Bức tranh văn hóa đa sắc màu lễ hội các dân tộc đầu xuân

Sang xuân, khi những tia nắng vàng ấm áp rọi xuống, đất trời bừng tỉnh, hoa ban bung nở sắc trắng và măng rừng bắt đầu nhú khỏi mặt đất, cũng là lúc đồng bào các dân tộc Sơn La tổ chức các lễ hội đầu xuân. Mỗi dân tộc lại có những lễ hội riêng, tạo nên bức tranh văn hóa đa sắc màu, mang đến những không gian văn hóa đậm chất truyền thống và giàu bản sắc.

 

Lễ “Hết chá” được phục dựng tại Bảo tàng tỉnh.

 

Sơn La có 12 dân tộc anh em cùng sinh sống. Mỗi dân tộc nơi đây có nét văn hóa riêng được gìn giữ qua bao thế hệ. Trong đó, lễ hội là nơi phản ánh rõ nhất về tập tục, tín ngưỡng và văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc. Hiện toàn tỉnh có hơn 10 lễ hội lớn của các dân tộc, đến nay, vẫn được duy trì tổ chức mỗi dịp đầu xuân từ những ngày đầu tháng giêng cho đến hết tháng 3 âm lịch. Dù khác nhau về tiếng nói và tín ngưỡng, nhưng đồng bào các dân tộc miền núi đều có chung một quan niệm, đó là sự biết ơn đối với “mẹ thiên nhiên”, nơi mà cuộc sống của bà con gắn liền bao đời cùng núi rừng, nương rẫy, đồng ruộng. Vậy nên, lễ hội của các dân tộc khi được tổ chức đều hướng đến một mục đích lớn nhất là sự cảm tạ với đất trời, thiên nhiên cầu mong cho một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống bản làng thuận hòa, tốt đẹp.

Mở đầu mùa lễ hội phải kể đến lễ hội “Nào sồng” của đồng bào dân tộc Mông. Với ý nghĩa là “cầu mùa”, lễ hội này được tổ chức cùng với truyền thống của đồng bào Mông, nay còn phổ biến ở huyện Phù Yên, Yên Châu. Lễ hội mang tính cộng đồng khi được cả bản đóng góp để tổ chức vừa để cầu mùa, cầu năm mới ngô, lúa tốt tươi, vừa động viên, khích lệ bà con bắt đầu vụ mùa mới.

Vào thời điểm Tết Nguyên đán, đồng bào dân tộc Dao Tiền ở Mộc Châu, Phù Yên lại có lễ “Tết nhảy”. Lễ hội được tổ chức 3 năm một lần tại nhà của một trưởng họ, diễn ra từ ngày 29 đến hết ngày mùng 2 tết. Dân tộc Dao có nhiều nghi lễ đặc sắc, nhưng có lẽ “Tết nhảy” mới thực sự là nơi hội tụ đầy đủ và phản ánh sâu sắc nhất cả về tín ngưỡng và văn hóa truyền thống của dân tộc. Trong 4 ngày tổ chức, các nghi thức lần lượt được tái hiện, kể về lịch sử từ thuở khai thiên lập địa, sự tích Bàn Vương, cho đến những câu chuyện sản xuất, lời răn dạy con cháu, cảm tạ đất trời và cầu mùa cho năm mới. Kết thúc “Tết nhảy” là nghi thức “chặt cây” kết hợp với màn nhảy múa đặc sắc trước sự chứng kiến của đông đảo bà con dân bản, sau đó, ai nấy đều “nhặt lộc” mang về cất giữ để cầu mong nhiều may mắn trong năm tới.

Khi hoa ban đã nở trắng các sườn đồi, đồng bào dân tộc Thái, Kháng, La Ha cũng bắt đầu những lễ hội của dân tộc mình. Đồng bào Thái ở xã Đông Sang, huyện Mộc Châu có lễ hội “Hết chá”, đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2016. Lễ hội “Hết chá” được phục dựng thường niên vào tháng 2 âm lịch hàng năm, trở thành dịp sinh hoạt văn hóa đặc sắc, điểm nhấn thu hút khách du lịch nhân dịp đầu xuân. Đồng bào Thái sinh sống ở mỗi vùng miền lại có những lễ hội khác nhau, như lễ hội Hoa ban ở Vân Hồ, cầu mưa ở Mường Sang, “Xên lẩu nó” ở Mai Sơn... Dù quy mô và cách thức tổ chức ở mỗi nơi không giống nhau, nhưng lễ vật không thể thiếu của các lễ hội này là hoa ban và măng rừng.

