Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực

Những năm qua, Trường Tiểu học Vân Hồ luôn duy trì và đẩy mạnh phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và trở thành nơi gửi gắm niềm tin của các bậc phụ huynh, là điểm tựa để các em học sinh vững bước trên con đường tri thức.

            

Một giờ học của cô và trò Trường Tiểu học Vân Hồ.

             

Trường Tiểu học Vân Hồ được thành lập năm 2000, trên cơ sở tách từ Trường Phổ thông cơ sở Vân Hồ, cuối năm 2018, sáp nhập 2 trường trên địa bàn xã Vân Hồ là Trường Tiểu học Sao Đỏ và Trường Tiểu học Vân Hồ. Năm học 2019-2020, trường có 58 lớp tại 1 điểm trường chính và 12 điểm trường lẻ, với 1.120 học sinh chủ yếu là dân tộc Thái, Dao, Mông, Mường. Trường có 82 cán bộ, giáo viên, với 100% đạt chuẩn và trên chuẩn. Thầy giáo Vũ Đức Cường, Hiệu trưởng cho biết: Ngay từ đầu các năm học, Ban giám hiệu đã chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch giảng dạy đúng nội dung, quy chế chuyên môn do ngành giáo dục quy định. Thực hiện tích hợp đầy đủ các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, kỹ năng sống, tích hợp dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số vào tất cả các môn học và hoạt động giáo dục… Xác định nội dung quan trọng trong phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là nâng cao chất lượng giáo dục, nhà trường đã tập trung đổi mới phương pháp giảng dạy, luôn coi trọng việc xây dựng đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn. Ban Giám hiệu thường xuyên kiểm tra chuyên đề đối với cán bộ, giáo viên thông qua dự giờ, kiểm tra hồ sơ giáo viên để đánh giá xếp loại. Hằng năm, trường đều có giáo viên tham dự các cuộc thi giáo viên dạy giỏi các cấp. Đặc biệt, sau khi có thông báo học sinh được đi học trở lại sau thời gian dài nghỉ phòng, chống dịch COVID-19 đã có trên 95% học sinh đi học trở lại.

             

Tại điểm trường trung tâm, chúng tôi nhận thấy các lớp học được bố trí có tính giáo dục cao, nội quy lớp học, góc học tập, góc cộng đồng, góc trưng bày sản phẩm... được sắp xếp khoa học, cùng các khẩu hiệu “Thi đua dạy tốt, học tốt”, “Thầy, cô tích cực - trò chăm ngoan - trường khang trang - lớp sạch đẹp” được bố trí ở phía trên bục giảng và cuối lớp học. Trò chuyện với em Giàng A Phai, học sinh lớp 5A được biết. ngoài giờ học buổi sáng, một số buổi chiều trong tuần học sinh được giáo viên hướng dẫn ôn tập, bổ sung kiến thức sau thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh COVID-19.

             

Ở điểm trường lẻ bản Thung Cuông có từ lớp 1 đến lớp 5, với 7 giáo viên và 74 học sinh. Cô giáo Lê Thị Hiền, chủ nhiệm lớp 1 cho biết: Lớp có 6/15 học sinh là con hộ nghèo, trước đây, giáo viên phải đến từng nhà vận động phụ huynh cho con em đi học. Nhưng bây giờ, các em đã đi học đầy đủ, chăm chỉ. Trong quá trình giảng dạy, tôi quan tâm nhiều hơn những học sinh yếu, có hoàn cảnh khó khăn; tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan, như tranh, ảnh và có quà tặng cho các em có ý thức học tập tốt để tạo sự hứng thú học tập cho học sinh.

             

Bên cạnh công tác chuyên môn, Trường Tiểu học Vân Hồ còn chú trọng rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, hình thành tác phong ứng xử lễ phép; tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hội thi phù hợp với lứa tuổi học sinh, giúp các em yêu trường, mến lớp hơn. 4 năm học gần đây không còn tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng, chất lượng giáo dục cũng được nâng lên. Nhờ vậy, đã khuyến khích học sinh chuyên cần đến lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Riêng học kỳ I năm học 2019-2020, trường có 98,1% học sinh hoàn thành trở lên nội dung các môn học và các hoạt động giáo dục; 98,3% học sinh đạt về mặt năng lực; 98,9% học sinh đạt về phẩm chất.

             

Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã tạo sự chuyển biến tích cực trong phong trào dạy tốt, học tốt ở Trường Tiểu học Vân Hồ. Thời gian tới, nhà trường tiếp tục duy trì sĩ số đạt 100%; đẩy mạnh thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua do các ngành, các cấp phát động; tăng cường các hoạt động xã hội hóa để xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất, phấn đấu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 vào năm 2021.

Mạnh Hùng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho những người làm báo

    Bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho những người làm báo

    Xã hội -
    Ngày 24/10, tại VOV Tây Bắc, tỉnh Sơn La, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Truyền thông, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho trên 30 phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của Cơ quan thường trú Đài tiếng nói Việt Nam khu vực Tây Bắc và các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh.
  • 'Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV

    Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 23/10, đồng chí Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021 – 2026, đánh giá kết quả phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tháng 10, triển khai nhiệm vụ tháng 11.
  • 'Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

    Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

    Khoa Giáo -
    Thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, xây dựng môi trường học tập để trẻ vui chơi, phát triển trí tuệ và năng khiếu.
  • 'Sốp Cộp mở rộng diện tích trồng sắn cao sản

    Sốp Cộp mở rộng diện tích trồng sắn cao sản

    Kinh tế -
    Là địa phương có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây sắn cao sản, những năm qua, huyện Sốp Cộp đã khuyến khích, hỗ trợ nhân dân mở rộng diện tích trồng sắn làm nguyên liệu chế biến, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân.
  • 'Chiềng Cang phấn đấu giảm nghèo bền vững

    Chiềng Cang phấn đấu giảm nghèo bền vững

    Xã hội -
    Những năm qua, xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, đã tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã.