Có những trò cần vận dụng trí tuệ, quan sát nhanh, phán đoán đường đi, nước bước, như, đánh cờ Mường; đánh mảng, đố lá, đánh cúi cái (đánh lợn cái); có trò thiên về thể thao, rèn luyện sức khỏe, đó là đẩy gậy, bắn nỏ, vật Mường đè khà; đè chân, đè tay. Không ít trò chơi gắn với các nghi lễ truyền thống và mang tính tâm linh huyền bí, như đập Nàng Khót, đập Nàng Bạn (người chơi nhập cuộc chơi với thần linh và cũng là nhân vật chơi, có đối đáp, có các biểu tượng ngôn ngữ đặc trưng ước lệ, bên ra câu hỏi, bên trả lời bằng cách đập tay xuống sạp nhà). Một số trò chơi lại cần đến sức mạnh tập thể với sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý giữa những người chơi, góp phần tạo sự đoàn kết, gắn kết trong cộng đồng, như kéo co, nhảy bao bố, rồng lộn bắt con út (rồng rắn lên mây)...

Trong xu thế hội nhập và tác động của kinh tế thị trường, các nét văn hoá, thể thao truyền thống có nguy cơ mai một. Do đó, việc bảo tồn, lưu giữ và phát triển các trò chơi dân gian được tỉnh đặc biệt chú trọng. Một số địa phương đã đưa các trò chơi dân gian vào nội dung sinh hoạt của câu lạc bộ văn hóa. Đơn cử như CLB Văn hóa dân tộc Thái, tổ 3, phường Chiềng An (Thành phố) ra mắt vào tháng 10/2021, truyền dạy 7 điệu xòe Thái cổ, dạy nghề đan lát, thêu khăn piêu, tổ chức các trò chơi dân gian, như tung còn, đẩy gậy, kéo co, đi cà kheo, tó má lẹ... tạo sự gắn kết giữa các thành viên và lưu giữ các nét văn hóa truyền thống của dân tộc.

Việc phục dựng các lễ hội: Xên Bản (Thuận Châu), Pang A (Mường La), Hết Chá (Mộc Châu), Xên Mường (Vân Hồ)... góp phần lưu giữ các trò chơi dân gian truyền thống, bởi ngoài phần lễ thực hành những nghi thức đặc trưng, phần hội diễn ra các loại hình dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian của cộng đồng... Ngoài ra, phong trào tổ chức ngày hội văn hoá, thể thao trên địa bàn tỉnh cũng góp phần bảo tồn các trò chơi dân gian.

Tại các trường học, vào các ngày nghỉ, ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, tết Trung thu, trại hè và sinh hoạt ngoại khóa... đã tổ chức trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi, sở thích của học sinh, tạo sân chơi lành mạnh, giúp học sinh tăng cường sức khỏe, hiểu hơn về những nét đẹp, giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Năm 2022, tỉnh tiếp tục nghiên cứu chính sách hỗ trợ công tác bảo tồn, phát huy các trò chơi dân gian; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ văn hóa, nhất là cán bộ người dân tộc thiểu số, nhằm giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc, thu hút khách du lịch đến tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm.

Lò Thái
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Về nguồn”

    Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Về nguồn”

    Thời sự - Chính trị -
    Kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950 - 21/4/2025), hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), ngày 20/4, Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Về nguồn” tại các khu di tích lịch sử, văn hóa thuộc cụm di tích An toàn khu Định Hóa, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 21/4/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 21/4/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của rìa Nam rãnh áp thấp có trục ở khoảng 25-28 độ Vĩ Bắc nối với vùng áp thấp phía Tây, từ ngày 21/4 bị nén và dịch dần xuống phía Nam bởi bộ phận áp cao lục địa phía Bắc. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có xu hướng hoạt động mạnh dần lên và lấn về phía Tây. Thời tiết: Mây thay đổi, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Trong mưa dông có khả năng xyả ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt.
  • 'Thực hiện đồng bộ các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả

    Thực hiện đồng bộ các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả

    Là trung tâm chính trị - kinh tế - xã hội của tỉnh, tập trung đông dân cư, nhiều cơ quan, doanh nghiệp, nên nhu cầu sử dụng điện trên địa bàn thành phố Sơn La ở mức cao, đặc biệt là mùa nắng nóng. Ngoài triển khai các biện pháp kỹ thuật giảm tổn thất điện năng, Điện lực thành phố Sơn La đẩy mạnh tuyên truyền, vận động khách hàng sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.
  • 'Hỗ trợ triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G

    Hỗ trợ triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 13/4/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 88/2025/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị quyết số 193/2025/QH15 ngày 19 tháng 2 năm 2025 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, gồm 4 chương, 32 điều. Trong đó, quy định rõ các điều kiện, căn cứ hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp viễn thông triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G.
  • 'Chương trình "Ký ức để lại" tái hiện lịch sử cách mạng hào hùng

    Chương trình "Ký ức để lại" tái hiện lịch sử cách mạng hào hùng

    Tối 19-4, tại Quảng trường Đài tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ tỉnh Tây Ninh, Đảng ủy Công an Trung ương (Bộ Công an) phối hợp với UBND tỉnh Tây Ninh thực hiện Chương trình nghệ thuật chính luận "Ký ức để lại", nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 / 30-4-2025) và 65 năm thành lập Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam (7-1960 / 7-2025).