Có tập quán canh tác và lối sống sinh hoạt gần tương tự với đồng bào dân tộc Thái, dân tộc Kháng và La Ha cũng có những lễ hội gắn liền với hoa ban là lễ hội dâng hoa măng và “Xen pang ả” tổ chức vào thời điểm cuối tháng 3 âm lịch. Ngoài ý nghĩa chính là các “con nuôi” đóng góp lễ vật tổ chức tại nhà thầy cúng để tạ ơn, lễ hội còn là dịp để bà con được tụ họp, vui chơi, diễn xướng, đặc biệt là hòa mình trong vòng xòe hay điệu tăng bu truyền thống của dân tộc có tiết tấu sôi động.

Đối với đồng bào các dân tộc sinh sống tại Sơn La còn có nhiều lễ hội khác nhau. Mỗi lễ hội đều mang đậm bản sắc dân tộc, thể hiện sự khát khao, ước vọng về một cuộc sống mới và đặc biệt là gắn kết cộng đồng, khích lệ tinh thần hăng say lao động nhân dịp đầu năm. Có những lễ hội bắt nguồn từ tín ngưỡng truyền thống đã được phục dựng với quy mô lớn, tổ chức nhiều hoạt động, tạo nên sân chơi chung thú vị và bổ ích, như Lễ hội Hoa ban ở Thành phố hay Lễ hội đua thuyền ở Quỳnh Nhai. Những lễ hội đã và đang được phục dựng là điểm nhấn đặc sắc trong kho tàng văn hóa các dân tộc cần được bảo tồn và phát huy, đặc biệt là biết cách khai thác để phục vụ du lịch hiện nay.

Thanh Đào
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Về nguồn”

    Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Về nguồn”

    Thời sự - Chính trị -
    Kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950 - 21/4/2025), hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), ngày 20/4, Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Về nguồn” tại các khu di tích lịch sử, văn hóa thuộc cụm di tích An toàn khu Định Hóa, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 21/4/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 21/4/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của rìa Nam rãnh áp thấp có trục ở khoảng 25-28 độ Vĩ Bắc nối với vùng áp thấp phía Tây, từ ngày 21/4 bị nén và dịch dần xuống phía Nam bởi bộ phận áp cao lục địa phía Bắc. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có xu hướng hoạt động mạnh dần lên và lấn về phía Tây. Thời tiết: Mây thay đổi, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Trong mưa dông có khả năng xyả ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt.
  • 'Thực hiện đồng bộ các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả

    Thực hiện đồng bộ các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả

    Là trung tâm chính trị - kinh tế - xã hội của tỉnh, tập trung đông dân cư, nhiều cơ quan, doanh nghiệp, nên nhu cầu sử dụng điện trên địa bàn thành phố Sơn La ở mức cao, đặc biệt là mùa nắng nóng. Ngoài triển khai các biện pháp kỹ thuật giảm tổn thất điện năng, Điện lực thành phố Sơn La đẩy mạnh tuyên truyền, vận động khách hàng sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.
  • 'Hỗ trợ triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G

    Hỗ trợ triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 13/4/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 88/2025/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị quyết số 193/2025/QH15 ngày 19 tháng 2 năm 2025 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, gồm 4 chương, 32 điều. Trong đó, quy định rõ các điều kiện, căn cứ hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp viễn thông triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G.
  • 'Chương trình "Ký ức để lại" tái hiện lịch sử cách mạng hào hùng

    Chương trình "Ký ức để lại" tái hiện lịch sử cách mạng hào hùng

    Tối 19-4, tại Quảng trường Đài tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ tỉnh Tây Ninh, Đảng ủy Công an Trung ương (Bộ Công an) phối hợp với UBND tỉnh Tây Ninh thực hiện Chương trình nghệ thuật chính luận "Ký ức để lại", nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 / 30-4-2025) và 65 năm thành lập Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam (7-1960 / 7-2025).