Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Đào trồng dán tem nhộn nhịp về xuôi

Đào trồng dán tem nhộn nhịp về xuôi

 

Đã giáp Tết Nguyên đán Tân Sửu, nhưng hàng trăm điểm bán hoa đào dọc theo quốc lộ 6 từ địa phận huyện Mộc Châu đến huyện Vân Hồ vẫn hết sức nhộn nhịp. Từng đoàn xe ngược xuôi, mang theo những cành đào dán tem "thương hiệu", mang theo cả niềm vui của những người dân nhiều năm nay đã gắn bó với việc trồng đào bán dịp Tết. Cành đào của Mộc Châu, Vân Hồ được bày bán trên nhiều tuyến phố của Hà Nội và được nhiều khách hàng ưa chuộng.

 

 

Người dân huyện Vân Hồ dán tem trước khi mang bán.

 

Bản Co Tràm, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ là một trong những điểm bán cành đào nhiều nhất trên địa bàn, thu hút nhiều khách mua đào. Những cành đào trồng ở đây khá đẹp, nụ nhiều, bắt đầu nở hoa, giá cả cũng phải chăng, đa số các cành có giá khoảng 500 nghìn đến 700 nghìn/cành. 

 

Ông Mùa A Sứ, vừa bán hàng vừa nhanh nhảu giới thiệu: Đào của chúng tôi đã có thương hiệu từ lâu, nhưng để khẳng định và truy xuất nguồn gốc xuất xứ thì năm nay huyện Vân Hồ mới làm được. Trưởng bản đem tem đến tận nhà, kê khai số đào trồng rồi phát tem cho chúng tôi. Tem có 2 loại, kích thước 4 x 15cm và 4 x 20 cm, giá từ 1.500 đồng – 2.000 đồng/cái. Việc dán tem vừa để thuận lợi trong việc vận chuyển, vừa để quảng bá, xác nhận nguồn gốc xuất xứ của cây đào trồng trên địa bàn huyện Vân Hồ. Tem hết chỉ cần gọi điện cho Trưởng bản là có người đem tem đến tận nơi, nhanh và thuận tiện lắm, không phải mất thêm bất cứ chi phí nào. Có tem dán vào cành đào thì thương hiệu “Đào Vân Hồ” sẽ có mặt ở khắp nơi, nhiều người biết đến. Đặc biệt, khi dán tem vào thì giá trị cành đào tăng lên. Mọi năm nếu không có tem, giá chỉ 500 nghìn đồng/cành, nhưng năm nay khi dán tem vào tăng lên 700 nghìn đồng/cành. Đa số người mua thích dán tem “Đào Vân Hồ”, vì đã mua được cành đào chính hiệu.

 

 

Cán bộ xã Lóng Luông (Vân Hồ) hướng dẫn người dân trên địa bàn dán tem vào cành đào.

 

Tưởng chúng tôi là khách mua đào với số lượng lớn, ông Mùa A Sứ gọi thêm anh Mùa A Là, Bí thư chi bộ, Trưởng bản Co Tràm, xã Lóng Luông cùng sang để giới thiệu thêm về đào Vân Hồ. Được biết, với khách hàng mua nhiều thì người bán hàng sẽ gọi điện cho cán bộ xã làm giấy xác nhận là đào trồng, sau đó sẽ dán tem cho cành đào để việc vận chuyển được thuận tiện, chi phí từ 1.500 đồng - 2.000 đồng/tem.

 

Cán bộ xã Lóng Luông (Vân Hồ) cấp phát tem cho các trưởng bản.

 

Anh Mùa A Là cho biết: Gần 20 ngày nay, tôi cứ tất bật với bà con để đi lấy giấy xác nhận của xã về đào trồng, rồi phát tem tận nơi cho bà con, để các thương lái chở về các tỉnh dưới xuôi. Vất vả một chút nhưng phấn khởi lắm, khách mua nhiều, người dân chúng tôi cũng thu nhập khá từ đào trồng mỗi dịp Tết, nhà nhiều nhất như ông Mùa A Sứ, mỗi năm thu nhập khoảng 200 triệu đồng từ bán cành đào, các hộ trong bản cũng thu nhập từ vài chục đến cả trăm triệu đồng. 

 

Không có chuyện “cò mồi tem” 

 

Vẫn câu chuyện về tem “Đào Vân Hồ”, đầu tháng 2 có một số thông tin phản ánh về việc người dân ở xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, khi bán đào phải mua tem với giá 10.000 đồng/cái và khi nào có khách chốt mua cây, họ mới quay về Ủy ban xã lấy tem. 

 

Người dân bán đào trồng tại bản Co Tràm, xã lóng Luông (Vân Hồ).

 

Mang băn khoăn này hỏi Bí thư chi bộ, Trưởng bản Co Tràm Mùa A Là, anh khẳng định: Vừa rồi  chúng tôi kiểm tra lại thông tin rồi. Người được viết trên báo là Sùng A Tủa, trú tại xã Pà Cò, huyện Mai Châu (Hòa Bình), chứ không phải Xồng A Túa. Anh này không phải người dân tộc Mông của xã Lóng Luông (huyện Vân Hồ) chúng tôi. Anh này thường đi lấy cành đào ở nơi khác về bán tại khu vực giáp gianh với bản chúng tôi. Do không phải đào trồng của bản nên không thể có tem để dán vào cành đào được và cũng không thể về xã Lóng Luông lấy tem được. Ở đây, không hề có “cò mồi tem” hay người dân phải mua tem với giá 10.000 đồng/cái đâu. 

 

Chúng tôi đã làm việc với lãnh đạo xã Lóng Luông, ông Tếnh A Chìa, Chủ tịch UBND xã khẳng định: Xã đã phát hết số tem cho các trưởng bản, không có chuyện người dân bán được cành đào rồi mới quay về xã lấy tem với giá 10.000 đồng/cái. Nếu có việc mua tem với giá 10.000 đồng/cái thì chỉ có thể là người dân bán cho nhau, đây là việc cá nhân nên xã không thể quản lý được. 

 

 

Người dân bản Co Tràm, xã lóng Luông (Vân Hồ) dan tem vào  cành đào để vận chuyển về xuôi.

 

Cũng vấn đề này, chúng tôi đã trao đổi với ông Nguyễn Hợp Cường, Chủ tịch UBND huyện Vân Hồ, được biết: Trước thông tin báo chí nêu, huyện Vân Hồ đã chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra tại các xã, bản và không phát hiện việc mua bán tem. Trước đó, huyện đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Văn hóa - Thông tin cấp phát kịp thời hết số tem được in tới các xã theo nhu cầu đăng ký, để người dân sẽ bán kịp thời số đào trồng ra thị trường trong dịp Tết. Cụ thể: Huyện đã phát hành 2 loại tem, số lượng khoảng 35 nghìn cái, với giá từ 1.500 đồng – 2.000 đồng/cái. Số tem này đã được Phòng Văn hóa - Thông tin huyện cung cấp cho các xã theo nhu cầu đăng ký, gồm: Lóng Luông 15.000 cái; Vân Hồ 14.000 cái; Chiềng Khoa 5.000 cái; Liên Hòa 500 cái.

 

 

Các thương lái thu gom cành đào ở bản Co Tràm, xã lóng Luông (Vân Hồ) vận chuyển về xuôi.

"Việc dán tem vào đào trồng để phân biệt và truy rõ nguồn gốc xuất xứ của đào trồng, hơn nữa để quảng bá hình ảnh cây đào của huyện Vân Hồ, đồng thời đem lại thu nhập cho người dân từ việc trồng đào, chứ không mang tính chất vụ lợi từ việc dán tem", ông Cường trao đổi thêm.

Các xe thu mua cành đào ở bản Co Tràm, xã Lóng Luông (Vân Hồ) tấp nập vận chuyển đào về xuôi. 

Việc tiên phong cấp tem chứng nhận cho đào do người dân trồng trên đất nông nghiệp để đưa ra chợ bán trong dịp Tết đã giúp tạo nên thương hiệu cho đào Vân Hồ, Mộc Châu và nâng cao thu nhập từ bán cành đào cho người nông dân. Đây cũng là việc làm đáng khuyến khích để cành, cây đào bán chơi Tết sẽ là một sản phẩm nông nghiệp mới mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân trong dịp Tết cổ truyền hàng năm.

Minh Tuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Họp Ban tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm Ngày thành lập tỉnh Sơn La

    Họp Ban tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm Ngày thành lập tỉnh Sơn La

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 7/7, các đồng chí: Nguyễn Đình Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm Ngày thành lập tỉnh Sơn La; đồng chí Tráng Thị Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực đã chủ trì cuộc họp triển khai nhiệm vụ chuẩn bị Lễ kỷ niệm.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 8/7/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 8/7/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục ở khoảng 21-24 độ Vĩ Bắc, kết hợp với hội tụ gió lên đến 3.000m hoạt động yếu. Thời tiết: Có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Ngày nắng, có nơi nắng nóng.
  • 'Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

    Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 7/7, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh, đã chủ trì Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến điểm cầu 75 xã, phường trên địa bàn tỉnh.
  • 'Hoạt động tín dụng chính sách ổn định, thông suốt sau sáp nhập

    Hoạt động tín dụng chính sách ổn định, thông suốt sau sáp nhập

    Kinh tế -
    Ngay sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, tỉnh Sơn La còn 75 đơn vị cấp xã đi vào hoạt động, hệ thống ngân hàng chính sách xã hội đã kịp thời triển khai đồng bộ các giải pháp, bảo đảm dòng vốn tín dụng chính sách tiếp tục vận hành thông suốt, ổn định, kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nghèo, các đối tượng chính sách trên địa bàn.
  • 'Quyết định số 1568/QĐ-UBND

    Quyết định số 1568/QĐ-UBND

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 27/6/2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành Quyết định số 1568/QĐ-UBND về việc công bố danh mục thủ tục hành chính và phê duyệt quy trình giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực Lâm nghiệp và Kiểm lâm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Môi trường.
  • '“Lá chắn” bảo vệ thương hiệu sản phẩm

    “Lá chắn” bảo vệ thương hiệu sản phẩm

    Kinh tế -
    Trong xu thế hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc xây dựng và đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm công nghiệp nông thôn, không chỉ nâng cao giá trị hàng hóa mà còn là “lá chắn” bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp trước nguy cơ xâm phạm sở hữu trí tuệ. Tại tỉnh Sơn La, các đề án hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu đang phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định vị thế hàng Việt trên thị trường trong và ngoài nước.
  • 'Vai trò người có uy tín nơi biên giới

    Vai trò người có uy tín nơi biên giới

    Gương sáng bản làng -
    Bằng uy tín và trách nhiệm, ông Tráng Vạ Đế, người có uy tín của bản Phiêng Cài, xã Lóng Sập luôn cùng cấp ủy, chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, chung tay xây dựng nông thôn mới.